Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 12 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 12 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Biết: Những nét chung của CNTB trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

Những nét cơ bản về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả vô cùng trọng của nó.

-Hiểu: +sự thiết lập của một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước vecxai – oasinhtơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. Hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn trong lòng tư bản chủ nghĩa.

 -Vận dụng: liên hệ Việt Nam trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến chiến tranh thế giới.

2.tư tưởng thái độ

-Hiểu được quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản, từ đó có thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh.

-Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính.

 

doc 9 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 22774Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 12 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN 18/11/2016
NGÀY DẠY: 21/11/2016
LỚP DẠY: 11D, E
CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
TIẾT 12 BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Biết: Những nét chung của CNTB trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). 
Những nét cơ bản về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả vô cùng trọng của nó.
-Hiểu: +sự thiết lập của một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước vecxai – oasinhtơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. Hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn trong lòng tư bản chủ nghĩa.
 	-Vận dụng: liên hệ Việt Nam trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến chiến tranh thế giới.
2.tư tưởng thái độ
-Hiểu được quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản, từ đó có thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh.
-Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính.
3.Kỹ năng
-Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử đã học.
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, khai thác lược đồ để hiểu bản chất của sự kiện.
-Bồi dưỡng phương pháp liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại.
4.Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
* Năng lực tự học
- Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Khai thác tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để tự tìm kiếm nội dung 
- Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, khái quát, liên hệ.
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề lịch sử.
- Khả năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một vấn đề cụ thể
b. Năng lực chuyên biệt:
* Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng
* Năng lực thực hành bộ môn: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ, lược đồ để xác định sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống vecxai oasinhtơn
* Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau, hòa ước vecxai oasinhtơn với nội dung của nó là nguồn gốc dẫn đến chiến tranh thế giới lần hai.
II.Thiết bị, tài liệu dạy học
Lược đồ thế giới hoặc lược đồ châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Một số tranh, ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học, về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
III. tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)
1.Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi:
1. Hãy nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới.
2. Những tác động của chính sách này đối với nền kinh tế nước Nga là gì?
3.Dẫn dắt vào bài mới (1 phút)
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, những mâu thuẫn vốn có không được giải quyết mà tiếp tục gia tăng. Từ năm 1918-1939, các nước tư bản chủ nghĩa đã phải trải qua một quá trình thăng trầm đầy biến động dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu những vấn đề trên.
4.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
 -Giáo viên nêu một số câu hỏi nhằm gợi lại cho học sinh nhớ những kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), đặc biệt là kết cục chiến tranh.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Kết cục của cuộc chiến tranh ra sao?
Học sinh trả lời.
 -Giáo viên chốt ý, dẫn vào bài: Vì tham vọng, mà các nước đế quốc đã bị lôi vào vòng khói lửa chiến tranh. Ngay sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị Hòa bình ở Vécxai (1918-1919) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Theo đó, một trật tự thế giới mới đã được xác lập, thường được gọi là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.
 -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 29: Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn trang 60 sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lời theo những câu hỏi sau:
Tại sao các mốc 1914 và 1923 được dùng để so sánh?
