Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 19 đến tiết 23

Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 19 đến tiết 23

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:

- Nêu được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai: nguyên nhân sâu sa và trực tiếp.

- Phân tích được thái độ của các nước Mĩ, Anh, Pháp đối với những hành động của CNPX.

- Trình bày được diễn biến chính của chiến tranh ở giai đoạn từ 9/1939-6/1941.

- Nhận xét được giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ.

- Kĩ năng trình bày vấn đề.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX.

 - Giáo dục thế hệ trẻ về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ nền an ninh hòa bình thế giới.

 

docx 19 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3491Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 19 đến tiết 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/01/2017 Ngày dạy:
Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Tiết 19 - Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nêu được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai: nguyên nhân sâu sa và trực tiếp.
- Phân tích được thái độ của các nước Mĩ, Anh, Pháp đối với những hành động của CNPX.
- Trình bày được diễn biến chính của chiến tranh ở giai đoạn từ 9/1939-6/1941.
- Nhận xét được giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng trình bày vấn đề.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX.
 	- Giáo dục thế hệ trẻ về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ nền an ninh hòa bình thế giới.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Lược đồ Đức - Italia gây chiến và bành trướng (10/1935-8/1939), lược đồ chiến tranh thế giới thứ II từ 9/1939-6/1941.
- Ảnh quân Pháp tiến vào Pari.
- Máy tính, máy chiếu, loa.
- Sách giáo khoa, vở ghi bài
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Sĩ số
Tên Hs vắng
11a1
11a2
11a3
11a5
11a6
11a7
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ. 
3. Vào bài mới:
Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước TBCN và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc CTTG (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc CTTG II (1939 - 1945).
Nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc CTTG II (1939 - 1945)? CTTG II đã diễn ra như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này.
4. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp.
(?) Vì sao hình thành khối liên minh phát xít?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV khẳng định đây là con đường các nước phát xít hỗ trợ nhau tiến hành xâm lược để chia lại thế giới.
(?) Đầu những năm 30 các nước phát xít đã có những hành động gì?
- HS trả lời dựa theo bản đồ, chỉ các vùng đất bị phát xít xâm lược.
(?) Thái độ của Anh, Pháp, Liên Xô thế nào khi các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược? Nhận xét về quan hệ quốc tế thời kỳ này?
- HS trả lời, GV chốt ý: Quan hệ quốc tế lúc này hết sức phức tạp giữa 3 lực lượng: Liên Xô, các nước Anh + Pháp + Mỹ và các nước phát xít.
(?) Hội nghị Muy-ních được tổ chức nhằm mục đích gì?
- HS dựa vào SGK trả lời. GV chốt ý: Hội nghị Muynich là đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp đối với phát xít Đức. Bằng việc bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc, họ hi vọng sẽ tránh được một cuộc đọ sức với Đức và chĩa mũi nhọn vào Liên Xô. Hội nghị Muy-ních thực chất là một âm mưu nghiêm trọng nhằm thành lập “Mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế” chống Liên Xô. Đây là lần thứ hai sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, các nước đế quốc hầu như đã đạt được mục đích của chúng (lần thứ nhất là Mặt trận đế quốc 14 nước vũ trang can thiệp vào Liên Xô từ 1918 - 1921).
(?) Vì sao Liên Xô và Đức kí hiệp ước Xô – Đức?
- HS trả lời:
+ Ý đồ của Đức là lợi dụng sự thỏa hiệp của Anh, Pháp để chiếm Ba Lan (vùng đất giáp Liên Xô). Để tránh sự đối đầu với LX (quốc gia kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít) nên Đức kí hiệp ước này.
