Giáo án Lịch sử 11( Chương trình chuẩn)

Giáo án Lịch sử 11( Chương trình chuẩn)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:

- Phân tích được tình hình Nhật Bản đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868.

- Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của Duy Tân Minh Trị. Hiểu được DTMT thực chất là một cuộc CMTS đưa NB phát triển theo con đường TBCN và chuyển nhanh sang giai đoạn ĐQCN.

2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử. - Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”.

3. Thái độ:- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển XH. - Hiểu được bản chất của CNĐQ là chiến tranh.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực chung: Năng lực khai thác, tổ chức thông tin kiến thức, năng lực hợp tác.

-Năng lực chuyên biệt: Năng lực phát hiện kiến thức, năng lực liên hệ, rút ra được bài học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

GV: - Các tài liệu liên quan đến tình hình NB đầu thế kỷ XIX – 1868.

 - Lược đồ sự bành trướng của Nhật Bản, tranh ảnh về NB.

HS: Nghiên cứu qua chương trình sách giáo khoa.

 Nghiên cứu bài học theo câu hỏi định hướng trong SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.

- Sử dụng lược đồ trực quan, liệt kê, phân tích, liên hệ.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động tạo tình huống học tập:

a)Mục tiêu:

- HS nhớ lại kiến thức về âm mưu và thủ đoạn của các nước Âu Mĩ đối với châu Á, nhận ra được một vài đặc điểm của Nhật Bản, nhất là sự phát triển của Nhật Bản ngày nay.

- Tuy nhiên, học sinh chưa biết được sự phát triển của NB từ cuối thế kỉ XIX bắt nguồn từ sự những thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, từ đó kích thích sự tò mò về cuộc duy tân này như thế nào và nó có tác động ra sao đối với nước Nhật và khu vực sau đó.

b) Phương thức:

- GV dẫn dắt: Ở chương trình lịch sử lớp 10, các em đã tìm hiểu về lịch sử thế giới cận đại. Các em đã biết rằng, cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mĩ đã chuyển sang đoạn đế quốc chủ nghĩa và đẩy mạnh xâm lược châu Á, Phi, khu vực Mĩ Latinh. Vậy đứng trước bối cảnh đó, các nước ở châu Á đã có những đối sách như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần I, Chương I.

GV cho HS quan sát một số hình ảnh văn hóa, con người Nhật Bản và nêu câu hỏi:

1- Những hình ảnh trên gợi cho các em suy nghĩ về quốc gia nào?

2 - Em đã được đến đất nước đó chưa?

3- Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về quốc gia đó?

c)Dự kiến sản phẩm

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới.

- GV dẫn: Để đạt được những thành tựu phát triển như ngày nay, Nhật Bản cũng phải trải nhiều giai đoạn khó khăn (như ở cuối thế kỉ XIX). Đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng. Vậy, 4 - cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành như thế nào? 5 - Tác động của nó đối với Nhật Bản và các nước trong khu vực ra sao? Để tìm hiểu nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung: Bài 1. NHẬT BẢN (GV kết hợp viết bảng)

 

