Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1 đến bài 4

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1 đến bài 4

BÀI 1. NHẬT BẢN

I. Mục tiêu :

1/Kiến thức:

- Sự xâm lược của chủ nghĩa thức dân phương Tây đối với các nước châu Á. Giải thích nguyên nhân.

- Nhật Bản thế kỉ XIX: Nguyên nhân, nội dung nổi bật của Cải cách Minh Trị, ý nghĩa lịch sử.

2.Năng lực:

Nhận thức rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, giải thích được vì sao chủ nghĩa đế quốc thường gắn liền với chiến tranh.

3.Phẩm chất:

Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

docx 26 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1 đến bài 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU HẾ KỈ XX)
BÀI 1. NHẬT BẢN
Mục tiêu :
1/Kiến thức:
Sự xâm lược của chủ nghĩa thức dân phương Tây đối với các nước châu Á. Giải thích nguyên nhân.
Nhật Bản thế kỉ XIX: Nguyên nhân, nội dung nổi bật của Cải cách Minh Trị, ý nghĩa lịch sử.
2.Năng lực: 
Nhận thức rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, giải thích được vì sao chủ nghĩa đế quốc thường gắn liền với chiến tranh.
3.Phẩm chất: 
Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, thông qua kênh hình bằng TVHD. GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
*Qua sự kiện này hình thành cho HS thấy được tình hình NB đầu TK 19 đến trước năm 1868
b.Nội dung hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh Nhật Bản thời PK Sau đó giáo viên đặt câu hỏi. Qua hình ảnh trên em có suy nghĩ gì?
c. Dự kiến sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời:	
- Sự lạc hậu của chế độ PK
- NB cần cải cách đất nước để tiến lên
d.Tổ chức thực hiện
Sau khi HS trả lời xong, GVbổ sung, giới thiệu qua nội dung chương trình lớp 11 và vào bài mới.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã, xã hội Nhật bản trước cuộc cải cách Minh Trị và hiểu được đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc Duy tân Minh trị năm 1868.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV Sử dụng kiến thức liên môn: Môn địa lý sử dụng lược đồ các nước châu Á, giới thiệu về Nhật Bản: là quần đảo ở Đông Bắc á, có 4 đảo chính (Hônsu, Hoccaiđô, Kiusiu và Sicôcư); nằm gần 2 cường quốc là LB Nga và Trung Quốc...
S: 370.000 km2, DS: 293 triệu người.
- GV hỏi? Em hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế chính trị, xã hội Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị?
HS : dựa vào SGK trả lời:
GV nhận xét, kết luận: Giữa thế kỉ XIX chế độ pk Nhật Bản (Chế độ Mạc Phủ Tô- ku-ga-oa) lâm vào khủng hoảng, suy thoái trong các lĩnh vực.
- GV hỏi: Cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt và sự khủng hoảng nghiêm trọng của chế độ phong kiến đã đẩy nước Nhật đứng trước nguy cơ gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào kiến thức sgk để trả lời
Bước 3: Báo cáo,thảo luận
-HS trình bày đáp án trước lớp, các học sinh khác lắng nghe, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận, chốt lại kiến thức
I. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
- Chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun.
-Xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
=>Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ đe doạ xâm lược Nhật Bản. Nhật đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc tiến hành cải cách duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Hoạt động 2: Cuộc Duy Tân Minh Trị
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu và trình bày nội dung chính của cuộc Duy Tân Minh Trị trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,giáo dục, quân sự. Hiểu được ý nghĩa, vai trò của những cải cách đó
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giảng giải: Việc Mạc Phủ kí với nước ngoài các Hiệp ước bất bình đẳng càng làm cho các tầng lớp XH phản ứng mạnh mẽ, phong trào chống Sogun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 (XIX) làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ.
- GV giới thiệu về Thiên hoàng Minh Trị: Mút-su-hi-tô lên ngôi khi 15 tuổi. Ông là người rất thông minh, dũng cảm, quyết đoán, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc cải cách Minh Trị?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc sgk ghi nhớ những nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
HS trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác lắng nghe, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để bởi còn những hạn chế (chính sách tự do mua bán đất đai chỉ đem lại quyền lợi cho những người giàu có, còn những nông dân nghèo không có đất đai; chính quyền mới không thuộc về tay giai cấp tư sản.
. Cuộc Duy tân Minh Trị.
- Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống. . .
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
*ý nghĩa, tính chất của cải cách:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu á.
* Hoạt động 3: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những biểu hiện về sự hình thành CNĐQ ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi: Em hãy nhắc lại đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc?
+ Hình thành các tổ chức độc quyền.
+ Có sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
+ xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh.
+ Đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa.
+ Mâu thuẫn vốn có của CNTB càng trở nên sâu sắc.
HS liên hệ với tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.
GV hướng dẫn hs quan sát Lược đồ đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giúp hs xác định những vùng đất Nhật Bản xâm chiếm và bành trướng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
GV nhấn mạnh: Thắng lợi trong các cuộc CT này đã tạo điều kiện cho NB mở rộng đất đai và tích luỹ nhanh về tài chính, đẩy nhanh tốc độ pt kinh tế, vươn lên mạnh mẽ trở thành một cương quốc có vị thế ngang tầm với các cường quốc khác trên thế giới.
