Giáo án môn Hình học 11 - Tiết 15 đến tiết 32

Giáo án môn Hình học 11 - Tiết 15 đến tiết 32

Tuần 13.Tiết số: 15 §1 ÑAÏI CÖÔNG VEÀ ÑÖÔØNG THAÚNG VAØ MAËT PHAÚNG (T1)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: giúp Hs nắm được

• Các khái niệm mở đầu về hình học không gian.

• Các tính chất thừa nhận của hình học không gian.

2. Kỹ năng:

• Nhận biết các mối quan hệ trong hình học không gian.

• Vẽ được hình biểu diễn của một hình trong không gian (đặc biệt là hình biểu diễn của hình chóp, hình tứ diện.

• Vận dụng được các tính chất thừa nhận của hình học không gian.

 3. Tư duy và thái độ:

• Tư duy logic, nhạy bén.

• Rèn luyện khả năng tư duy không gian, tưởng tượng.

• ứng dụng thực tế.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của học sinh: xem trước bài mới.

 2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, dụng cụ dạy học.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Nêu vấn đề; gợi mở vấn đáp; thuyết trình; giảng giải; Chú trọng PP đàm thoại, gợi mở và giải quyết vấn đề

IV. TIEÁN TRÌNH BAØI HOÏC

 1. OÅn ñònh toå chöùc (1‘): kieåm tra veä sinh, taùc phong, só soá.

- Kiểm diện:+ Lớp11B4 Dạy ngày. Tên HS vắng: .

- Kiểm diện:+ Lớp11A3 Dạy ngày. Tên HS vắng: .

 2. Kiểm tra bài cũ (‘): không kiểm tra

 3. Bài mới: giới thiệu sơ lược về hình học không gian.

 