+ LX: đây là giải pháp tốt nhất để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập. Biện pháp này đã làm thất bại trò chơi 2 mặt của phương Tây, phá vỡ mặt trận thống nhất của các nước đế quốc chống LX được dựng lên ở Hội nghị Muynich.
Hoạt động 2: cá nhân.
- GV tổng hợp kiến thức mục 1,2 rút ra nguyên nhân của cuộc chiến tranh.
Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân.
(?) Dựa vào lược đồ hình 43, tóm tắt diễn biến chính của chiến tranh từ 9/1939đến 4/1940?
- HS trả lời. GV chốt ý: Đây là thời kỳ ưu thế thuộc về Đức (áp dụng chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”, yếu tố bất ngờ và lợi dụng thái độ dung dưỡng của Anh - Pháp), tiến công Ba Lan, thôn tính gần như toàn bộ Châu Âu.
(?) Tại sao Đức chọn Ba Lan làm nơi tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh? 
- HS: Bởi vì Ba Lan là nước có nhiều tài nguyên quan trọng phục vụ cho công nghiệp chiến tranh (có thể dùng Ba Lan làm bàn đạp để tấn công LX và nhiều nước châu Âu khác).
(?) Tại sao thời kỳ này gọi là “Cuộc chiến tranh kỳ quặc”?
- HS suy nghĩ.
- GV gợi ý: 2 ngày sau khi buộc phải tuyên chiến với Đức, liên quân Anh – Pháp ồn ào dàn trận nhưng không tấn công và không có HĐ chi viện cho Ba Lan. Tình trạng “tuyên mà không chiến” hay là một cuộc chiến bằng miệng được gọi là “chiến tranh kỳ quặc”.
- GV hướng dẫn HS khai thác nội dung chữ nhỏ và hình 44 SGK để thấy những nét chính của quá trình Đức tấn công Pháp: Tấn “thảm kịch” nước Pháp (HS quan sát, khai thác trong SGK: “Quân Đức tiến vào Pari): Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).
-GV: Tính chất của CTTG II trong giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đẩy hàng triệu người dân vô tội vào sự chết chóc...
(?) Trình bày diễn biến chính của chiến tranh từ 9/1940 đến trước khi Đức tấn công LX?
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV tường thuật ngắn gọn (kết hợp với bản đồ) về cuộc tấn công LX của Đức. 
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937)
- Những năm 30 của thế kỉ XX, trục phát xít Béclin – Rôma – Tôkiô hình thành => Tăng cường xâm lược: 
+ Nhật chiếm Trung Quốc.
+ Italia chiếm Êtiôpia (1935), tham chiến ở Tây Ban Nha.
+ Đức âm mưu thành lập nước “Đại Đức”.
- Thái độ của Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ:
+ Liên Xô kiên quyết chống CN phát xít.
+ Anh, Pháp dung dưỡng, thỏa hiệp nhằm chĩa mũi nhọn về Liên Xô.
+ Mĩ: 8/1935 đưa ra Đạo luật trung lập.
2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
- 3/1938 Đức xâm chiếm Áo, gây ra vu Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc.
- 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních triệu tập.
+ Thành phần: Đức, Italia, Anh, Pháp, Tiệp Khắc.
+ Kết qủa: Hiệp định Muyních được kí kết giữa Anh, Pháp và Đức. 
- Tháng 3/1939, Hítle chiếm Tiệp Khắc và chuẩn bị chiếm Ba Lan.
 - 23/8/1939, Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau được kí kết.
3. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.
- Thái độ, chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ.
II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ 9/1939 đến 6/1941)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ 9/1939 đến 9/1940)
- 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh bùng nổ. 
- Tháng 4/1940 Đức chiếm Bắc và Tây Âu (Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua và Pháp).
- 7/1940 Đức đánh Anh nhưng bị tổn thất nặng nề.
2. Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến 6/1941)
- Tháng 9/1940, khối liên minh phát xít kí Hiệp ước Tam cường.
- 10/1940 Đức thôn tính Đông và Nam Âu.
- Hè năm 1941, Đức chiếm hầu hết châu Âu (trừ Anh).
5. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố lại những KTCB sau:
- Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thái độ của các nước Mĩ, Anh, Pháp đối với hành động của chủ nghĩa phát xít.
- Diễn biến chính của cuộc chiến tranh từ tháng 9/1939-6/1940.
Dặn dò HS đọc và soạn trước tiết 2 bài 17: tìm hiểu trước trận chân trâu cảng, quá trình đàu hàng của Đức Nhật.
Phê duyệt của tổ chuyên môn:
Xuân Hòa, ngày..tháng.năm 2017
Nguyễn Văn Nam
Ngày soạn: 12/01/2017 Ngày dạy:
Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Tiết 20 - Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Trình bày được diễn biến chính của chiến tranh thông qua các giai đoạn: 6/1941-11/1942, 11/1942 - 8/1945.
- Phân tích được kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Rút ra bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ an ninh hòa bình hiện nay.
- Phân tích được vai trò to lớn của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng trình bày vấn đề.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân thế giới nói chung và của nhân dân Liên Xô nói riêng.
 	- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong công cuộc chiến tranh này đối với loài người.
	- Giáo dục thế hệ trẻ về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ nền an ninh hòa bình thế giới.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Lược đồ chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1941-1945)
- Ảnh trận Trân châu Cảng, chiến đấu trong thành phố Xtalingrat.
- Máy tính, máy chiếu, loa.
- Sách giáo khoa, vở ghi bài
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Sĩ số
Tên Hs vắng
11a1
11a2
11a3
11a5
11a6
11a7
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước Mĩ, Anh, Pháp đối với hành động của các nước phát xít? 
3. Vào bài mớ:
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến trong giai đoạn 1 từ 9/1030-6/1941. Tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu diễn biến các giai đoạn 6/1941-11/1942, 11/1942-8/1945.
4. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân.
? Trình bày quá trình phát xít Đức tấn công Liên Xô?
(?) Tại sao Đức thu được nhiều thắng lợi khi tấn công LX?
- HS: Do ưu thế lúc đầu thuộc về Đức (lực lượng, vũ khí, trang bị chiến tranh), Đức áp dụng lối đánh bất ngờ.
(?) LX đã chiến đấu chống lại sự tấn công của Đức như thế nào?
- HS trả lời, GV chốt: LX kiên quyết chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc với khẩu hiện “Chúng ta quyết không lùi vì đằng sau là Matxcơva”. Tháng 12/1941 Hồng quân LX đẩy lùi Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô.
- GV hướng dẫn HS dựa và SGK tìm hiểu tình hình chiến sự ở Bắc Phi.
Hoạt động 2: Cá nhân.
- GV: Cho HS xem Video và giới thiệu về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh tại mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi CTTG diễn ra ở châu Âu, thì ở châu Á, Nhật Bản đã ráo riết nhảy vào cuộc chiến. Việc Mĩ kiên quyết phản đối quân Nhật kéo vào Đông Dương (9/1940) đã  ...  sử là cần phải canh tân đất nước để thoát khỏi tình trạng lạc hậu, tránh họa ngoại xâm.
+ Chính sách của nhà Nguyễn không phù hợp đã đẩy Việt Nam lún sâu vào khủng hoảng.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV hướng dẫn HS đọc thêm mục 2 thông qua các câu hỏi sau:
(?) Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam?
(?) Thực dân Pháp đã chuẩn bị như thế nào trước khi xâm lược Việt Nam?
Hoạt động 3: Tập thể - cá nhân
(?) Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên?
- GV gợi ý: vị trí địa lý của Đà Nẵng? Ưu thế quân sự của thực dân Pháp
(?) Nhân dân ta đã chống Pháp như thế nào?
- HS trả lời. GV nhấn mạnh về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, tấm gương của đốc học Phạm Văn Nghị, chủ trương “vườn không nhà trống” đã có tác dụng kìm chân Pháp, đẩy chúng vào tình thế khó khăn, bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên nhà Nguyễn không quyết tâm đánh bật Pháp ra khỏi Đà Nẵng.
Hoạt động 4: Tập thể - cá nhân
- GV giới thiệu vị trí Gia Định trên bản đồ, yêu cầu HS quan sát và kết hợp với SGK trả lời câu hỏi:
(?) Vì sao thực dân pháp chọn Gia Định là nơi tấn công lần thứ hai?
- HS trả lời. GV chốt ý.
(?) Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?
- HS dựa vào SGK trả lời. GV bổ sung (hình 49 SGK): Nguyễn Ánh cho xây dựng thành Gia Định theo kiểu vôbăng, chiều dài gần 500m, sức chứa 1 vạn quân với lượng lương thực cung cấp trong 1 năm (trong khi Pháp chỉ có 1000 người). Sau 2 ngày chiếm thành, Pháp thu 200 khẩu pháo, 2 vạn vũ khí các loại và lương thực. Trấn thủ thành là Vũ Duy Ninh tự sát.
(?) Thực dân Pháp đã làm gì sau khi dàn xếp xong chiến sự ở Trung Quốc?
- HS: Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa và đánh rộng ra cả miền Nam.