GV nhấn mạnh sự ra đời của Đảng XHDC Nhật Bản với vai trò của Ca-tai- ma-xen- lãnh tụ nổi tiếng của phong trào công nhân NB và là bạn của NAQ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác lắng nghe, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Gv lắng nghe ý kiến, chốt lại kiến thức
3.Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế dẫn tới sự ra đời các công ty độc quyền như Mít-xưi, Mit-su-bi-si có khả năng chi phối lũng đoạn cả kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Sự phát triển kinh tế tạo sức mạnh về quân sự, chính trị. Nhật thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh đế quốc Nga - Nhật; thông qua đó, Nhật chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên. . .
Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Nhật Bản là đế quốc phong kiến quân phiệt.
- Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản năm 1901
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS 
c) Sản phẩm: Câu trả lởi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
-Những điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước khi diễn ra cuộc Duy tân Minh Trị (1868).
- Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? Tình hình NB khi chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn 
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
-GV yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết hai câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong quá trình XD và phát triển đất nước VN đã vận dụng những yếu tố nào để phát triển? vì sao giáo dục là yếu tố “chìa khóa” trong việc thúc đẩy phát triển?
Câu 2: Là một HS em có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc XD đất nước ta hiện nay?
Bài 2. ẤN ĐỘ
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức.
- Sự xâm lược của chủ nghĩa thức dân phương Tây đối với các nước châu Á. Giải thích nguyên nhân.
- Các phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ, sự chuyển biến kinh tế, xã hội và sự ra đời, hoạt động của Đảng Quốc đại.
2.Năng lực 
XL lược và bóc lột thuộc địa là tội ác và cần lên án hành động tàn bạo đó.
3.Phẩm chất: 
Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, Bài soạn, sgk, lược đồ ...
2.Chuẩn bị của học sinh: Học sinh: SGK, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, thông qua kênh hình bằng TVHD. 
b.Nội dung hoạt động: GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim về sự bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Giáo viên viên đặt câu hỏi. Qua hình ảnh trên em có suy nghĩ gì?
c .Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d.Tổ chức thực hiện
GV bổ sung nội dung câu hỏi và đi vào bài mới. Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất nước Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống lại TD Anh ntn? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 1: Tình hình kinh tế, xã hội ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
a) Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội ấ ... 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Vai trò của Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội?
Hãy cho biết điểm tích cực trong: mục đích, cương lĩnh của Đồng Minh Hội?
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn 
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Liên hệ tình hình thống trị của thực dân Pháp ở nước ta?
- Trình bày tính chất của CM Tân Hợi 1911? Nhận xét?
- Học sinh tìm đọc tác phẩm “Thuốc” của nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn, để hiểu thêm về công cuộc GPDT ở Trung Quốc.
Tiết 4.	Ngày soạn: 
BÀI 4.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á	
(Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức.
Quá trình xâm lược của các nước phương Tây vào các nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh chống xâm lược ở Cam-pu-chia, Lào và Xiêm
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội, xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.
2.Năng lực 
-Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
-Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam Á.
3. Phẩm chất: 
Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2.Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a.Mục đích: nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
b.Nội dung hoạt động: Giáo viên sử dụng lược đồ Đông Nam Á. GV Đặt câu hỏi: em hãy cho biết đây là khu vực nào?
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở HS trả lời GV bổ sung và gới thiệu vào bài
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thống trị của CNTD - trừ Xiêm (Thái Lan). Để hiểu quá trình CNTD xâm lược của nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống CNTD của nhân dân các nước Đông Nam Á, chúng ta cùng tìm hiểu bài bài học hôm nay
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Hoạt động 1: . Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
a) Mục tiêu: Tìm hiểu về quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Đông Nam Á..
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: HS trình bày nội dung cơ bản của hai Hiệp ước Hacmăng và Patơnốt.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV Sử dụng kiến thức liên môn: Môn địa lý: giới thiệu: vị trí địa lí, dân số, diện tích...
+ là khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km2, gồm 11 nước với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là khu vực giàu tài nguyên.
+ là khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời.
+ Có vị trí chiến lược quan trọng, được coi là ngã tư đường, là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực và thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại
+ Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến ở hầu hết các nước Đông Nam Á lâm vào khủng hoảng, lần lượt rơi vào ách thống trị của CNTD.
GV hỏi: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trả lời.
