Giáo án Lịch sử - Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Giáo án Lịch sử - Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.

- Nắm rõ những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. Nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.

 

doc 73 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2479Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử - Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chương VIII
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Bài 24
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG 
(1917-1921)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.
- Nắm rõ những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. Nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, lược đồ thế giới và nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Bản đồ nước Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu).
- Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga.
- Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin.
 III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
2. Dẫn dắt bài mới
- Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử loài người đó là Cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để HS quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới chiếm 1/6 diện tích đất đai trên thế giới. Trên đất nước rộng lớn có hàng trăm dân tộc sinh sống, đa số dân tộc là người Nga. Người Nga rất đôn hậu, tốt bụng và giàu tình cảm.
- HS vừa nghe, quan sát lược đồ.
- GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát SGK những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được.
+ Sự suy sụp về kinh tế.
+ Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị.
+ Những mâu thuẫn xã hội ở Nga trước cách mạng.
- HS theo dõi SGK để trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV bổ sung, kết luận.
I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
+ Về chính trị: Đầu thế kỉ XX ( sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga).
(So sánh chế độ chính trị ở Nga với chế độ cộng hòa ở các nước châu Âu khác)
- Về chính trị: Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.
Không những chế độ lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội cho đất nước.
+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
+ Về kinh tế: Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
+ Về xã hội: GV có thể minh họa thêm về tình trạng lạc hậu của nước Nga bằng bức ảnh Những người nông dân Nga đầu thế kỉ thứ XX khai thác giúp HS thấy được: phương tiện canh tác lạc hậu ở Nga lúc bấy giờ, phần lớn lao động ngoài đồng đều là phụ nữ, đàn ông phải ra trận. Tiếp tục cho HS quan sát bức tranh Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 01/1917. Cảnh tượng bãi xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận quân đội Nga đã thua trận.Thiệt hại tính đến 1917 có tới 1,5 triệu người chết và 4 triệu người bị thương. Điều đó khiến nhân dân Nga càng căm ghét chế độ Nga hoàng.
- GV có thể minh họa thêm bằng bức ảnh Nơi ở của nông dân Nga năm 1917 để giúp HS thấy được tình trạng lạc hậu trong nông nghiệp và cuộc sống cực khổ của người nông dân.
- Về xã hội:
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
Hoạt động 2: Cả lớp
- GV tiểu kết: Như vậy, tới năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917:
- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV để tóm tắt diễn biến cuộc cách mạng về sự kiện bùng nổ cách mạng, hình thức cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả.
- GV bổ sung, kết luận.
2. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai
+ Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát (nay là Xanh-pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố. Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của Nga hoàng.
- Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ với cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
+ Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích.
+ Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách mạng).
- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
- Kết quả: Nga hoàng Nicôlai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. Tin thắng trận ở Thủ đô bay nhanh khắp đất nước. Chỉ trong vòng 8 ngày, trên phạm vi cả nước, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ, bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nước Nga trở thánh nước cộng hòa.
GV cung cấp kiến thức giúp HS hiểu về các Xô viết: trong quá trình cách mạng tháng 2/1917 chống chế độ Nga hoàng, công nhân và binh lính đã thành lập các Ủy ban đại biểu, gọi là các Xô viết. Ngày 27/2/1917 đại biểu các Xô viết họp và bầu ra Xô viết Thủ đô gọi là: Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-gơ-rát.
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+ Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập Chính phủ lâm thời.
Hoạt động 2: cả lớp / cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Hai năm 1917, em hãy cho biết tính chất của cách mạng. 
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung kết luận: căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả đạt được của cách mạng ta có thể khắng định Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- GV so sánh Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại để HS thấy được điểm mới của Cách mạng tháng Hai 1917.
- Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Hoạt động 1:
-GV thuyết trình: Sau Cách mạng tháng Hai ở Nga, tồn tại cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
Sau đó GV gọi một HS nhắc lại hai chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai là những chính quyền nào?
- HS nhắc lại kiến thức nắm được ở phần trước:
+ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
+ Xô viết đại biểu của công nhân, binh lính.