(?) Nhân dân các tỉnh và triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- HS: Nhân dân đứng lên kháng chiến và có nhiều trận thắng lớn.
+ Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất do: đường lối thủ để hòa, tâm lý sợ giặc, đánh giá sai về âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù nên đã dâng một phần chủ quyền dân tộc 
cho giặc.
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
* Việt Nam giữa thế kỷ XIX:
- KT: Nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn.
- CT: + Triều đình chuyên chế, bảo thủ.
+ Thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” và “cấm đạo”.
- XH: mâu thuẫn gay gắt; phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam (đọc thêm).
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Pháp: 1/9/1858 liên quân Pháp-TBN nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
+ Âm mưu: Chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình đầu hàng, kết thúc chiến tranh.
- Ta: Nhân dân phối hợp với triều đình, thực hiện “vườn không nhà trống”, chống trả anh dũng.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
- Tháng 2/1859 Pháp tiến công Gia Định nhằm uy hiếp Campuchia và chiếm lưu vực sông Mê Công.
- Dân binh chiến đấu dũng cảm => Pháp chuyển kế hoạch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chính phục từng gói nhỏ”.
- Nhà Nguyễn chống cự yếu ớt, trong khi Pháp đang gặp khó khăn.
- 3/1960 Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng đồn Chí Hòa nhưng không tấn công Pháp => bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862
- Tháng 2/1861 đánh đồn Chí Hoà.
- 4/1961 - 3/1962 chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân dâng cao.
- 5/6/1862 nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất: bồi thường chiến phí, dâng 3 tỉnh miền 
Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố lại các nội dung để các em hiểu sâu hơn bài học: Tình hình VN trước khi Pháp xâm lược; lí do Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định.
- Bài tập: Sưu tầm tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam kì.
- Dặn dò HS đọc và soạn trước mục III bài 19, mục I bài 20. 
Phê duyệt của tổ chuyên môn:
Xuân Hòa, ngày..thángnăm 2017
Nguyễn Văn Nam
Ngày soạn: 28/01/2017 Ngày dạy:
Tiết 23 - Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nêu được những nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873. So sánh được cuộc kháng chiến của nhân dân ta với triều đình.
- Chỉ ra được trách nhiệm của nhà Nguyễn trong giai đoạn 1858-1973.
- Trình bày được quá trình Pháp đánh Bắc kì lần I năm 1873, cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân ta trong những năm 1873-1874.
- Phân tích được tình hình ta và địch sau khi triều đình Huế kí hiệp ước giáp tuất 1874.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử, biết liên hệ, rút ra bài học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định vấn đề
3. Thái độ
- Hiểu được bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
- Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Bản đồ hành chính VN thời Minh Mạng, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh có liên quan: Trương Định được phong soái, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng 1858
- Lược đồ kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Sĩ số
Tên Hs vắng
11a1
11a2
11a3
11a5
11a6
11a7
2. Kiểm tra bài cũ: 
 (?) Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược có những thuận lợi và khó khăn gì? 
(?) Vì sao Pháp lại tấn công Đà Nẵng? cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào?
3. Vào bài mới:
- GV nêu những câu hỏi định hướng cho HS: Quá trình chinh phục Việt Nam của thực dân Pháp diễn ra như thế nào? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 6 tỉnh Nam Kỳ ra sao? Em có nhận xét gì về vai trò của nhà Nguyễn với tư cách là người lãnh đạo cuộc kháng chiến? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên.
4. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Nhóm
+ Nhóm 1: Tình hình ở miền Đông sau Hiệp ước Nhâm Tuất?
+ Nhóm 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Trương Định?