Chỉ trên lược đồ những nước nào biến mất? Những nước nào mới xuất hiện? Những nước nào có sự thay đổi về lãnh thổ? Nước nào bị thiệt? Nước nào được lợi?
Sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa các đế quốc?
 -Học sinh suy nghĩ, trả lời, học sinh khác bổ sung.
 -Giáo viên nhận xét, chốt ý: 
 Tham dự hội nghị có đại biểu của 27 nước thắng trận và điều khiển hội nghị là 5 cường quốc MỸ, ANH , PHÁP, NB, Ý. Thực tế quyền điều khiển thuộc về 3 nước: mỹ , anh pháp. Các nước bại trận cũng có mặt nhưng chỉ để nghe và kí các hòa ước do các nước thắng trận quyết định.
Nội dung
Sau Thế chiến thứ nhất, mỗi nước bại trận (Đức, Áo, Hungari, Thổ Nhĩ Kì, Bungari) phải thi hành một bản hòa ước riêng có nội dung cơ bản là bồi thường chiến tranh, hạn chế vũ trang và điều chỉnh lãnh thổ. 
▲ đức : 28/6/1919 , Khẳng định đức là một nước bại trận phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tội ác chiến tranh, trả lại vùng đất mà mình chiếm đóng, bồi thường một khoản chiến phí cho các nước.
Trả loren và an rát cho Pháp, cắt đất cho Ba Lan và Bỉ , so với 1914 lãnh thổ Đức bị thu hẹp rất nhiều: toàn bộ thuộc địa của đức tại châu phi và châu á trở thành khu ủy trị của hội quốc lien và giaocho ANH, PHÁP, NB quản lí 
(1/8 đất đai, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/7 diện tích đất trồng trọt.
Hòa ước vecxai chưa ráo mực thì tranh chấp giữa các nước đã nổi lên nhất là NB và Ý. Vì vậy trong hai năm tiếp theo hàng laotj hòa ước đã được kí kết như hiệp ước 5 nc, 4, 9: 
 ▲ ÁO- HUNG: bị tách làm hai nước nhỏ là áo và hunggri, thiếp khắc được ra đời từ đế quốc áo hung, những phần đất còn lại của đế quốc áo hung được trao cho Ba lan, Ba Tư mới được thành lập.
 ▲bun ga ri và ốttôman chịu chung số phận: bung ga ri bị thu hẹp lãnh thổ , đế quốc ốt tô mam bị xóa sổ trên bản đồ thế giới.
 ▲ các vùng xiri, li băng palextin, irắc tách ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ đặt dươcí sự bảo trợ của Anh, Pháp.
Theo đó, với Hòa ước Vécxai, trật tự mới ở châu Âu đã được thiết lập. Đường biên giới của các quốc gia bị cắt xén tùy tiện để thỏa mãn tham vọng của các đế quốc thắng trận, bất chấp quyền lợi dân tộc. các nước thua trận bị thu hẹp và bị chia nhỏ, áo hung và ốttôman rộng lớn ngự trị suốt thời kì cận đại , là mối nhà tù của các dân tộc bị tan dã, 1923 trên bản đồ chính trị xuất hiện 1 số quốc gia mới: Tiệp KhẮC, Ba Tư, Ba Lan, Một số quốc gia ở trung cận đông. Tuy nhiên hệ thống này không đếm xỉa đến quyền lợi chính đáng dân tộc, xâm phạm lãnh thổ nhiều dân tộc ở châu âu, thù hằn chia rẽ tạo cơ hội “Phục thù” sau này.
 Giáo viên giải thích cho học sinh vì sao lại chọn mốc 1914 và 1923.
Giáo viên kết hợp lược đồ, phân tích sự thay đổi về lãnh thổ của châu Âu theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.
Giáo viên mở rộng để học sinh có sự so sánh: Ở Nga sau Cách mạng tháng Mười cũng có sự thay đổi về quốc gia và lãnh thổ (tức là quá trình “tan” và “hợp” như các nước ở châu Âu, nhưng nó đã tạo nên mối quan hệ hữu nghị, anh em giữa các quốc gia trên lãnh thổ đế quốc Nga trước đó, khác với những biến đổi diễn ra theo Hiệp ước Vécxai-Oasinhtơn.
Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 59, hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Giáo viên giảng tiếp: Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên-một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên đã được thiết lập với sự tham gia của 44 nước thành viên
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn 15’
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1918-1919) và Oasinhtơn (1921-1922) nhằm phân chia quyền lợi.
Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường được gọi là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.
Hệ thống này mang lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trận, xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc.
Hội Quốc liên-một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên đã được thiết lập với sự tham gia của 44 nước thành viên
 -Giáo viên nêu những nét chính về cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
 2. Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản (không dạy) 2’
Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp
-Giáo viên dẫn dắt: Trong những năm 1929-1933, trong thế giới tư bản diễn ra một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Đây là một cuộc khủng hoảng “thừa” kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên những hậu quả chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. 
Sau đó hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
-Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh suy nghĩ, trả lời.
-Giáo viên chốt ý: 
Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm (1929-1933), trầm trọng nhất là năm 1932. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, nhưng nhu cầu và sức mua của người dân không có sự tăng lên tương ứng, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế (“khủng hoảng thừa”).