doc 40 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học 11 - Tiết 15 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN.QUAN HỆ SONG SONG
Ngày soạn: 
Tuần 13.Tiết số: 15	§1 ÑAÏI CÖÔNG VEÀ ÑÖÔØNG THAÚNG VAØ MAËT PHAÚNG (T1)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: giúp Hs nắm được
Các khái niệm mở đầu về hình học không gian.
Các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
2. Kỹ năng: 
Nhận biết các mối quan hệ trong hình học không gian.
Vẽ được hình biểu diễn của một hình trong không gian (đặc biệt là hình biểu diễn của hình chóp, hình tứ diện.
Vận dụng được các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
	3. Tư duy và thái độ: 
Tư duy logic, nhạy bén.
Rèn luyện khả năng tư duy không gian, tưởng tượng.
ứng dụng thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh: xem trước bài mới.
	2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, dụng cụ dạy học.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề; gợi mở vấn đáp; thuyết trình; giảng giải; Chú trọng PP đàm thoại, gợi mở và giải quyết vấn đề
IV. TIEÁN TRÌNH BAØI HOÏC
	1. OÅn ñònh toå chöùc (1‘): kieåm tra veä sinh, taùc phong, só soá.
- Kiểm diện:+ Lớp11B4 Dạy ngày...... Tên HS vắng: ...........
- Kiểm diện:+ Lớp11A3 Dạy ngày...... Tên HS vắng: ...........
	2. Kiểm tra bài cũ (‘): không kiểm tra
	3. Bài mới: giới thiệu sơ lược về hình học không gian.
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
20’
Hoạt động 1: mở đầu về hình học không gian
1. Mở đầu về hình học không gian
Giới thiệu sơ lược về đối tượng nghiên cứu của hình học không gian.
Giới thiệu cho Hs quan sát các hình 28 à 31 để thấy trực quan.
Giới thiệu đối tượng cơ bản của HHKG là mặt phẳng (không định nghĩa, chỉ mô tả trực quan), liên hệ cho Hs trong thực tế. nêu biểu diễn, kí hiệu của mặt phẳng.
Giới thiệu vấn đề điểm thuộc mặt phẳng, điểm không thuộc mp và kí hiệu.
Cho Hs trả lời câu hỏi ?1 để khắc sâu vấn đề điểm thuộc mặt phẳng, điểm không thuộc mp.
Gv đưa ra yêu cầu cần thiết để vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian và cách vẽ (giới thiệu hình biểu diễn của hình lập phương, hình tứ diện, qua đó phân tích cách vẽ, khắc sâu)
Cho Hs hoạt động nhóm H1, H2. yêu cầu các nhóm vẽ, đại diện nhóm trình bày.
Theo dõi, hình dung.
Theo dõi các hình 28à31
Hình dung và nắm mô tả về mặt phẳng, liên hệ thực tế cuộc sống.
Chú ý, ghi nhận kiến thức.
Nhớ lại mối quan hệ giữa điểm và đường thẳng đã biết, từ đó nhận định vấn đề điểm thuộc mặt phẳng.
Trả lời câu hỏi ?1
Nắm cách vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian. (chú ý các quy tắc cơ bản khi vẽ hình)
Hoạt động nhóm H1, H2. Đại diện các nhóm trình bày.
Có thể vẽ hình biểu diễn của tứ diện mà không có nét đứt đoạn.
Môn học nghiên cứu các tính chất của những hình có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng gọi là Hình học không gian.
Mặt phẳng.
*Mặt phẳng là một khái niệm cơ bản, không định nghĩa, hình dung: mặt hồ nước yên lặng, mặt gương phẳng, mặt bàn,là hình ảnh của một mặt phẳng trong không gian.
*Biểu diễn mặt phẳng bởi một hình bình hành.
*Kí hiệu: mp(P), mp(Q),hoặc (a), (b),
Điểm thuộc mặt phẳng.
Cho một điểm A và mp(P).
*Điểm A thuộc mp(P), kí hiệu hay 
*Điểm A không thuộc mp(P), kí hiệu hay 
Hình biểu diễn của một hình trong không gian.
Các quy tắc cơ bản để vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian:
*Đường thẳng được biểu diễn bởi đường thẳng. Đoạn thẳng được biểu diễn bởi đoạn thẳng.
*Hai đường thẳng song song (hoắc cắt nhau) được biểu diễn bởi hai đường thẳng song song (hoặc cắt nhau)
*Điểm A thuộc đường thẳng a được biểu diễn bởi một điểm A’ thuộc đường thẳng a’, trong đó a’ là đường thẳng biểu diễn cho a.
