Giáo án Lịch sử lớp 11 - Phần một: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo)

Giáo án Lịch sử lớp 11 - Phần một: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.

 - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.

 2 Tư tưởng

 - Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

 

doc 167 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2235Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 11 - Phần một: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
Chương I
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH
(TỪ ĐẦU THẾ KĨ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KĨ XX)
Bài 1
NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức
	Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: 
	- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. 
	- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. 
	2 Tư tưởng
	- Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 
	3. Kỹ năng.
	- Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá. 
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới 
	- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX. 
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
	1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11
	- Chương trình Lịch sử lớp 11 bao gồm các phần: 
	+ Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo 
	+ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. 
	+ Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918. 
	2. Dẫn dắt vào bài mới 
	Cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Nhật Bản 
	3. Tổ chức các hoạt động và học trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp 
	GV: Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản: một quần đảo ở Đông Bắc Á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn. Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Nhật Bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc Á và Nam Triều Tiên diện tích khoảng 374.000 km2. Vào nữa dầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu. 
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
 - Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu. 
- GV giải thích chế độ Mạc phủ: Ở Nhật Bản nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao song quyền hành thực tế nằm trong tay Tướng quân (Sô –gun) đóng ở Phủ Chúa - Mạc phủ. Năm 1603 dòng họ Tô - kư - ga - oa nắm chức vụ tướng quân vì thế thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc phủ Tô - kư - ga – oa lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu. 
- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK, tìm những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội, của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868. 
- GV nhận xét, kết luận. 
+ Kinh tế: Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề (chiếm khoảng 50% hoa lợi), tình trạng mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. Trong khi đó ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. 
điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất phong kiến suy yếu lỗi thời. 
* Kinh tế: 
- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên. 
- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. 
+ Về xã hội: Tầng lớp tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp ngày càng giàu có, song họ lại không có quyền lực về chính trị, thường bị giai cấp thống trị phong kiến kìm hãm. Giai cấp tư sản vẫn còn non yếu không đủ sức xóa bỏ chế độ phong kiến. Nông dân và thị dân thì vẫn là đối tượng bị phong kiến bóc lột ® mâu thuẫn giữa nông dân tư sản, thị dân với chế độ phong kiến. 
* Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu. 
+ Về chính trị: Nhà vua được tôn vinh là Thiên Hoàng, có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (dòng họ Tô-kư-ga-oa) đóng ở phủ chúa - Mạc phủ. Như vậy là chính trị nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và thế lực Tướng quân. 
* Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân. 
- GV:Sự suy yếu của Nhật Bản nữa đầu thế kỉ XIX trong bối cảnh thế giới lúc đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gì? 
- HS Nhớ lại bối cảnh lịch sử thế giới ở đầu thế kỉ XIX 
- GV dẫn dắt: Giữa lúc Nhật Bản suy yếu các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản. 
- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập. 
- HS nghe ghi. 
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK quá trình các nước tư bản xâm nhập vào Nhật Bản và hậu quả của nó. 
- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV 
- GV kết luận: Đi đầu trong quá trình xâm lược là Mĩ: năm 1853 đô đốc Pe - ri đã đưa hạm đội Mĩ và dùng vũ lực quân sự buộc Mạc phủ phải mở hai cửa biển Si-mô-da và Ha-kô-đa-tê cho Mĩ vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đưa nhau ép Mạc phủ ký những Hiệp ước Bất bình đẳng. Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Trong bối cảnh đó Trung Quốc - Việt Nam... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa còn Nhật Bản họ đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách? 
+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng. 
+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách. 
- GV Giảng bài: Việc Mạc phủ ký với nước ngoài các Hiệp ướt bất bình đẳng càng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 1/1868 chế độ Mạc Phủ sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nằm quyền và thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực của xã hội nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng một đất nước phong kiến lạc hậu. 
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
	Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách; 
- GV thuyết trình về Thiên hoàng Minh Trị và hướng dẫn HS quan sát bức ảnh trong SGK. Tháng 12/1866 Thiên hoàng Kô-mây qua đời. Mút-xu-hi-tô (15 tuổi) lên làm vua hiệu là Minh Trị, là một ông vua duy tân, ông chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách. Ngày 3/1/1868 Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kỳ thống trị của dòng họ Tô-kư-ga-oa và thực hiện một cuộc cải cách. 
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK những chính sách cải cách của Thiên hoàng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục. yêu cầu HS theo dõi để thấy được nội dung chính và mục tiêu của cuộc cải cách. 