doc 84 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1836Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11( Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
MÔN LỊCH SỬ 11
BAN CƠ BẢN
GV: Hoàng Văn Dựng
Tiết 1 - Tuần 1 	Ngày soạn: 25/08/2018
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Tiếp theo)
Chương I: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)
Bài 1: NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Phân tích được tình hình Nhật Bản đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868.
- Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của Duy Tân Minh Trị. Hiểu được DTMT thực chất là một cuộc CMTS đưa NB phát triển theo con đường TBCN và chuyển nhanh sang giai đoạn ĐQCN.
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử. - Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”.
3. Thái độ:- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển XH.	 - Hiểu được bản chất của CNĐQ là chiến tranh.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực khai thác, tổ chức thông tin kiến thức, năng lực hợp tác.
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực phát hiện kiến thức, năng lực liên hệ, rút ra được bài học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: - Các tài liệu liên quan đến tình hình NB đầu thế kỷ XIX – 1868.
 - Lược đồ sự bành trướng của Nhật Bản, tranh ảnh về NB.
HS: Nghiên cứu qua chương trình sách giáo khoa.
	 Nghiên cứu bài học theo câu hỏi định hướng trong SGK.
III.	 PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
- Sử dụng lược đồ trực quan, liệt kê, phân tích, liên hệ.
- Hướng dẫn thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động tạo tình huống học tập: 
a)Mục tiêu:
- HS nhớ lại kiến thức về âm mưu và thủ đoạn của các nước Âu Mĩ đối với châu Á, nhận ra được một vài đặc điểm của Nhật Bản, nhất là sự phát triển của Nhật Bản ngày nay.
- Tuy nhiên, học sinh chưa biết được sự phát triển của NB từ cuối thế kỉ XIX bắt nguồn từ sự những thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, từ đó kích thích sự tò mò về cuộc duy tân này như thế nào và nó có tác động ra sao đối với nước Nhật và khu vực sau đó.
b) Phương thức:
- GV dẫn dắt: Ở chương trình lịch sử lớp 10, các em đã tìm hiểu về lịch sử thế giới cận đại. Các em đã biết rằng, cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mĩ đã chuyển sang đoạn đế quốc chủ nghĩa và đẩy mạnh xâm lược châu Á, Phi, khu vực Mĩ Latinh. Vậy đứng trước bối cảnh đó, các nước ở châu Á đã có những đối sách như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần I, Chương I.
GV cho HS quan sát một số hình ảnh văn hóa, con người Nhật Bản và nêu câu hỏi:
1- Những hình ảnh trên gợi cho các em suy nghĩ về quốc gia nào? 
2 - Em đã được đến đất nước đó chưa?
3- Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về quốc gia đó?
c)Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới.
- GV dẫn: Để đạt được những thành tựu phát triển như ngày nay, Nhật Bản cũng phải trải nhiều giai đoạn khó khăn (như ở cuối thế kỉ XIX). Đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng. Vậy, 4 - cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành như thế nào? 5 - Tác động của nó đối với Nhật Bản và các nước trong khu vực ra sao? Để tìm hiểu nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung: Bài 1. NHẬT BẢN (GV kết hợp viết bảng)
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1(Cá nhân):Tìm hiểu về Tình hình kinh tế- xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX.
*Mục tiêu: 
-Hs nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản trước 1868
-Từ đó rút ra được bối cảnh thực hiện cuộc cải cách.
*Phương thức: 
- Gv yêu cầu HS đọc đoạn thông tin SGK T4.5 thảo luận trả lời câu hỏi:
? Tình hình Nhật Bản từ đầu TKXIX đến trước 1868 có những điểm gì nổi bật?
?Tình hình trên đặt ra khó khăn gì đối với Nhật Bản?
?Trước bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với Nhật Bản như thế nào?
- HS: kết hợp theo dõi tư liệu, sách giáo khoa trao đổi thảo luận cặp đôi 
- GV: Gợi ý, hướng dẫn các nhóm tìm hiểu, mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu.
- HS: nghiên cứu SGK, thảo luận báo cáo kết quả
- GV: Gọi HS trình bày, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến và điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh.
. Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc Duy tân Minh Trị
(1)Mục tiêu:
- Hs nắm được nội dung cuộc Duy tân Minh Trị từ đó rút ra được tính chất, ý nghĩa.
-Tác động của cuộc Duy tân đến các nước trong khu vực 
(2)Phương thức
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tài liệu về cuộc Duy tân Minh Trị (1868) về:
+ thời gian, mục đích. – Cá nhân
+ nội dung (chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục) - Nhóm
+ ý nghĩa, tính chất – Cá nhân 
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào tư liệu SGK và các tài liệu khác, em hãy nêu một vài hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị?
- HS: trả lời, các bạn khác có thể trao đổi, GV có thể kết luận, đánh giá.
- Tìm hiểu nội dung cải cách Minh Trị:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công Nhóm trưởng, Thư kí và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, giới hạn thời gian.
Nhóm 1: Cải cách về chính trị.
Nhóm 2: Cải cách về kinh tế.
Nhóm 3: Cải cách về quân sự.
Nhóm 4: Cải cách về giáo dục.
Chung: Vì sao CC Minh Trị mang tính chất CMTS chưa triệt để?
+ Nhóm trưởng tổ chức nhóm thảo luận: mời lần lượt các thành viên hoặc một vài bạn trong nhóm đưa ra ý kiến.
+ Thư kí ghi tóm lược quá trình và kết quả thảo luận. Nhóm thống nhất kết quả.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.
- GV tiếp tục đưa ra câu hỏi:
Chung: Vì sao CC Minh Trị mang tính chất CMTS chưa triệt để?
Hoạt động 3( Cả lớp): Tìm hiểu Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
* Mục tiêu: Những biểu hiện về sự hình thành CNĐQ ở Nhật. 
 Những đặc điểm của CNĐQ Nhật ?
* Phương thức: 
- GV dùng bản đồ giới thiệu về sự mở rộng lãnh thổ của ĐQ Nhật.
 GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS theo dõi SGK và chỉ ra những biểu hiện của việc NB chuyển sang CNĐQ.
1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868.( Nêu nét chính)
+ Kinh tế: lạc hậu, khủng hoảng, kém phát triển
+ Xã hội: vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, nông dân, tư sản công thương mâu thuẫn gay gắt với chế độ pk
+ Chính trị: giữa TKXIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia pk do thiên hoàng đứng đầu nhưng không có thực quyền.
 + Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư sản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập. 
à Đặt Nhật đứng trước 2 lựa chọn: tiếp tục duy trì chế độ pk trì trệ hoặc tiến hành duy tân.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Năm 1867, lên ngôi Thiên hoàng, Tháng 1/1868 chế độ Mạc phủ sụp đổ, thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách đất nước.
* Nội dung cải cách:
- CT: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ.
+ Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
+ Ban hành Hiến Pháp mới (1889), thiết lập chế độc quân chủ lập hiến.
+ Ban bố các quyền tự do, thực hiện bình đẳng.
- KT: Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phép mua bán ruộng đất.
(+ Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của PK, .
+ Phát triển KTTBCN ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở vật chất)
- Quân sự: + Tổ chức theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, chú trọng công nghiệp quốc phòng.
- VH – GD: Thi hành chính sách GD bắt buộc, chú trọng KHKT.
+ Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất: là cuộc CMTS không triệt để.
* Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho NB phát triển thành một nước TBCN và thoát khỏi hoạ ngoại xâm.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
* KT: Sau cải cách, KTTBCN ở Nhật phát triển mạnh mẽ.
- Các công ty độc quyền ra đời. Bần cùng hoá NDLĐ, bóc lột công nhân => 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập.
- Đối ngoại: Xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây, tiến hành bành trướng xâm lược.
- NB vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến.
=> Cuối thế kỷ XIX - đầu XX, NB là một nước ĐQCN.
- Đặc điểm: NB là nước Đế quốc phong kiến quân phiệt.
3. Hoạt động luyện tập: 
Mục tiêu: GV kiểm tra HĐ nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nguyên nhân nào khiến cho NB từ một nước PK lạc hậu trở thành một nước ĐQ, thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa?
- Tại sao nói cuộc Duy tân Minh trị có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản?