*Dùng nét vẽ liền (¾) để biểu diễn cho những đường trông thấy và dùng nét đứt đoạn (----) để biểu diễn cho những đường bị che khuất.
22’
Hoạt động 2: các tính chất thừa nhận của hình học không gian
2.Các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
Giới thiệu các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
Chú ý kí hiệu mặt phẳng xác định bởi 3 điểm không thẳng hàng.
Cho Hs hoạt động H3
Khắc sâu cho Hs giao tuyến của hai mặt phẳng (đường thẳng chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng)
Cho Hs trả lời câu hỏi ?2
Nhấn mạnh rằng các kết quả của hình học phẳng đều có thể áp dụng trong mỗi phẳng xác định. 
Giới thiệu nội dung định lí, Hd sơ lược chứng minh, khẳng định vấn đề đường thẳng thuộc mặt phẳng. Cho Hs trả lời câu hỏi ?3.
Cho Hs hoạt động nhóm H4, các nhóm trình bày.
Chốt kết quả, khắc sâu.
Theo dõi, nắm vững các tính chất.
Trả lời: nếu mọi điểm đều nằm trên cùng một mặt phẳng thì mâu thuẩn với t/c 3.
Khắc sâu khái niệm giao tuyến của hai mặt phẳng và trả lời câu hỏi ?2
Trả lời câu hỏi ?3: tìm hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng.
Hoạt động nhóm H4, các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
*Gọi O = AC Ç BD, khi đó SO là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
*Gọi I = AB Ç CD, khi đó SI là giao điểm của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).
Tính chất thừa nhận 1
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Tính chất thừa nhận 2
Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
*Mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B, C kí hiệu mp(ABC) hoặc (ABC).
Tính chất thừa nhận 3
Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.
*Các điểm cùng nằm trên một mặt phẳng gọi là các điểm đồng phẳng.
*Các điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng gọi là các điểm không đồng phẳng.
Tính chất thừa nhận 4
Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
*Đường thẳng chung a của hai mặt phẳng (P) và (Q) được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q). Kí hiệu a = (P) Ç (Q).
Tính chất thừa nhận 5
Trong mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết của hình học phẳng đều đúng.
ĐỊNH LÍ
Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm trong mặt phẳng đó.
*Nếu đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (P) thì ta nói a nằm trên (P) hay (P) đi qua a. Kí hiệu a Ì (P) hoặc (P) É a.
	4. Củng cố và dặn dò (2‘): cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng.
	5. Bài tập về nhà: xem ví dụ 1 tr 45 SGK.
*********************************
Ngày soạn: 
Tuần 13.Tiết số: 16
§1.ÑAÏI CÖÔNG VEÀ ÑÖÔØNG THAÚNG VAØ MAËT PHAÚNG (T2)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: giúp Hs
Nắm được các cách xác định một mặt phẳng.
Các định nghĩa hình chóp và hình tứ diện.
2. Kỹ năng: 
Xác định được thiết diện của hình chóp cắt bởi một mặt phẳng nào đó.
	3. Tư duy và thái độ: 
Tư duy logic, nhạy bén.
Tư duy về không gian, tưởng tượng, liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, xem trước bài mới.
	2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, đồ dùng dạy học.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề; gợi mở vấn đáp; thuyết trình; giảng giải; Chú trọng PP đàm thoại, gợi mở và giải quyết vấn đề
IV. TIEÁN TRÌNH BAØI HOÏC
	1. OÅn ñònh toå chöùc (1‘): kieåm tra veä sinh, taùc phong, só soá.
- Kiểm diện:+ Lớp11B4 Dạy ngày...... Tên HS vắng: ...........
- Kiểm diện:+ Lớp11A3 Dạy ngày...... Tên HS vắng: ...........
	2. Kiểm tra bài cũ (6‘): cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Xác định giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau
	a) (ADC’B’) và (BCD’A’)	b) (ABD’) và (A’B’C’D’)	