- HS theo dõi SGK theo hướng dẫn của GV và phát biểu 
- GV nhận xét, kết luận: 
+Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền lợi tự do buôn bán đi lại 
+ Về chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do. 
+ Về kinh tế: Thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc Þ xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.
+ Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. 
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. việc đóng tầu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn được và mời chuyên gia quân sự nước ngoài... Þ mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương Tây. 
+ Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược. 
+ Về văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học, kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cữ những HS giỏi đi du học phương Tây. 
+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây. 
- HS nghe, ghi chép: 
- GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào nội dung cải cách em hãy rút ra tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị? 
- GV gợi ý: có thể căn cứ vào mục đích của cải cách, hướng cải cách, người thực hiện cải cách rồi rút ra kết luận 
- GV kết luận:Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, song người thực hiện cải cách lại là một ông vua phong kiến. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. 
* Tính chất – ý nghĩa: 
	Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. 
- GV hướng dẫn HS so sánh cải cách Minh Trị với các cuộc cách mạng tư sản đã học. cuộc cải cách Minh Trị đã phát huy có tác dụng mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX và đưa nước Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân 
- GV hỏi: Em hãy nhắc lại những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc?
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa 
- HS nhớ lại kiến thức đã học từ lớp 10 để trả lời 
- GV nhận xét và nhắc lại:
+ Hình thành các tổ chức độc quyền 
+ Có sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. 
+ Xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh 
+ Đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa 
+ Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc. 
- GV yêu cầu HS liên hệ với tình hình Nhật Bản ở cuối thế kỉ XIX để thấy Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như thế nào, có xuất hiện những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc không. 
+ Các công ty độc quyền ở Nhật xuất hiện như thế nào? Có vai trò gì?
+ Nhật Bản có thực hiện chính sách bành trướng tranh giành thuộc địa không?
+ Mâu thuẫn xã hội ở Nhật biểu hiện như thế nào?
- HS theo dõi SGK theo gợi ý của GV
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật. quá trình công nghiệp hóa đã kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mit-xưi, Mit-su-bi-si có khả năng chi phối lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản. 
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật ...  đế quốc, thực dân , phát xít.
 - Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939.
- Inđônêxia: Thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít năm 1929.
1939 - 1945
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai
- Trung Quốc: Cuộc chiến tranh chống Nhật 8 năm (1937 - 1945) kết thúc thắng lợi.
- Triều Tiên: Kháng chiến làm suy yếu lực lượng phát xít Nhật chiếm đóng.
- Đông Nam Á: Đấu tranh mạnh mẽ chống phát xít Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng cách mạng nhiều nước giành thắng lợi: Việt Nam (8/1945), Lào (8/1945), Campuchia (10/1945).
- Inđônêxia (8/1945).
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV: Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 có những nội dung chính nào?
- HS theo dõi SGK và trả lời: Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 có 5 nội dung chính:
1. Trong thời kỳ này đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại
II. Những nội dung chính của lịch sử thực hiện hiện đại (1917 - 1945)
- Những tiến bộ về khoa học kt thời kỳ này đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao, tạo nên những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. Trên cơ sở đó làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội - văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kỳ phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Mặc dù nằm trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản và bị các nước đế quốc tấn công quân sự nhằm tiêu diệt (trong những năm 1918 - 1920 và 1941 - 1945), nhà nước chủ nghĩa xã hội Liên Xô vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với 
cục diện toàn thế giới.
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động.
- Cách mạng thế giới (phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế) phát triển sang giai đoạn mới với nội dung và phương hướng khác trước, chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi ở thời kỳ sau này.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
- Để giúp HS nắm chắc về những nội dung chính nêu trên, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành 5 nhóm với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chủ nghĩa tư bản lâm vào một số cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Nhóm 1: Tại sao trong thời kỳ này diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại? Sự biến chuyển đó diễn ra như thế nào? Sự biến chuyển đó diễn ra như thế nào, có vai trò và ý nghĩa gì đối với lịch sử thế giới?
+ Nhóm 2: Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng như thế nào? Đạt được thành tựu to lớn gì? Tại sao có được những thành tựu và thắng lợi ấy?
+ Nhóm 3: Tại sao nói sau Cách mạng tháng Mười, cách mạng thế giới có bước chuyển mới về nội dung, đường lối và phương hướng phát triển? Từ 1917 - 1945, cách mạng thế giới trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào? Ý nghĩa của quá trình phát triển đó?
+ Nhóm 4: Vì sao chủ nghĩa tư bản lúc này không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới? Từ 1917 - 1945, các nước chủ nghĩa tư bản đã trải qua các biến động thăng trầm như thế nào? Có kết quả gì?
+ Nhóm 5: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như thế nào kể từ khi Liên Xô tham chiến? Liên Xô, các đồng minh Mĩ, Anh, nhân dân các dân tộc có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai? Hậu quả và ý nghĩa của việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Trên cơ sở bảng thống kê và các kiến thức đã học, các nhóm thảo luận, chuẩn bị nhanh phần câu hỏi của mình.
- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, kết thúc thời kỳ trước và mở ra thời kỳ mới của lịch sử thế giới hiện đại.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý. Cuối cùng, GV nhận xét, phân tích và chốt ý.
+ Nhóm 1: Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rờ về khoa học - kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực như vật lí, hóa học, sinh học, các khoa học về trái đất..., nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu... Bên cạnh đó, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mở đường cho việc xây dựng một nền văn hóa mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại, đó là nền văn hóa Xô viết với nhiều thành tựu to lớn. Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và văn hóa đó đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao, tạo ra một khối lượng của cải vật chất ngày càng lớn và tiến bộ. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội - văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
+ Nhóm 2: Để thiết lập được nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ: Cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Nga và đưa nước Nga lên con đường xã hội chủ nghĩa; cuộc chiến tranh chống nổi loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới trong những năm 1921 - 1941 dẫn đến bước đầu xây dựng được những nền móng của xã hội chủ nghĩa; cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1914 - 1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, không chỉ bảo vệ được tổ quốc chủ nghĩa mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hóa giáo dục và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hàng đầu thế giới. Trong những điều kiện hết sức 
	khó khăn, nhân dân Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công thù địch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn luôn chiếm ưu thế gấp bội về sức mạnh kinh tế, quân sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và thắng lợi kỳ diệu này, nhưng cơ bản nhất là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
	Sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là nét nổi bật có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới.
+ Nhóm 3: Trước Cách mạng tháng Mười, cách mạng thế giới đang lâm vào tình trạng khó khăn ở các nước tư bản Âu -Mĩ, phong trào công nhân bị bất đống về tư tưởng, không thống nhất về đường lối, cách mạng bị chia rẽ về tổ chức; ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và chưa tìm ra được con đường đưa cách mạng đi đến thắng lợi; giữa phong trào công nhân ở các nước tư bản để quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hầu như không có mối liên quan gì. 
	Cách mạng tháng Mười, bằng lý luận và thực tiễn thắng lợi của mình, đã thúc đẩy và dẫn tới bước chuyển biến mới của cách mạng thế giới về nội dung, đường lối và phương hướng phát triển. Ở Nhiều nước, các Đảng Cộng sản ra đời đã đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo mà Cách mạng tháng Mười đã vạch ra, đó là con đường xã hội chủ nghĩa. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc đã trở nên gắn bó, phối hợp mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Bước chuyển biến này đã thúc đẩy cách mạng thế giới không ngừng phát triển: cao trào cách mạng 1918 - 1923; cao trao cách mạng trong những băm khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933; phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít trong những năm 1936 - 1939; cuộc chiến tranh chống phát xít trong những năm 1939 - 1945. Quá trình phát triển này là bước tập dượt và chuẩn bị sơ sở cho thắng lợi của cách mạng thế giới những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Nhóm 4: Cách mạng tháng Mười đã đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là đế quốc Nga. Cũng từ đó, một xã hội mới ra đời - mỗi bước phát triển của nó đều tạo nên một sự tương phản đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không chỉ gây ra những tổn thất nặng nề về của cải, sinh mạng, làm cho tất cả các nước thắng trận và bại trận đều bị suy yếu (trừ Mĩ), nhưng nghiêm trọng hơn, dẫn đến sự phân chia thế giới theo “hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn”, làm nảy sinh những mâu thuẫn mới hết sức sâu sắc giữa các đế quốc, từ đó dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ 1918 đến 1945, chủ nghĩa tư bản không có những thời kỳ ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế kéo dài như trước đây nữa mà chỉ có một thời gian ngắn ngủi trong những năm 1924 - 1929, sau đó lâm vào khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 dẫn tới chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước (Italia, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bungari, Hunggari...). Kết quả, chủ nghĩa đế quốc đã phân chia thành hai
 	khối đế quốc đối lập, “hệ thống Véc-xai-Oasinhtơn” bị phá vỡ. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, kết thúc một thời kỳ phát triển quan trọng trong lịch sử nhân loại.
+ Nhóm 5: Ban đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa diễn ra do sự kình địch giữa hai khối quân sự Đức Italia - Nhật Bản và Mĩ - Anh - Pháp. Kể từ khi Liên Xô tham chiến, chiến tranh mang tính chất chính nghĩa giải phóng nhân loại khỏi thảm họa phát xít. Các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau đã cùng phối hợp trong khối đồng minh chống phát xít, kiên trì chiến đấu chống trả bọn phát xít xâm lược. Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bên cạnh vai trò trụ cột và góp phần quyết định của các nước đồng minh Mĩ - Anh.
	Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại). Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến chuyển căn bản về tình hình thế giới có lợi cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
	4. Sơ kết bài học
	- Củng cố: GV cố vững chắc và mở rộng khả năng tư duy cho HS bằng câu hỏi: Hãy nêu và phân tích những nội dung chính của LSTG hiện đại? Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945?
	- Dặn dò: + Hoàn thành cả 3 câu hỏi và bài tập trong SGK.
	 + Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • doclichsu-phan1-2.doc