- Những sự kiện nào chứng tỏ Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc?
4. Vận dụng và mở rộng:
 * Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn:
- So sánh cuộc Duy tân Minh Trị với các cuộc CMTS khác thời cận đại
- Tác động của cuộc Duy tân Minh Trị đến Nhật Bản và các nước trong khu vực
 * Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Câu 1: Nêu những nhận xét đánh giá của bản thân sau khi học xong cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.
Câu 2: So sánh cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản với trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam 
 Câu 3: Về nhà tìm hiểu về Thiên hoàng Minh Trị.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.
- Lập bảng tóm tắt nội dung cải cách Minh Trị vào vở.
- Học bài cũ: Liên hệ tình hình NB cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt Nam?
- Đọc trước bài Ấn Độ và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Tiết 2 - Tuần 2	Ngày soạn:25/08/2018
Bài 2: ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu được nguyên nhân của PTĐTGPDT diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. 
- Hiểu rõ vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong PTGPDT. Tinh thần đấu tranh anh cũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi - pay. 
- Phân tích được khái niệm “châu Á thức tỉnh” và PTGPDT thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ, để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh.
- Năng lực so sánh, liên hệ , tự học.
3. Thái độ:
- Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc. 
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực lập luận, hợp tác, thu thập kiến thức.
 -Năng lực chuyên biệt: Năng lực tường thuật so sánh, liên hệ , năng lực khai thác lược đồ
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
Sử dụng lược đồ, tường thuật, miêu tả, phân tích.
Kỹ thuậ động não.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: - Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
	-Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
	- Các nhân vật lịch sử cận đại Ấn Độ - Nhà xuất bản giáo dục. 
	HS: Chuẩn bị các câu hỏi SGK
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động tạo tình huống học tập: 
a) Mục tiêu: HS nhận thức được vị trí Ấn Độ quan trọng, giàu tài nguyên, nền văn hóa lâu đời. 
	 HS nhớ lại cuộc phát kiến địa lý của phương Tây tìm đường đến Ấn Độ,
	 Rút ra được Ấn Độ cũng là mục tiêu của các đế quốc phương Tây.
b) Phương thức GV đưa tranh lược đồ phát kiến địa lý, chữ số đầu tiên của Ấn Độ
GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên giúp em nhớ đến kiến thức gì đã học?
c) Dự kiến sản phẩm: 
- HS trả lời: Phát kiến địa lý của V.Gama tìm đường đến Ấn Độ
	GV: Năm 1498 nhà hàng hải Vascode Gama đã vượt mũi Hảo Vọng tìm được con đường biển tới tiểu lục Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào Ấn Độ, trong đó tiêu biểu nhất là thực dân Anh. Vậy quá trình thực dân Anh độc c ...  đánh thành Hà Nội 
18/8/1883
Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng
6/6/1884
Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
Niên đại
Sự kiện
5/7/1885
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế
13/7/1885
Ra chiếu Cần vương 
1886 - 1887
Khởi nghĩa Ba Đình 
1883 - 1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885 - 1895
Khởi nghĩa Hương Khê 
1884 - 1913
Khởi nghĩa Yên Thế 
Nửa cuối TK XIX 
Trào lưu cải cách Duy Tân 
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)
	Niên đại
Sự kiện
1905 – 1909
- Phong trào Đông Du 
1907
- Đông Kinh Nghĩa Thục 
1908
- Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì 
1916
- Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế 
1917
- Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên 
1911
- Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước 
Hoạt động 2( Nhóm nhỏ): Tìm hiểu những nội dung chủ yếu :
*Phương thức: GV nêu từng vấn đề về nội dung, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
* Nội dung 1 : Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
 Dự kiến sản phẩm: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người, sức của ...
* Nội dung 2 : Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp ? 
 Dự kiến sản phẩm: Thái độ không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa vời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế .
* Nội dung 3 : Phong trào Cần vương 
Dự kiến sản phẩm: Nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa lịch sử của phong trào .
* Nội dung 4 : Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX ? 
Dự kiến sản phẩm: 
+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê 
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới lập trường phong kiến .
+ Kết quả: thất bại
+ Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .
* Nội dung 5 : Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX 
Dự kiến sản phẩm: 
- Bối cảnh : Dưới tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Namà chuyển biến về kinh tế, xã hội. Những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
- Những biểu hiện cụ thể: 
+ Khuynh hướng tiêu biểu : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bảnà vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
+ Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy tân, cầu viện...
+ Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.
- Kết quả: thất bạià Sự bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
3. Hoạt động luyện tập:
	- Cho HS luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- GV đưa ra các câu hỏi vận dụng, tổng hợp kiến thức cho HS trả lời, GV sửa chữa
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.
- Dặn dò HSôn tập thi học kì II.
- Chuẩn bị nội dung lịch sử địa phương: Tìm hiểu về phong trào Cần Vương ở Quảng Trị.
Nhóm 1: Tìm hiểu phong trào Cần Vương ở Quảng Trị
Nhóm 2: Tìm hiểu căn cứ Tân Sở.
Tiết 34- Tuần 34	Ngày soạn: 10/04/2019
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở QUẢNG TRỊ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu phong trào Cần vương ở Quảng Trị.
- Tìm hiểu căn cứ Tân sở.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ năng phân tích, đánh giá, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: 
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức đấu tranh giải phóng dân tộc.
4. Định hướng các năng lực hình thành
* Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử: phong trào Cần Vương ở Quảng Trị
- Năng lực thực hành bộ môn: lược đồ lịch sử, tranh ảnh lịch sử.
- Năng lực nhận thức, đánh giá sự kiện lịch sử: Thấy được lòng yêu nước của nhân dân tỉnh Quảng Trị.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: giáo án, hình ảnh, máy tính kết nối với TV.
2. Học sinh: Tìm hiểu về phong trào Cần Vương ở Quảng Trị.
Nhóm 1: Tìm hiểu phong trào Cần Vương ở Quảng Trị
Nhóm 2: Tìm hiểu căn cứ Tân Sở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, giảng giải, hỏi – đáp , dự án.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tạo tình huống.
a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú học tập
 - Giúp học sinh chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ học tập. 
b) Phương thức: GV đưa câu hỏi: Em biết gì về nơi xuống Chiếu Cần Vương lần thứ nhất?
c) Dự kiến sản phẩm: 
  - HS xác định được căn cứ Tân Sở- Cam Lộ- Quảng Trị
- Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt và nhắc lại dự án 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1: Tìm hiểu phong trào Cần vương ở Quảng Trị ( cá nhân – cả lớp, dự án 
- GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày 
- GV mời thành viên trong nhóm, nhóm khác bổ sung
GV kết luận
? GV: Nhắc lại nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương?
- HS trả lời
- GV kết luận
?GV: Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương ở đây?
HS trả lời
GV kết luận
?GV: Ý nghĩa của phong trào Cần vương ở Quảng Trị?
HS trả lời
GV kết luận
1. Phong trào Cần vương ở Quảng Trị
- Sau thất bại ở kinh thành Huế, trưa 6/7/1885, Tôn Thất Thuyết rước vua Hàm Nghi ra Quảng Trị.
- 9/7/1885, đến Tân Sở .
- 13/7/1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã ban “chiếu Cần vương”.
- Hưởng ứng “chiếu Cần vương”, nhân dân khắp nơi trong tỉnh nổi dậy đánh Pháp, tiêu biểu có sự lãnh đạo các thủ lĩnh: Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như, Hoàng Văn Phúc
- Đặc biệt, ngày 6/9/1885, một nhóm văn thân đã tấn công thành Quảng Trị, gây cho Pháp và Nam triều điêu đứng.
→Thể hiện tinh thần quật khởi chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Quảng Trị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu căn cứ Tân Sở 