- GV nêu câu hỏi: Cục diện chính trị này có thể kéo dài được không? Tại sao?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại.
- GV có thể mở rộng: Hai chính quyền song song tồn tại là tình hình độc đáo của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai 1917, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng tư sản - công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Tình trạng này đã dẫn tới cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản Nga tạo tiền đề để cuộc cách mạng tháng Mười bùng nổ.
3.Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
à Cục diện này không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Trước hết, chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng à quần chúng đã tin theo Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc SGK tóm tắt diễn biến, kết quả của khởi nghĩa.
- HS theo dõi SGK tự tóm tắt diễn biến khởi nghĩa vào vở ghi.
- GV bổ sung hoàn thiện: Đêm 24/10/1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.
- Đêm 25/10 (7/11), quân khởi nghĩa đã tấn công Cung điện Mùa Đông. GV tường thuật sự kiện quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông.
+ Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.
- Diễn biến khởi nghĩa
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
+ Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
à Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi.
+ Tháng 3/1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến Cách mạng tháng Mười, em hãy cho biết tính chất của cách mạng?
- HS căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả, hướng phát triển của cách mạng để trả lời.
- GV kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại, nó nhằm lật đổ Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. Vì vậy, nó mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sả ...  minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật?
2. Nhật Bản đầu hàng
- Từ năm 1944. Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Phi-líp-pin, các đảo ở Thái Bình Dương.
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý.
- Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 – 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.
Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô đã thực hiện đúng cam kết của Hội nghị I-an-ta là tham gia chiến tranh chống Nhật. Cuộc tấn công của Liên Xô vào đạo quân Quan Đông - đạo quân chủ lực của Nhật, đã góp phần quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng ngày 15/8/1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
- Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 06/8/1945 và 09/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-shi-ma và Na-ga-xa-ki giết hại hàng vạn người.
- Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đồng hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV cho HS quan sát tranh Hi-rô-si-ma sau khi bị ném bom nguyên tử và bản so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới.
- GV đưa ra câu hỏi: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Từ đó, em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh thế giới hiện nay?
- HS theo dõi SGK, trao đổi với nhau. GV gọi một số em phát biểu suy nghĩ của mình. Sau đó GV nhận xét, bổ sung chốt ý:
+ Về kết cục của chiến tranh (về cơ bản như SGK).
+ Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay (GV mở rộng liên hệ thêm).
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.
- Chủ nghĩa phát-xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát - xít. Trong đó, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát - xít.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4.000 tỉ đô la.
- Ý nghĩa: CTTG II kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Sơ kết bài học:
- Củng cố: GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi như sau: 
+ Nguyên nhân và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai?
+ Qua diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9/1939 đến 8/1945) em hãy rút ra nhận xét về vai trò của Liên Xô và các đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Kết cục của CTTG II và rút ra bài học cho bản thân em về cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bài 33
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nhận thức được một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua 4 chương: Chương I (Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1921 - 1941), Chương II (Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1928 - 1939), Chương III (Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 - 1939), Chương IV (Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945)
- Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
- Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.
2. Tư tưởng
- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
- Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về CNTB, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới...
3. Kỹ năng
- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Bảng niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917-1945).
- Tài liệu tham khảo có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Dẫn dắt vào bài mới
Trong phần lịch sử thế giới hiện đại, các em đã được tìm hiểu những sự kiện hết sức phong phú và phức tạp qua 4 chương: Chương I; Chương II; Chương III; Chương IV. Tổng kết lại toàn bộ các kiến thức lịch sử thế giới đã học, lựa chọn và thống kê những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng to lớn, đồng thời nhận thức đúng những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại là nhiệm vụ cơ bản của chúng ta qua bài học hôm nay. Trên cơ sở đó, các em cần biết đánh giá đúng về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 - 1945.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Trước hết, GV dẫn: Trong gần 30 năm 1917 - 1945 nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ta cùng ôn tập các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng thống kê dưới đây.
- GV vẽ bảng thống kê theo mẫu như trong SGK lên bảng.