Giáo viên cung cấp thêm tài liệu để miêu tả những nghịch cảnh: Hàng hóa ế thừa mà không có người mua, người dân chết đói bên cạnh những đống thóc chất cao không bán được, chuẩn bị đem làm chất đốt máy
Giáo viên hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Cuộc khủng hoảng lần này trước hết đã tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ví dụ, ở Mĩ có 13 vạn công ty bị phá sản, 10,000 ngân hàng phải đóng cửa, sản lượng thép sụt 76%, ô tô 80%, thu nhập nông nghiệp năm 1932 chỉ bằng năm 1929. Để giữ giá hàng hoá bọn chủ tư bản đã phá huỷ các phương tiện sản xuất và hàng hoá tiêu dùng ở Mĩ. Năm 1931, người ta đã phá huỷ những lò cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong một năm, đánh đắm 124 tàu biển (trọng tải khoảng 1 triệu tấn); ở Braxin 1933 có 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển.
+ Cuộc khủng hoảng này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, dống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Những cuộc đấu tranh, tuần hành, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. Theo thống kê không đầy đủ, trong thời gian từ năm 1928 đến cuối năm 1933, số người tham gia bãi công ở các nước tư bản chủ nghĩa đã lên tới 17 triệu, con số ngày bãi công là 267 triệu.
+ Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:
1. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản không có hoặc ít có thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đối nội, đàn áp được phong trào cách mạng và đối ngoại, tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
2. Các nước Mĩ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế – xã hội một cáchôn hoà. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai – Oasinhtơn.
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản do đó ngày càng chuyển biến phức tạp và dần dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa hai khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Để học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của chủ nghĩa phát xít, giáo viên giảng thêm: Theo Đimitơrốp, chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phát xít phản động nhất, sơvanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.
Giáo viên hỏi: Chủ nghĩa phát xít ra đời đã có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Quan hệ giữa các nước tư bản ngày càng phức tạp, sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Đức, Ý, Nhật (khối Phát xít) và Anh, Pháp, Mĩ (khối Dân chủ). Khối phát xít ra sức chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược. Nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng cận kề.
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó 15’
Nguyên nhân: Hàng hóa sản xuất ra nhiều, vượt quá nhu cầu mua và sức tiêu dùng của người dân.
Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.
Hậu quả: 
+ Về kinh tế: Đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
Tàn phá nặng nề nên kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị – xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc
Hình thành hai khối đế quốc: Đức, Ý, Nhật (khối Phát xít) và Anh, Pháp, Mĩ (khối Dân chủ).
Khối Phát xít ra sức chạy đua vũ trang.
Nguy cơ chiến tranh thế giới mới ngày càng cận kề.
 -Giáo viên nêu những nét chính về diễn biến của phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (không dạy) 2’
IV. Củng cố và dặn dò 5’
1- Củng cố 1’: GV củng cố bài bằng việc kiểm tra hoạt động nhận thức của HS bằng câu hỏi khái quát: Nêu các giai đoạn phát triển chính của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)? Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới?
2- Dặn dò: Học bài cũ, hoàn thành câu hỏi và bài tập SGK.
3Bài tập về nhà:
1. Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Vec – xai và Oa-sinh-tơn nhằm mục đích gì?
A. Hợp tác kinh tế
B. Hợp tác về quân sự
C. Ký hoà ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi
D. Bàn giải quyết hậu quả của chiến tranh
2. Với việc ký kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi quan hệ Quốc tế có gì mới?
A. Một trật tự thế giới mới được thiết lập
B. Trật tự thế giới vẫn giữ nguyên như cũ
C. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc với nhau
D. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô
3. Các nước tư bản thắng trận đã giành được những gì thông qua hệ thống Vecxai- Oasinhtơn?
A. Giành được ưu thế về quân sự
B. Giành được nhiều lợi lộc, xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận.
C. Giành ưu thế ngoại giao và vị thế trên trường quốc tế
D. Giành ưu thế về chính trị
4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng
 Sự kiện
Thời gian
1. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
a. Tháng 2/1936
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ.
b. Tháng 3/1929
3. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp.
c. Tháng 10/1929
4. Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha giành thắng lợi trong tổng tuyển cử.
d. Từ năm 1936 - 1939

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Tinh_hinh_cac_nuoc_tu_ban_giua_hai_cuoc_chien_tranh_the_gioi_1918_1939.doc