GV mời đại diện nhóm 2 trình bày 
HS trình bày
GV nhận xét
GV mời nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 2
?GV: Hãy cho biết nét đặc biệt của căn cứ Tân Sở?Vì sao Tôn Thất Thuyết chọn Tân Sở làm căn cư?
HS trả lời 
GV kết luận
 GV minh họa một số hình ảnh để HS hình dung.
2. Căn cứ Tân Sở
- Tân Sở thuộc vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ ngày nay, cách thị xã Quảng Trị 30km về hướng Tây Nam
- Tân Sở là một vùng đất hết sức kín đáo, biệt lập với đồng bằng và xa cách với trung tâm các sở lỵ. Bao quanh bốn phía là các đỉnh núi, dãy đồi tự nhiên tạo ra như một vòng thành khép kín. 
- Căn cứ kháng chiến ở Tân Sở bắt đầu xây dựng từ năm 1883 và đến năm 1885 thì hoàn thành. Dưới sự chỉ đạo của các quan: Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Lệ, Đặng Duy Cát, hàng nghìn binh lính, dân phu đã đào đắp miệt mài suốt ngày đêm.
- Thành Tân Sở được xây theo cấu trúc chữ nhật Thành ngoại có 4 cửa tiền, hậu, tả, hữu, đắp bằng đất, phía ngoài có hàng rào cọc nhọn và hệ thống hào bao quanh. Xung quanh thành, mỗi phía trồng bốn hàng tre chen dày, đan kín. Giữa các bờ tre là tường thành đắp bằng đất nện chặt. Ở bốn góc thành có bốn giếng nước sâu 20m.
Bên trong thành ngoại có nhà cửa, trại lính, kho hậu cần, bãi tập trận của voi, ngựa. Tiếp đó là thành nội được xây vững chắc và ở giữa là nơi làm việc của vua quan. 
3. Hoạt động luyện tập:
- GV đưa sơ đồ đường rút lui của phái chủ chiến (7/1885) lên căn cứ Tân Sở
- Khẳng định tinh thần yên nước chống Pháp của nhân dân Quảng Trị
 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- Những công trình Lịch sử liên quan đến triều Nguyễn tại Quảng Trị?
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
LSĐP 11: CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG TRỊ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Các đơn vị hành chính Quảng Trị: 
- Vị trí một số di tích lịch sử,
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, ý thức xây dụng quê hương – đất nước.
3. Kĩ năng:
- Kỷ năng liên hệ, 
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo, 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
B. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, giao dự án
- Sử dụng kỷ thuật hoạt động cá nhân
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Tư liệu về Quảng Trị.
- Lược đồ hành chính tỉnh Quảng Trị.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DAY.
1. Ổn định lớp - kiểm tra bài cũ: 
2. Nội dung bài mới:
a) Hoạt động tạo tình huống học tập: Quảng Trị có bao nhiêu đơn vị hành chính, các di tích lịch sử tiêu biểu thuộc đơn vị hành chính nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét
MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1.
GV đưa lược đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
? Quảng Trị có mấy huyện, thị, thành phố?
GV hỏi 1 số đơn vị:
Xã Vĩnh Trường thuộc huyện nào? 
Xã Triệu Nguyên?
Xã Hải Thái?
Xã Hải Lệ?....
GV đưa hình ảnh 1 số di tích, nêu câu hỏi về Tên di tích và địa chỉ.
GV bổ sung thêm tue liệu
Bản đồ hành chính:
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông. Tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.
Thành phố Đông Hà: 9 phường
Thị xã Quảng Trị: 4 phường và 1 xã
Huyện Cam Lộ: 1 thị trấn và 8 xã
Huyện Cồn Cỏ: 
Huyện Đa Krông: 1 thị trấn và 13 xã
Huyện Gio Linh: 2 thị trấn và 19 xã
Huyện Hải Lăng: 1 thị trấn và 19 xã
Huyện Hướng Hóa: 2 thị trấn và 20 xã
Huyện Triệu Phong: 1 thị trấn và 18 xã
 Huyện Vĩnh Linh: 3 thị trấn và 19 xã
Vị trí một số di tích
Địa đạo Vịnh Mốc: Vĩnh Thạch- Vĩnh Linh
Nghĩa Trang Đường 9: Đông Hà
Nghĩa Trang Trường Sơn-xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh
Bảo tàng Quảng Trị: Nằm bên đường Nguyễn Huệ (P.1, Đông Hà, Quảng Trị), cách QL9A chưa đầy 100m
Căn cứ quân sự Dốc Miếu và “con mắt thần” hàng rào điện tử Mc Namara
Nằm phía Đông Quốc lộ 1A, căn cứ quân sự Dốc Miếu thuộc xã Gio Phong- Gio Linh
Cầu Hiền Lương: Cầu nối liền thôn Hiền Lương (thuộc xã Vĩnh Thành - Vĩnh Linh) ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa ở bờ Nam (thuộc xã Trung Hải- Gio Linh).
3. Hoạt động luyện tập:
	- GV củng cố lại những kiến thức trọng tâm trong học kỳ theo đề cương ôn tập
	- Ôn tập tốt, chuẩn bị thi học kì II.
	4. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_11_chuong_trinh_chuan.doc