Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 43: Ankin (Tiếp)

Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 43: Ankin (Tiếp)

I. MỤC TIÊU.

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

Học sinh biết: Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.

Học sinh hiểu:Tính chất hóa học của ankin.

 Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ankin và anken.

2. Kĩ năng:

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của ankin.

- Giải bài tập hóa học có liên quan.

II. CHUẨN BỊ.

1.Đồ dùng dạy học:

 * Giáo viên:

- Dụng cụ: Bộ dụng cụ điều chế khí axetilen, ống nghiệm, kẹp gỗ, bật lửa, que đóm.

 

doc 11 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 43: Ankin (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Học theo góc
BÀI 43: Ankin (Tiếp)
Tính chất hoá học của ankin
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan 
Kiến thức cần hình thành 
- Cấu trúc phân tử của ankin
- Tính chất hoá học của anken (có liên kết π trong phân tử).
- Tính chất hoá học của ankin
- Điều chế và ứng dụng.
I. MỤC TIÊU.
Mục tiêu bài học.
Kiến thức:
Học sinh biết: Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.
Học sinh hiểu:Tính chất hóa học của ankin.
 Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ankin và anken.
Kĩ năng:
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của ankin.
Giải bài tập hóa học có liên quan.
II. CHUẨN BỊ.
1.Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: 
Dụng cụ: Bộ dụng cụ điều chế khí axetilen, ống nghiệm, kẹp gỗ, bật lửa, que đóm.
Hoá chất : CaC2 rắn, nước cất, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.
Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, A3, A4.	
 * Học sinh:
SGK Hoá học 11 nâng cao.
Vở ghi + bút + thước.
2. Phương pháp dạy học:
Học theo góc.
Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hoá học.
Hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
Thiết bị dạy học
31 p
10 ph
II. Tính chất hoá học.
1. Phản ứng cộng.
a, Cộng hiđro
- Muốn dừng lại ở giai đoạn tạo ra anken thì phải dùng xt là hỗn hợp Pd/PbCO3.
b, Cộng brom
- Muốn dừng ở giai đoạn thứ nhất thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp
c, Cộng hiđro clorua
d, Cộng nước (hiđrat hóa)
- Các đồng đẳng của axetilen tham gia phản ứng cộng H2O sinh ra xeton.
Chú ý: Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo quy tắc Mac–côp–nhi–côp như anken.
e, Phản ứng đime hóa và trime hóa
2HC ≡ CHH2C = CH − C ≡ CH (Vinylaxetilen)
3HC ≡ CHC6H6
 (benzen)
2. Phản ứng oxi hoá. Ankin cháy trong không khí tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:
CnH2n-2 +O2nCO2+(n-1)H2O;
 ∆H<0 
Ankin làm mất màu dung dịch thuốc tím, bị oxi hóa ở lk ba tạo hỗn hợp sản phẩm phức tạp, KMnO4 bị khử thành MnO2 (kết tủa màu nâu đen).
3. Phản ứng thế bằng ion kim loại.
Do sự phân cực của Csp – H các ankin-1 có H linh động hơn ở anken và ankan cho nên có thể tham gia phản ứng thế nguyên tử H bằng ion kim loại
PTHH:
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
HC ≡ CH + 2[Ag(NH3)2]OH → Ag−C≡C−Ag ↓ + 2H2O +4NH3
(kết tủa màu vàng nhạt)
=> Phản ứng dùng để nhận biết axetilen và các ankin-1
RC ≡ CH + [Ag(NH3)2]OH →R−C≡C−Ag ↓ + H2O +2NH3.
III. Điều chế và ứng dụng.
a, Điều chế:
CaCO3CaO + CO2
CaO+3CCaC2+CO
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
PP chính điều chế axetilen trong công nghiệp hiện nay là:
2CH4HC ≡ CH + 3H2
PP điều chế lượng nhỏ axetilen trong PTN là:
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
b, Ứng dụng:
Dùng trong đèn xì axetilen – oxi để hàn – cắt kim loại, dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các hóa chất cơ bản khác như vinyl clorua, vinyl axetat,
Giới thiệu bài
Phiếu học tập
Góc trải nghiệm:
- Dụng cụ: Bộ dụng cụ điều chế khí axetilen, ống nghiệm, kẹp gỗ, bật lửa, que đóm.
- Hoá chất : CaC2 rắn, nước cất, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A4, A0.	
Góc phân tích: 
- SGK Hóa học 11 nâng cao.
- Phiếu học tập số 2.
- Bút dạ, giấy A4, A0.
Góc áp dụng:
- Bảng hỗ trợ kiến thức. 
- Phiếu học tập số 3 trên giấy A4, A0.
Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu: - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí và cấu trúc phân tử của ankin. Vậy ankin có những tính chất hoá học nào, có những ứng dụng gì trong đời sống và điều chế ankin như thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Nêu mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ theo góc, thời gian mỗi góc là 10 phút như phụ lục.
- Nêu tóm tắt mục tiêu , nhiệm vụ của các góc (chiếu trên màn hình và dán ở các góc); yêu cầu HS lựa chọn góc phù hợp theo phong cách học, sở thích và năng lực của mình.
- Hướng dẫn HS về các góc xuất phát theo phong cách học. 
- Quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm HS và hỗ trợ nếu HS yêu cầu về: Hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn áp dụng giải bài tập...
- Nhắc nhở HS luân chuyển góc theo nhóm.
Hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả.
-Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả tại góc tương ứng, riêng kết quả ở góc cuối cùng dán kết quả lên bảng. 
- Yêu cầu đại diện nhóm HS báo cáo kết quả trên bảng từ góc phân tích đến góc trải nghiệm và cuối cùng là góc áp dụng.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện theo dõi kết quả của nhóm mình ở mỗi góc tương ứng. Nhận xét bổ sung ý kiến sau khi nghe báo cáo. Yêu cầu bổ sung nếu thấy đúng.
- Nêu câu hỏi( nếu có).
- Chốt lại kiến thức và hướng dẫn HS cách học bài. 
- Lắng nghe để biết cách học tập.
- Quan sát, suy nghĩ và lựa chọn góc phù hợp với phong cách học của mình.
-Tại các góc HS phân công nhiệm vụ nhóm trưởng thư kí trong nhóm. 
- Làm việc theo cặp, nhóm để tìm hiểu các nhiệm vụ của các góc. 
- Rút ra được các nhận xét và kết luận, ghi kết quả vào phiếu học tập A4, A0 tương ứng. 
- HS luân chuyển qua các góc. Kết quả ở góc cuối cùng ghi vào bản giấy A0.
- Dán kết quả của nhóm tại góc tương ứng và kết quả ở góc cuối cùng lên bảng.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng báo cáo kết quả. Hai nhóm còn lại cử 1 đại diện tới góc tương ứng theo dõi so sánh với kết quả của nhóm mình.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. 
- Nhóm khác nêu câu hỏi, nhận xét, bổ sung. 
- Theo dõi, tự đánh giá, so sánh và sửa chữa kết quả của nhóm sau khi GV đã nêu ý kiến hoàn thiện.
4p
Củng cố - Đánh giá - Dặn dò
Nêu câu hỏi:
1. Tính chất hoá học đặc trưng của ankin?
2. Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
1-2 HS trả lời câu hỏi 
PHỤ LỤC
Góc “TRẢI NGHIỆM”
(Thời gian thực hiện tối đa 10 phút)
1. Mục tiêu: Từ các thí nghiệm các em tìm ra các tính chất hoá học của axetilen.
2. Nhiệm vụ:
2.1.Đọc cách tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong bảng.
2.2.Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng, rút ra kết luận về các tính chất hoá học của ankin.
2.3.Ghi kết quả vào ô trống trong phiếu học tập 1.
Phiếu học tập 1
STT
Cách tiến hành
Hiện tượng xảy ra
Giải thích, viết phương trình phản ứng
1
Bộ dụng cụ đã được lắp sẵn. Mở khoá phễu nhỏ giọt cho nước chảy từ từ xuống bình cầu có nhánh chứa canxicacbua. Khí sinh ra được dẫn vào ống nghiệm chứa dung dịch nước brom. 
2
Bộ dụng cụ điều chế axetilen đã được lắp sẵn. Mở khoá phễu nhỏ giọt cho nước chảy từ từ xuống bình cầu có nhánh chứa canxicacbua. Sau 1 thời gian khoảng 30s, châm lửa đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí.
3
Bộ dụng cụ đã được lắp sẵn. Mở khoá phễu nhỏ giọt cho nước chảy từ từ xuống bình cầu có nhánh chứa canxicacbua. Khí sinh ra được dẫn vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4.
4
Bộ dụng cụ đã được lắp sẵn. Mở khoá phễu nhỏ giọt cho nước chảy từ từ xuống bình cầu có nhánh chứa canxicacbua. Khí sinh ra được dẫn vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3/NH3 
Góc “PHÂN TÍCH”
(Thời gian thực hiện tối đa 10p)
1. Mục tiêu: Nghiên cứu nội dung kiến thức trong SGK tìm ra được các tính chất hoá học của ankin, ứng dụng và phương pháp điều chế ankin.
2. Nhiệm vụ : 
2.1.NhiÖm vô c¸ nh©n HS nghiªn cøu néi dung SGK: 
Dự đoán tính chất hoá học của ankin?
Trả lời câu hỏi ankin có những tính chất hoá học nào?
Ứng dụng và phương pháp điều chế axetilen?