	3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
’
Hoạt động 1: giới thiệu dạng toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, chứng minh ba điểm thẳng hàng.
Giới thiệu ví dụ 1 SGK, yêu cầu Hs theo dõi đề bài ví dụ, Gv đưa hình vẽ và phân tích các yêu cầu của đề bài, chỉ rõ các bước xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, chứng minh ba điểm thẳng hàng, từ đó rút cho Hs nhận xét (phương pháp chung) để tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, chứng minh ba điểm thẳng hàng.
Theo dõi ví dụ 1, nắm phương pháp xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, chứng minh ba điểm thẳng hàng.
Ví dụ 1. SGK
Chú ý.
*Muốn tìm giao điểm của đường thẳng d với mặt phẳng (P), ta tìm một đường thẳng nào đó nằm trên (P) mà cắt d. khi đó, giao điểm của hai đường thẳng này là giao điểm cần tìm.
*Muốn chứng minh các điểm thẳng hàng, ta có thể chứng tỏ rằng chúng là những điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt.
’
Hoạt động 2: Điều kiện để xác định mặt phẳng
3. Điều kiện xác định mặt phẳng
Cho Hs nhắc lại tính chất thừa nhận 2 (về sự xác định một mặt phẳng).
Giới thiệu hai trường hợp xác định mặt phẳng cho Hs: mp đi qua hai đường thẳng cắt nhau và mp đi qua một đường thẳng và một điểm không nằm trên đường thẳng đó, các kí hiệu. Cho Hs nhận xét suy ra hai cách xác định sau có thể đưa về cách xác định mp như cách đầu tiên như thế nào?
Nhắc lại kiến thức.
Theo dõi nắm kiến thức, trên đường thẳng a có thể lấy hai điểm phân biệt kết hợp với điểm A ở ngoài a đưa về cách đầu tiên, từ hai đường thẳng cắt nhau gọi O là giao điểm hai đường, lấy trên a điểm A, lấy trên b điểm B sao cho A, B, O không thẳng hàng có thể đưa về trường hợp 1.
*Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng.
*Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó.
Mp đi qua đường thẳng a và điểm A không nằm trên nó, KH: mp(a, A) hoặc mp(A, a)
*Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng cắt nhau.
Mp đi qua hai đường thẳng cắt nhau a và b, KH: mp(a, b).
’
Hoạt động 3: Định nghĩa hình chóp và hình tứ diện
4. Hình chóp và hình tứ diện
Giới thiệu các công trình kiến trúc là các kim tự tháp ở Ai Cập, đây là các công trình có hình chóp, chuyển sang định nghĩa hình chóp. Trước hết Gv nêu quy ước về các từ sẽ dùng “tam giác”, “đa giác” (hình gồm các cạnh hoặc các cạnh và các điểm bên trong của nó).
Giới thiệu định nghĩa hình chóp, các yếu tố của hình chóp: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, cạnh đáy, mặt đáy.
Cho Hs hoạt động nhóm H5, H6.
Giới thiệu cho Hs ví dụ 2 SGK, yêu cầu Hs chỉ ra các giao tuyến của mp(A’CD) với các mặt phẳng (ABCD), (SAB), (SBC), (SCD), (SDA). Từ đó giới thiệu khái niệm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mp nào đó.
Nêu chú ý về thiết diện, cách tìm thiết diện.
Giới thiệu về tứ diện: hình chóp tam giác; các yếu tố: đỉnh, cạnh, hai cạnh đối diện, đỉnh đối diện với mặt, tứ diện đều.
Cho Hs trả lời các câu hỏi ?4, ?5
Xem hình vẽ, nắm kiến thức.
Nắm định nghĩa hình chóp, các yếu tố của hình chóp.
Hoạt động nhóm H5, H6 các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
Chỉ ra các giao tuyến, nắm Kn thiết diện.
Nắm chú ý về thiết diện, cách tìm thiết diện.
Nắm kiến thức về tứ diện.
Trả lời.
Hình chóp.
Định nghĩa
Cho đa giác và một điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa đa giác đó. Nối S với các đỉnh để được n tam giác: 
Hình gồm n tam giác đó và đa giác gọi là hình chóp và được kí hiệu là .
*Dựa vào số cạnh đa giác đáy mà ta có tên gọi: hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác,
Chú ý .
Thiết diện (hay mặt cắt) của hình (H) khi cắt bởi mp(P) là phần chung của mp(P) và hình (H).