Bước 3: Báo cáo,thảo luận
Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
- Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Tây ban Nha, Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở - Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh, Pháp.
Mục 2, 3: GV không dạy
Phong trào chống thực dân Hà lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a
*Hoạt động 2: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Cam-pu-chia 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: HS trình bày nội dung cơ bản của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cam-pu-chia là một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển. Là nước có lịch sử văn hóa lâu đời. Từ TK V thành lập nước, là quốc gia phật giáo với 95% dân số theo đạo phật, đa số là người khơme mọi công dân CPC đều mang quốc tịch khơme
Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô rô đôm suy yếu phải thuần phục Thái Lan
GV:Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân CPC cuối TK XIX ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trả lời.
Bước 3: Báo cáo,thảo luận
Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức
4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
*Quá trì nh xâm lược 
-Giữa TK XIX Pháp từng bước xâm chiếm CPC
1863, Pháp ép buộc Nô rô đôm chấp nhận quyền bảo hộ
-1884, Pháp buộc vua Nô rô đôm kí hiệp ước 1884, biến CPC thành thuộc địa của Pháp
Ách thống trị của Pháp làm cho ND CPC bất bình vùng dậy đấu tranh
*Phong trào đấu tra nh chố ng P háp 
c ủa nhân dân CPC 
Nổ ra liên tục có cuộc kn kéo dài 30 năm, thu hút sự tham gia đông đảo của tầng lớp nhân dân
Có sự phối hợp chiến đấu của nhân dân VN đặt biệt là trong cuộc khởi nghĩa của Pu côm bô được coi là biểu tượng liên minh liên đấu của nhân dân
Kết cục thất bại
-1861 – 1892 Si-vô-tha tấn công vào Uđông – Phnôm pênh " thất bại
1863 – 1866 cuộc Kn Achaxoa diễn ra ở Takeo chống Pháp " thất bại
1866- 1867 cuộc K/n của nhà sư Pucômbô, lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) có liên kết với nhân dân Việt Nam, gây cho Pháp nhiều khó khăn
Hoạt động 3: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu TK XX.
a) Mục tiêu: Tìm hiểu về phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: HS trình bày nội dung cơ bản của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của Campuchia
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời
GV: Nêu hiểu biết của em về nước Lào?
GV: Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử?
GV: Nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trả lời.
Bước 3: Báo cáo,thảo luận
Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức
5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu TK XX.
-Bối cảnh lịch sử
-Giữa TK XIX, chế đô phong kiến suy yếu, Lào phải thuần phục Thái Lan
-Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào
-1901-1903 cuộc k/n do Pha-ca-đuốc chỉ huy, giải phóng Xa va na khét, đường 9 biên giới Việt - Lào
" thất bại
1901-1907 cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô- lô-ven do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy" thất bại
-Nhận xét:
-Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi nhưng thất bại vì: phong trào mang tính tự phát, thiếu đường lối nà thiếu tổ chức.
Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương
Hoạt động 4: Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX.
a) Mục tiêu: HS Tìm hiểu về xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: HS trình bày nội dung cơ bản về những nội dung cải cách của Xiêm
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV:Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm chuẩn bị trong thời gian 5 phút.
Nhóm 1: Cho biết bối cảnh LS?
Nhóm 2: Nội dung chính của cải cách? Nhóm 3: Nhận xét ưu, hạn chế của cải cách?
Nhóm 4: tính chất của cuộc cải cách
HS: các nhóm cử đại diện	trình bày theo nội dung yêu cầu, các nhóm bổ sung
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: các nhóm cử đại diện	trình bày theo nội dung yêu cầu, các nhóm bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định 
GV: Bổ sung nội dung của từng nhóm và kết luận.
GV: Cái cách mang tính chất CMTS không triệt để (tàn dư phong kiến, ruộng đất )
6. Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX.
* Bối cảnh lịch sử
Giữa thế kỷ XIX, Xiêm thực hiện chính sách đóng cửa để tránh sự xâm nhập của Phương Tây.
Trước nguy cơ bị TD phương Tây xâm lược củ, Rama IV(Mông kut:1851- 1868), thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
Năm 1868, Ra-Ma V (Chu-la-long-con1868- 1910), lên ngôi tiến hành cải cách đất nước :
*Nội dung cải cách
Kinh tế:
+ NN: Giảm nhẹ thuế khóa (ruộng) nâng cao năng xuất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu
+CTN: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn và ngân hàng
Chính trị
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động
+ Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện )
+ Năm 1892, Ra-maV tiến hành nhiều cải cách (quân đội, tòa án, trường học ) theo khuôn mẫu phương Tây => Xiêm phát triển theo hướng TBCN.
-Ngoại giao
+ Mềm dẻo, lợi dụng vị trí “nước đệm”
+ Sẵn sàng từ bỏ các vùng đất phụ cận ( vốn là lãnh thổ của CPC, Lào và Mianma) để giữ gìn chủ quyền đất nước
-Tính chất: Cái cách mang tính chất CMTS không triệt để
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d) Tổ chức thực hiện
Nêu tầm quan trọng về mặt chiến lược của khu vực Đông Nam Á.
Hãy cho biết phong trào đấu tranh chống xâm lược ở Cam-pu-chia, Lào?
Hãy trình bày nội dung cuộc cải cách của RamaV?
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn 
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Hãy nhận xét về PTĐT của nhân dân Lào, CPC?
- Qua nội dung cải cách ở Xiêm hãy rút ra: ưu; nhược điểm và tính chất ?
- Liên hệ tình hình VN trong giai đoạn lịch sử này.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_den_bai_4.docx