2.2.Thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi sau: 
So sánh có giải thích tính chất hoá học của ankin và anken.
2.3. Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào giấy A4, A0.
Phiếu học tập 2
I. Dự đoán tính chất hoá học của ankin dựa vào cấu trúc phân tử?
- Trong phân tử ankin có những loại liên kết nào?................................................................................................................
- Đặc điểm của các liên kết đó khi tham gia phản ứng hoá học?..........................................................................................
...
...
- Dự đoán ankin sẽ có những tính chất hoá học nào? Trung tâm phản ứng là liên kết nào?
...
...
...
...
...
...
II. Tính chất hoá học của ankin:
1. Phản ứng cộng? Lấy ví dụ minh hoạ.
...
...
...
...
2. Phản ứng oxi hoá? Lấy ví dụ minh hoạ.
...
...
...
...
3. Phản ứng thế bằng ion kim loại? Lấy ví dụ minh hoạ.
...
...
...
...
III. So sánh tính chất hoá học của ankin và anken?
- Giống nhau, giải thích:
...
...
...
...
- Khác nhau, giải thích:
...
...
...
...
Góc "ÁP DỤNG"
(Thời gian thực hiện tối đa 10p)
1. Mục tiêu: Từ phiếu hỗ trợ kiền thức của GV, HS có thể áp dụng để giải các dạng bài tập và liên hệ trong thực tế về tính chất hoá học và cách điều chế axetilen.
2.Nhiệm vụ : 
2.1.HS nghiên cứu (cá nhân) nội dung trong bảng hỗ trợ sau: 
Tính chất hoá học của ankin
Bản chất
1. Phản ứng cộng
1. Cộng vào liên kết π kém bền theo quy tắc Maccopnhicop.
2. Phản ứng thế bằng ion kim loại
2.Nguyên tử H đính vào C lk ba linh động hơn rất nhiều so với cacbon mang lk đôi và lk đơn, do đó nó có thể bị thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 3. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
3.Ankin cháy trong oxi không khí tương tự như các hiđrocacbon khác.
4. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
4. Ankin làm mất màu KMnO4 do bị oxi hoá ở lk 3.
2.2.Hoµn thµnh c¸c bµi tËp trong phiếu học tập 3:
Phiếu học tập 3
Câu 1: Nếu hiđro hóa C6H10 ta thu được iso-hexan thì công thức cấu tạo của C6H10 là:
A, CH2=CH−CH−CH=CH2
 CH3
B, CH3−C=CH−CH=CH2 
 CH3	
C, CH3−CH−C≡C−CH3
 CH3
D, Cả B và C
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân của ankin C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3
A, 1
B, 2
C, 4
D, 7
Câu 3: Chọn đáp án sai. Anken giống ankin ở chỗ:
A, Cùng có thể cho phản ứng thế.
B, Cùng có phản ứng trùng hợp.
C, Cùng có đồng phân hình học.
D, Cùng tham gia phản ứng cộng.
Câu 4: Dùng chất nào trong những chất sau để phân biệt but-1-in và but-2-in
A, Ag2O
B, AgNO3
C, Ag2O trong NH3
D, Dung dịch Br2
Câu 5: Hîp chÊt X cã c«ng thøc ph©n tö C6H6 m¹ch hë, kh«ng ph©n nh¸nh. BiÕt 1 mol X t¸c dông víi AgNO3/NH3 d­ t¹o ra 292 g kÕt tña. X cã c«ng thøc cÊu t¹o lµ:
A, CH º C-C º C-CH2-CH3
B, CH º C-CH2-CH=C=CH2
C, CH º C-CH2-CH2-C º CH
D, CH º C-CH2-C º C-CH3
Câu 6: Cân bằng phản ứng sau:
CH3 − C ≡ CH + KMnO4 + KOH → CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + H2O
Hệ số các chất theo thứ tự là:
A, 3,8,1,3,8,3,2.
B, 3,8,2,3,8,4,2.
C, 3,8,2,3,8,2,3.
D, 4,8,2,3,8,3,2.
Câu 7: Cho s¬ ®å ph¶n øng:
 Pd/PbCO3
 Ni, nhiÖt ®é
X Y n-Butan
X¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o cña A biÕt r»ng B cã ®ång ph©n h×nh häc:
A, CH º C-CH2-CH3 
B, CH2 = C(CH3)2
C, CH3-C º C-CH3
D, CH2 º C(CH3)2
Câu 8: Để điều chế 10,304 lít C2H2 ở đktc với hiệu suất phản ứng 95% thì cần lượng canxi cacbua chứa 10% tạp chất là:
A, 29,44g
B, 31,00g
C, 34,432g
D, 27,968g
Câu 9: Đun nóng 5,8g hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B. Dẫn khí B qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,2g và còn lại hỗn hợp khí Y. Khối lượng của hỗn hợp khí Y là:
A, 4,6g
B, 7,0g
C, 2,3g
D, 3,0g
Câu 10: Hỗn hợp khí B gồm một hiđrocacbon A và lượng H2 dư. B có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho B qua ống chứa bột Ni rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro bằng 8.
CTPT A là:
A, C3H4
B, C4H6
C, C4H8
D, C4H10
Th¶o luËn nhãm vµ ghi kÕt qu¶ cña nhãm vµo giÊy A3 hoÆc A0.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an bai ankin.doc