Cách xác định thiết diện:
Để tìm thiết diện của mp(P) và hình chóp, ta tìm các đoạn giao tuyến của mp(P) và các mặt của hình chóp (nếu có), đa giác có  ... ất không làm thay đổi tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
Nắm nội dung tính chất 1.
Theo dõi chứng minh tính chất 1.
Trả lời các câu hỏi ?3: là chính đường thẳng a; ?4: hình chiếu song song của a là a’ cũng đi qua A.
Trả lời thông qua nội dung hệ quả.
Trả lời câu hỏi và từ đó nêu tính chất 2.
Khắc sâu kiến thức.
Nắm kiến thức mới.
Tính chất 1
Hình chiếu song song của một đường thẳng là một đường thẳng.
Hệ quả
Hình chiếu song song của một đoạn thẳng là một đoạn thẳng, của một tia là một tia.
Tính chất 2
Hình chiếu song song của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
Tính chất 3
Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song (hoặc trùng nhau).
5’
Hoạt động 3: củng cố
Cho Hs trả lời bài tập trắc nghiệm 40/74 SGK để củng cố kiến thức.
Trả lời.
Bài tập 
40/74 SGK
Mệnh đề c) đúng.
	4. Củng cố và dặn dò (4’):
	5. Hướng dẫn về nhà: Đọc phần “ Hình biểu diễn của một hình không gian”
Ngày 06/ 02/ 2009
Ngày soạn: 09/ 02 / 2009
Tuần 24.Tiết số: 31
PHEÙP CHIEÁU SONG SONG (T2)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: 
Thế nào là phép chiếu song song theo một phương lên một mặt phẳng.
Các tính chất của phép chiếu song song, đặc biệt là tính giữ nguyên sự thẳng hàng của các điểm, giữ nguyên tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song (hoặc trùng nhau).
Thế nào là hình biểu diễn của một hình trong không gian và cách vẽ hình biểu diễn.
2. Kỹ năng: 
Vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian.
Vận dụng các tính chất của phép chiếu song song để giải các bài tập cơ bản.
	3. Tư duy và thái độ: 
Tư duy logic, nhạy bén.
Có thái độ tích cự trong hoạt động tiếp nhận tri thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh: 
	2. Chuẩn bị của giáo viên: 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ (6’): Nêu định nghĩa phép chiếu song song, các tính chất?
	3. Bài mới:	
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hình biểu diễn của một hình không gian
3. Hình biểu diễn của một hình không gian
Yêu cầu Hs nhắc lại các quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian.
Giới thiệu: các quy tắc đó tuân theo định nghĩa sau đây (nêu định nghĩa).
Lưu ý cho Hs ngoài các quy tắc đã được học trong quá trình vẽ hình biểu diễn, cần nắm quy tắc sau; (nêu quy tắc)
Từ quy tắc trên, hình biểu diễn của hình bình hành là gì?
Lưu ý cho hs cần xét hình tùy theo phương chiếu và mặt phẳng chiếu khắc nhau.
Cho hs nhận định phép chiếu song song có bảo toàn tỉ số của hai đoạn thẳng không cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nàm trên hai đường thẳng song song hay không?
Chính xác hóa kiến thức, nêu chú ý.
Cho Hs trả lời các câu hỏi ?6, ?7, ?8, ?9 SGK
Chốt kiến thức thông qua các câu hỏi, khắc sâu hình biểu diễn và cách vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian.
Giới thiệu hình biểu diễn của một đường tròn
Khi biểu diễn cho một đường tròn ta dùng một đường elip, tâm của elip là điểm biểu diễn của điểm nào?
Nêu các quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian (4 quy tắc)
Nắm định nghĩa, kiểm chứng.
Nắm quy tắc.
Trả lời: là một hình bình hành hoặc một đoạn thẳng.
Nhận đinh, trả lời.
Nắm chú ý SGK.
Nắm nội dung các câu hỏi và trả lời.
Nắm kiến thức.
Nắm kiến thức.
Trả lời: tâm của đường tròn.
ĐỊNH NGHĨA
Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H trên mặt phẳng hoạc hình đồng dạng với hình đó.
Quy tắc (SGK)
Chú ý (SGK)
Hình biểu diễn của một đường tròn