- Sau đó, GV chia lớp thành 3 nhóm, nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 1917 - 1945.
+ Nhóm 2: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về các nước TBCN trong giai đoạn 1917 - 1945.
+ Nhóm 3: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản diễn ra ở các nước châu Âu trong giai đoạn 1917 - 1945.
I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
+ Các nhóm nhận câu hỏi của mình, các thành viên xem xét củng cố lại các kiến thức đã học, trao đổi, thảo luận với nhau đưa ra cách kiến giải thống nhất rồi trình bày ra giấy.
- Tiếp đó, GV gọi đại diện các nhóm trình bày phần thống kê của mình. Nhóm khác có thể bổ sung đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung phần trả lời của mỗi nhóm. Cuối cùng, GV đưa ra ý kiến phản hồi bằng cách treo lên bảng bảng thống kê về sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 mà GV đã chuẩn bị từ trước.
- HS tham khảo bảng thống kê của GV, có thể đóng góp thêm ý kiến và dựa vào đó làm cơ sở học tập phần sau (tức phần II: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại).
Niên đại
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa
I. Nước Nga (LIên Xô)
II. Các nước TBCN
III. Các nước châu Á
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV hỏi: LSTGHĐ 1917 - 1945 có những nội dung chính nào?
II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1927 - 1945)
- HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi:
LSTGHĐ 1917 - 1945 có 5 nội dung chính:
1. Trong thời kì này đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại.
2. CNXH được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới trong vòng vây của CNTB.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga tới khi kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
4. CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
- Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật thời kì này đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao, tạo nên những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. Trên cơ sở đó làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội - văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
- Mặc dù nằm trong vòng vây của CNTB và bị các nước đế quốc tấn công quân sự nhằm tiêu diệt (trong những năm 1918 - 1920 và 1941 - 1945), nhà nước CNXH Liên Xô vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với cục diện toàn thế giới.
- Cách mạng thế giới (phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế). Phát triển sang giai đoạn mới với nội dung và phương hướng khác trước, chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi ở thời kì sau này.
- Để giúp HS nắm chắc và sâu hơn về những nội dung chính nêu trên. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Gv chia lớp thành 5 nhóm với nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Tại sao trong thời kì này có thể diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại? Sự biến chuyển đó diễn ra như thế nào, có vai trò và ý nghĩa gì đối với lịch sử thế giới.
- Chủ nghĩa tư bản lâm vào một số cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát-xít dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Nhóm 2: Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng như thế nào? Đạt được thành tựu to lớn gì? Tại sao có được những thành tựu và thắng lợi ấy?
- CTTG II là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, kết thúc thời kì trước và mở ra thời kì mới của LSTG hiện đại.
+ Nhóm 3: Tại sao sau Cách mạng Tháng Mười, cách mạng thế giới có bước chuyển biến mới về nội dung, đường lối và phương hướng phát triển? Từ 1917 - 1945, CMTG trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào? Ý nghĩa của quá trình phát triển đó?
+ Nhóm 4: Vì sao CNTB lúc này không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới? Từ 1917 - 1945, các nước TBCN đã trải qua các biến động thăng trầm như thế nào? Đưa tới kết quả gì?
+ Nhóm 5: Tính chất của CTTG II thay đổi như thế nào kể từ khi Liên Xô tham chiến? Liên Xô, các đồng minh Mĩ, Anh, nhân dân các dân tộc có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát - xít, kết thúc CTTG II? Hậu quả và ý nghĩa của việc kết thúc CTTG II?
- Trên cơ sở bảng thống kê và các kiến thức đã học, các nhóm thảo luận, chuẩn bị nhanh phần câu hỏi của mình.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý. Cuối cùng, GV nhận xét, phân tích và chốt ý.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
+ GV củng cố vững chắc và mở rộng khả năng tư duy của HS bằng câu hỏi.
+ Hãy nêu và phân tích những nội dung chính của LSTG hiện đại? Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 - 1945?
-Dặn dò:
+ Hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong SGK.
+ Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan hai.doc