- Sau 4 phút thảo luận, GV gọi đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác bổ sung, sau đó chốt ý.
Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân
- GV sử dụng lược đồ giới thiệu 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
(?) Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời. GV nhấn mạnh: Yếu tố khiến Pháp đẩy mạnh và dễ dàng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây do thái độ nhu nhược, cầu hòa của nhà Nguyễn và mục đích của giới tư bản Pháp là quyết tâm tìm kiếm thắng lợi ở Việt Nam để xoa dịu mâu thuẫn ở chính quốc sau thất bại trong cuộc chiến ở Mêhicô. Mất 3 tỉnh miền Tây triều đình Huế mất đi vùng hậu phương rộng lớn, giàu có. Còn Pháp dễ dàng uy hiếp phong trào ở Campuchia và mở rộng đánh Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
(?) Nhân dân miền Tây đã chống Pháp như thế nào?
- HS nêu tên các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. GV bổ sung một số câu chuyện lịch sử liên quan đến các nhân vật: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân
(?) Nhận xét về cuộc đấu tranh của nhân dân 3 tỉnh miền Tây?
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Tập thể - cá nhân
? Sau khi chiếm được Nam kì Pháp đã có những hành động gì để chuẩn bị xâm lược Bắc kì?
? Triều đình có hành động gì tạo điều kiện cho Pháp đưa quân ra Bắc kì?
- Hoạt động cặp đôi: dựa vào lược đồ Pháp đánh Bắc kì lần I hày tóm tắt diễn biến quá trình Pháp đánh bắc kì lần I.
Hoạt động 4: Nhóm
- Nhóm 1: tìm hiểu về cuộc kháng chiến của triều đình trong những năm 1873-1874.
- Nhóm 2: tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân trong những năm 1873-1874.
- Nhóm 3: Tìm hiểu nội dụng hiệp ước giáp tuất 1874.
- Nhóm 4: Nhận xét tình hình nước ta và Pháp sau hiệp ước giáp tuất.
- HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả cho GV.
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862
- Sau 1862, lực lượng kháng chiến của triều đình ở 3 tỉnh miền Đông phải giải tán.
- Phong trào của nhân dân vẫn tiếp diễn: phong trào “tị địa”, khởi nghĩa Trương Định.
- Khởi nghĩa Trương Định:
+ 1859 phối hợp với triều đình chống Pháp ở Gia Định.
+ 1861 về căn cứ Tân Hoà.
+ 1862 giương cao lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”, đẩy mạnh đánh địch.
+ 1863 Pháp tấn công Tân Hoà
+ 1864 Pháp tập kích vào Tân Phước. Trương Định hi sinh.
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- 20/6/1867 quân Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long.
- Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn 1 viên đạn.
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Phong trào “tị địa” phát triển.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), Đỗ Thừa Long (Cà Mau), Nguyễn Hữu Huân (Mĩ Tho)
=> Đặc điểm:
+ Diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Diễn ra sôi nổi, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
+ Hình thức phong phú, nhiều căn cứ được xây dựng.
+ Thất bại do chênh lệch lực lượng, vũ khí thô sơ.
BÀI 20 - I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHANG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. 
- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm và hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. 
 - Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.
- Triều đình Huế kí Hiệp ước 1874, nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố lại các nội dung để các em hiểu sâu hơn bài học: cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân lục tỉnh nam kì; quá trình Pháp đánh bắc kì lần thứ nhất năm 1873. Phân tích tương quan lực lượng của ta và địch sau hiệp ước Giáp tuất 1874.
- Bài tập về nhà: So sánh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân với triều đình từ 1858-1873.
- Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 20, tìm hiểu thêm tư liệu về quá trình Pháp đánh bắc kì, hai bản Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
Phê duyệt của tổ chuyên môn:
Xuân Hòa, ngày..tháng.năm 2017
Nguyễn Văn Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_19_Nhan_dan_Viet_Nam_khang_chien_chong_Phap_xam_luoc_Tu_nam_1858_den_truoc_nam_1873.docx