Hình chiếu song song của một đường tròn là một đường elip hoặc một đường tròn, hoặc đặc biệt có thể là một đoạn thẳng.
Hoạt động 2: củng cố
Giới thiệu và cho Hs hoạt động nhóm H1. Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm H1, các nhóm nêu kết quả, nhận xét, bổ sung. 
H1: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều được biểu diễn bỡi trong tâm tam giác.
H2: a) Vẽ dây cung MN và một dây cung PQ đi qua tâm O và trung điểm I của MN; b) Sau bước a) vẽ dây cung AB qua O và song song với MN, khi đó PQ và AB là hai đường kính vuông góc; c) sau hai bước a) và b) từ trung điểm J của OB, vẽ dây EF // PQ. Khi đó tam giác AEF là hình biểu diễn của tam giác đều nội tiếp đường tròn đã cho.
bài tập 42
Bài tập 42/74 SGK
Giới thiệu bài tập 42/74 SGK, yêu cầu Hs đọc đề, vẽ hinh và suy nghĩ tìm cách giải.
HD cho Hs: 
Từ đó suy ra điều phải chứng minh.
Khắc sâu kiến thức.
Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Hoàn thành bài tập theo Hd của Gv.
Từ đó suy ra G’ là trong tâm của tam giác A’B’C’.
bài tập 43, 44/75 SGK
Giới thiệu bài tập 43/75 SGK, yêu cầu Hs nêu cách vẽ hình biểu diễn tứ diện và trong tâm của nó.
Chính xác hóa kiến thức.
Giới thiệu bài tập 44/75 SGK, yêu cầu Hs suy nghĩ và nêu cách vẽ hình biểu diễn.
Chốt kết quả.
Đọc đề, nêu theo yêu cầu của Gv: Vẽ hình biểu diễn một tứ diện ABCD. Lấy M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD thì trung điểm G của MN sẽ biểu diễn cho trọng tâm của tứ diện.
Đọc đề, suy nghĩ, nêu cách vẽ: Vẽ elip tâm O. Lấy hai điểm C, B trên elip sao cho ba điểm C, O, B thẳng hàng và một điểm A thuộc elip sao cho A khác B và C
Bài tập 43/75 SGK
Bài tập 44/75 SGK
A
B
C
O
: bài tập 47/75 SGK
Giới thiệu bài tập 47/75 SGK, yêu cầu Hs đọc đề, vẽ hình, suy nghĩ tìm cách giải.
Hd cho Hs: Dựng B1’ là hình chiếu của B1 qua phép chiếu song song trên; dựng J là giao điểm của B1’D với AC; kẻ JI // B1B1’ cắt B1D tại I. Ta thấy , suy ra , vậy 
Đọc đề, vẽ hình, suy nghĩ tìm cách giải.
Theo Hd của Gv, hoàn thành bài toán.
Bài tập 47/75 SGK
4. Củng cố và dặn dò (3’): các kiến thức vừa học.
5. Bài tập về nhà: 42à 47 SGK
Ngày 13/ 02 / 2009
Ngày soạn: 15/ 02 / 2009
Tuần 25.Tiết số: 32
OÂN TAÄP CHÖÔNG II
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Hs được ôn tâp các kiến các kiến thức đã học trong chương II
Nắm được các khái niệm cơ bản về điểm , đường thẳng, mặt phẳng và quan hệ song song trong không gian.
Hiểu và vận dụng được các định nghĩa, tính chất, định lý trong chương.
Chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng.
Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
Xác định thiết diện của hình khi cắt bởi một mặt phẳng.
2. Kỹ năng: 
Vẽ được hình biểu diễn của một hình trong không gian.
Chứng minh được các quan hệ song song.
Xác định thiết diện của mặt phẳng với một số hình.
	3. Tư duy và thái độ: 
Hệ thống các kiến thức đã học, vận dụng vào các bài toán cụ thể.
Tích cực hoạt động, trả lời câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh: kiến thức cũ, bài tập ôn chương.
	2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, đồ dùng dạy học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định tổ chức (1’): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ (’): kết hợp trong quá trình ôn tập.
	3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: ôn tập kiến thức cũ.
I.ÔN TẬP
Trình bày bảng phụ nêu tóm tắt kiến thức.
Hãy nêu sự khác biệt giữa hai ĐT chéo nhau và hai ĐT song song?
Nêu phương pháp chứng minh ĐT song song với MP?
Nêu phương pháp chứng minh 2 mp song song?
Theo dõi bảng phụ, hệ thống hóa kiến thức.
Trả lời các câu hỏi, bổ sung câu trả lời.
*2đt song song là 2đt không có điểm chung và đồng phẳng.
*2đt chéo nhau là 2đt không đồng phẳng.
