Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, học sinh:

1. Về kiến thức

_ Biết được ý đồ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, có từ rất sớm.

_ Biết được tình hình Việt Nam trước khi thực thân Pháp xâm lược.

_ Hiểu được cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và nhân ta ở Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ diễn ra như thế nào từ 1859 - trước năm 1873.

2. Về kỹ năng

_ Sử dụng lược đồ lịch sử trình bày diễn biến các sự kiện.

_ Khả năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ các sự kiện lịch sử.

3. Về tư tưởng, tình cảm

_ Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

_ Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.

 

doc 16 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 100190Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết PPCT : 
 Ngày dạy 
Phần ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
Chương 1
VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
Bài 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, học sinh:
1. Về kiến thức
_ Biết được ý đồ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, có từ rất sớm.
_ Biết được tình hình Việt Nam trước khi thực thân Pháp xâm lược.
_ Hiểu được cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và nhân ta ở Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ diễn ra như thế nào từ 1859 - trước năm 1873.
2. Về kỹ năng
_ Sử dụng lược đồ lịch sử trình bày diễn biến các sự kiện.
_ Khả năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ các sự kiện lịch sử. 
3. Về tư tưởng, tình cảm
_ Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. 
_ Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
Phương tiện giảng dạy:
_ Bản đồ các địa danh cần thiết.
_ Lượt đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ.
_ Bản đồ Nam Kỳ lục tỉnh.
_ Hình ảnh một số nhân vật lịch sử như Trương Định, Phan Thanh Giản, Nguyễn Trung Trực, Nuyễn Hữu Huân,
Tư liệu:
_ Sách giáo khoa Lịch sử 11, Nxb Giáo Dục Việt Nam.
_ Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên)(2012), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục Việt Nam.
_ Đinh Xuân Lâm (chủ biên)(2013), Đại cương Lịch sử Việt Nam – tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.
_ Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT (tập 1 – Lịch sử Việt Nam), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
_ Nguyễn Văn Ánh – Trần Thái Hà – Trịnh Định Tùng, Tư liệu Lịch sử 10, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
_ Trịnh Tiến Thuận – Nguyễn Xuân Trường (2007), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10, Nxb Hà Nội.
III. TIỀN TRÌNH GIẢNG DẠY
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Những nội dung chính của Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945.
3.Giảng bài mới
Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cơ bản
_Gv giới thiệu “Lược đồ các nước Đông Nam Á cuối XIX – XX”. Qua đó, Gv trình bày về âm mưu xâm lược của thực dân phương Tây nói chung và thực dân Pháp nói riêng đối với vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thông qua một số câu hỏi gợi mở như:
+ Vị trí của Đông Nam Á có vai trò như thế nào.
+ Tại sao đến giữa thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á lại trở thành miếng mồi ngon cho bọn tư bản phương Tây tranh nhau xâu xé?
_ GV giảng thêm: 
 Đây là khu vực không chỉ có vị trí địa lý quan trọng, mà còn là nơi có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đông dân, tài nguyên. Các dân tộc ở khu vực này từ lâu đã là những quốc gia độc lập, đạt đến trình đô văn minh cao, chứ không phải là nơi dân cư lạc hậu mà thực dân phương Tây tự nhận “có sứ mệnh đến khai hóa” họ. Ngược lại sự thống trị của thực dân phương Tây đã là trở ngại lớn cho sự phát triển hợp quy luật của nhân dân khu vực này. Nơi có khí hậu rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp.
 Bước vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở hầu hết các nước này đều lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Nhân cơ hội đó, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa.
+ Trên bản đồ, tên các quốc gia được ghi rõ; những quốc gia thuộc Anh kí hiệu bằng chữ (A); những nước thuộc Pháp kí hiệu bằng chữ (P); những nước thuộc Hà Lan kí hiệu bằng chữ (H); những nước thuộc Tây Ban Nha kí hiệu là chữ (T); những nước thuộc Bồ Đào Nha ký hiệu là (B).