Trả lời các câu hỏi của Gv.
Hoạt động 2: bài tập củng cố kiến thức.
II. BÀI TẬP
Giới thiệu bài tập 4/78 SGK, yêu cầu Hs đọc đề, vẽ hình.
Hd cho Hs chứng minh MN // DE: MN thuộc mp(DEI) 
Hd cho Hs câu b) sử dụng gt: MM1 //CD và NN1 //AB 
Hd câu c) từ đó suy ra 2 mp song song.
Đọc đề bài 4/78_sgk
Nêu phương pháp giải.
Trình bày bài giải.
Theo Hd của Gv, trình bày bài giải.
Theo Hd của Gv, trình bày bài giải.
Theo Hd của Gv, trình bày bài giải.
Bài 1. (4/78 SGK)
HD
a) MN thuộc mp(DEI)
b) Vì MM1 //CD nên 
Vì NN1 //AB nên 
Từ đó ta có nên suy ra 
c)Theo gt và theo chứng minh trên ta có: vậy (DEF) // 
Hoạt động 3: bài tập xác định thiết diện 
Giới thiệu bài tập 6/78 SGK, yêu cầu Hs xác định thiết diện của hình hộp khi cát bởi một mặt phẳng.
Hd cho Hs xác định các đoạn giao tuyến với các mặt của hình hộp (nếu có) và từ đó xác định thiết diện.
Đọc đề, xác định thiết diện.
Bài 2. (6/78 SGK)
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: bài tập ôn tập 1
Giới thiệu bài tập ôn tập 1, yêu cầu một Hs lên bảng vẽ hình.
Nhận xét Tứ giác MNM'N' là hình gì?
Chứng minh M'N' // EC.
Yêu cầu Hs nhắc lại cách chứng minh một đường thẳng song song với một mp? 
Yêu cầu Hs vận dụng chứng minh theo nhóm, các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
Chốt kiến thức, khắc sâu.
Đọc đề, lên bảng vẽ hình.
Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Bài 1. Cho hai hình vuông có chung cạnh AB và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Trên các đường chéo AC và BF ta lấy các điẻm M, N sao cho AM = BN. Mặt phẳng (P) chứa MN và song song với AB cắt AD và AF lần lượt tại M', N'.
a) Tứ giác MNM'N' là hình gì?
b) Chứng minh M'N' // EC.
c) Chứng minh MN // (DEF).
Giải.
a) (P) // AB 
(P) Ç (ABCD) = MM'Þ MM' // AB.
Tương tự NN' // EF.
Þ MM' //NN'. Vậy MNN'M' là hình thang.
b) MM' //CD Þ 
 NN' // AB Þ 
Mà AC = BF; AM = BN Þ 
Þ Þ M'N' // DF (1)
Mặt khác DCEF là hình bình hành Þ DF// EC (2)
(1), (2) Þ M'N' // CE.
c) MM' //CD; M'N' //EC 
Þ (MNN'M') //(DCEF)
Mà MN Ì (MNN'M').
Vậy MN // (DEF).
Hoạt động 2: bài tập ôn tập 2
Giới thiệu bài tập ôn tập 2, yêu cầu một Hs lên bảng vẽ hình.
Yêu cầu Hs nêu cách xác định giao tuyến của hai mp; cách xác định giao điểm của đt và mp.
Cho Hs hoạt động nhóm giải Bt, các nhóm trình bày, nhận xét, kiểm tra.
Chốt kiến thức, nhận xét, khắc sâu.
Một Hs lên bảng vẽ hình.
thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Bài 2. Cho hình chóp S.ABC. G là trọng tâm ABC. Gọi I, K lần lượt trung điểm SC, AB. Hai điểm M, N nằm trên SA, SB sao cho MN không song song với AB.
a)Tìm giao tuyến (IAB) và (CMN), (CMN) và (ABC)
b)Tìm giao điểm của SG và (CMN)
KQ:
a) Gọi E = IB NC, 
F = MC AI, L = MN AB
(IAB) (CMN) = EF, (CMN) (ABC) = CL
b) Gọi P = SK MN, J = CP SG thì J = SG (CMN)
Hoạt động 3: bài tập ôn tập 3
Giới thiệu bài tập ôn tập 3, yêu cầu một Hs lên bảng vẽ hình.
Yêu cầu Hs nhắc lại cách chứng minh hai mp song song. Nhắc lại tính chất của hai tam giác đồng dạng (về tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng).
Hd cho Hs về nhà giải cụ thể.
Đọc đề, lên bảng vẽ hình.
Chú ý Hd của Gv, về nhà giải.
Bài 3. Cho tứ diện ABCD. Ba điểm M, N, P lần lượt trung điểm BC, CD, DB. G1, G2, G3 lần lượt trọng tâm ABC, ACD, ADB.
a) Chứng minh (G1G2G3) // (BCD)
b) Tìm thiết diện của tứ diện ABCD với (G1G2G3). Tính diện tích thiết diện biết diện tích BCD là S
KQ:
Thiết diện là (EFG)
Diện tích 	 
4. Củng cố và dặn dò (2’): Ôn tập các kiến thức đã học chương II. 
5. Bài tập về nhà: Làm bài tập trắc nghiệm. Giải lại các bài tập đã giải. Đọc bài “ Vectơ trong không gian”
	Ngày 20/ 02 / 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong 2. HH 11 NC.doc