+ Nhìn vào bản đồ, Ấn Độ bị Anh thôn tính gần hết; Inđônêsia lọt vào tay Hà Lan; Philippin thuộc Tây Ban Nha; Miến Điện, Mã Lai, Xingapo thuộc Anh; Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc PhápNhật Bản không phải là thuộc địa nhưng cũng bị bức bách mở cửa thông thương. Trong khu vực chỉ có Xiêm (Thái Lan) được gọi là nước “độc lập” nhưng đã kí hàng loạt hiệp ước nhượng bộ với Anh, Hà Lan, Pháp và Mỹ.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đã lần lượt rơi vào tay các nước tư bản phương Tây.
Hoạt động 1: Nhóm
- Giáo viên(Gv) đặt câu hỏi cho từng nhóm đã chia:
 + Nhóm 1: Nêu tình hình chính trị Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX.
 + Nhóm 2: Nêu tình hình kinh tế Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX.
 + Nhóm 3: Trình bày những chính sách sách về quân sự, ngoại giao ở Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
 + Nhóm 4: Nêu tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Học sinh thảo luận, cử đại diện trả lời.
- Gv nhận xét, chốt ý.
Gv giảng thêm:
* Chính trị:
Bộ máy chính quyền triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở nguyên lý quyền hành to quá mức, sự lục đục, tranh chấp quyền lực trong triều đình vì vậy mà ngày càng căng thẳng. Những sự kiện lớn như Minh Mạng thù hằn Lê Văn Duyệt, đến việc Tự Đức giết anh, rối tiếp đó là vụ thợ lính và lính xây Vạn Niên Cơ, cuối cùng là những vụ thảm sát trong triều đìnhTất cả những điều đó làm cho nội bộ triều đình nhà Nguyễn ngày càng mục nát, đưa triều Nguyễn đến chổ lâm nguy.
* Kinh tế:
 Kinh tế khủng hoảng biểu hiện ở việc nhà Nguyễn không thể kiềm chế nỗi và không kiểm soát được việc cường hào chiếm đoạt ruộng đất, ruộng đất tư của nông dân. Nó là tài sản lớn nhất và cũng là nguồn thu quan trọng nhất. Giờ đây phần lớn ruộng đất rơi vào tay địa chủ, cường hào từ đó nông dân mất mùa, dẫn đếnxung đột giữa nông dân và địa chủ, cường hào ngày càng gay gắt.
 Về công thương nghiệp cũng bế tắc, ngay từ năm Gia Long thứ 2 nhà Nguyễn đã thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”. Qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị chính sách sách này tiếp tục thi hành, đến Tự Đức thì ngày càng nghiêm ngặt hơn. Chính sách tai họa này đã làm cho giao thương đình trệ, sinh ra thiếu tiền, thiếu lính, thiếu phương tiện cần thiết để củng cố an ninh quốc phòng. Như vậy chính sách ức thương đối với bên trong và tỏa cảng bên ngoài đã làm cản trở sự phát triển của toàn bộ đất nước. 
* Quân sự:
 Quân đội không được cải cách, sức đề kháng không được tăng cường.
* Ngoại giao:
 Ngoài việc thi hành chính sách cấm đạo, các vua triều Nguyễn còn phạm phải một loạt các sai lầm như đàn áp đạo thiên chúa, ra sức tiền hành các cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng, từ đó trút thêm nỗi khổ lên đầu nhân dân tạo nên sự thù hằn chia rẽ giữa nhân dân trong nước và các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
* Xã hội:
 Với những chính sách thống trị hà khắc của nhà Nguyễn làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với triều đình phong kiến ngày càng gay gắt, quyết liệt làm bùng nổ hơn 500 cuộ khởi nghĩa của nông dân từ thời Gia Long đến Tự Đức, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn làm lung lay nền thống trị của vương triều Nguyễn như khởi Nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi, Lê Duy Lương
+ Với sự khủng hoảng trên các mặt kinh tế, chính trị đã tác động mạnh đến tình hình xã hội lúc bấy giờ. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi tiêu biểu như khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình; Lê Duy Dương ở Ninh Bình, Lê Văn Khôi ở Gia Định
+ Sự khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX, đã dẫn tới nguy cơ:
 Cuộc khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX đã dẫn đến nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
_ Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung thông qua một số câu hỏi:
Việt Nam tiếp xúc với các nước phương Tây từ khi nào, thông qua con đường gì?
Tại sao từ thế kỉ XIX, CNTB lại đẩy mạnh xâm chiếm thị trường và thuộc địa ở Đông Dương?
Những hành dộng chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp diễn ra như thế nào? Quân dân ta kháng chiến chống Pháp ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Cá nhân, tập thể.
- Gv: Tại sao Tây Ban Nha (TBN) lại liên minh với Pháp tấn công nước ta?
 Vì có một số giáo sĩ TBN bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ và giết hại.
- Gv: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng(ĐN) làm mục tiêu tấn công đầu tiên? 
HS quan sát Lược đồ vị trí của Đà Nẵng trả lời câu hỏi.
- Gv giảng thêm:
Pháp lựa chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên vì các lí do sau đây:
ĐN có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là 1 hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. ĐN nằm trên con đường thiên lí Bắc – Nam và có thể sang Lào. Nếu chiếm được ĐN, Pháp sẽ thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Pháp không thể trực tiếp vào cửa biển Thuận An, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình nhà Nguyễn, nên ở đây có sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là việc phòng thủ bờ biển. Mặt khác, Thuận An là một cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng ra vào và thuận lợi như cửa biển ĐN
Hậu phương của ĐN có đồng bằng Nam – Ngãi (Quảng Nam – Quảng Ngãi) trù phú, là cơ hội để Pháp có thể lợi dụng để thực hiện chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
ĐN là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu khi chiếm ĐN thì chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất và ít hao tốn tiền của, nhân lực của Pháp trong cuộc chiến xâm lược.
Hơn nữa, tại ĐN có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián tiếp đội lốp thầy tu, con buôn hoạt động từ trước; họ trở thành những người đi tiên phong, vạch đường cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược.
- Gv đặt câu hỏi: Dựa vào lược đồ chiến sự Đà Nẵng năm 1858, hãy cho biết chiến sự ở ĐN diễn ra như thế nào?
Học sinh suy nghĩ, tường thuật lại trận đánh.
Giáo viên tường thuật lại trận đánh ở Đà Nẵng:
 + Xuất phát từ bán đảo Hải Nam (Trung Quốc) quân Pháp kết hợp với quân Tây Ban Nha đưa tàu chiến xuống phía Nam, lấy cớ bảo vệ các giáo sĩ. Chiều tối ngày 31/8/1858, Liên quân Pháp – TBN với khoảng 3000 binh lính và sỹ quan, bố trí chiến thuyền dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. 
Âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
+Sáng ngày 1- 9-1858, Genouilly gửi một tối hậu thư cho viên trấn thủ Đà Nẵng, bảo phải nộp tất cả thành trì và pháo đài phòng vệ cho Pháp, hạn trong hai giờ phải trả lời. Dĩ nhiên, không thể nào có phúc đáp từ phía Việt Nam, vì viên chức địa phương không đủ thẩm quyền để trả lời, còn Huế thì hai giờ ngắn ngủi, không thể nào liên lạc được. Chưa hết giờ hẹn quân Pháp đã bắn hàng trăm phát đại bác lên đất liền rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
( Khái niệm: Tối hậu thư là thư giử, được xem là lá thư cuối cùng, nêu những yêu cầu, điều kiện bắt buộc đối phương phải theo; nếu không sẽ bị tấn công, trừng phạt).
 Hình 49: Bán đảo Sơn Trà có núi bao bọc, ngoài biển tạo thành một vịnh kín gió nước sâu, tàu lớn có thể ra vào dễ dàng. Các tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha, từ các tàu chiến quân Pháp – Tây Ban Nha xuống các xuồng chở quân tiến đánh vào đất liền.
- Gv đặt câu hỏi: Trước hà ... ạt động 1: Cá nhân và tập thể
- GV: Sau khi hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết, triều đình nhà Nguyễn có những hành động gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Gv nhận xét, chốt ý.
Gv giảng:
 Với việc hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết với những điều khoản nặng nề như triều đình đã ra lệnh bãi binh, tạo cơ sở cho địch đàn áp nghĩa quân. Tuy vậy, nhân dân ta vẫn tiếp tục đứng lên chống Pháp bằng nhiều hình thức: các sĩ phu yêu nước dùng văn thơ cổ vũ cho phong trào yêu nước; các phong trào văn sĩ, văn thân trước sự xâm lược của thực dân Pháp, mỗi người đều đứng lên đấu tranh bằng năng lực của mình. Ví như cụ Nguyễn Đình Chiểu tuy mù nhưng ông có một lòng yêu nước sâu sắc, bằng ngòi bút của mình ông đã viết nhiều bài nhằm lên án tội ác của thực dân Pháp như chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
_ Sau khi ba tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp, nhân dân tiếp tục chống Pháp tiêu biểu là phong trào “tị địa”.
_ Gv giảng thêm về phong trào “tị địa”: có nghĩa là bỏ đi nơi khác sống, không chịu cộng tác với Pháp. Từ đó,gây cho Pháp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý những vùng đất mà chúng chiếm được. Ngoài phong trào tị địa, phong trào đấu tranh của các sĩ phu yêu nước còn có các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân. Trong đó, tiêu biểu là cuộc kháng chiến của Trương Định.
+ Trương Định là con trai của Trương Cầm (võ quan cấp thấp của triều đình Huế) quê ở Quảng Ngãi. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên ông được triều đình cử làm Quản Cơ đồn điền. Khi Pháp chiếm thành Gia Định, ông chiêu mộ nông dân đồn điền theo triều đình chống Pháp. Khi đại đồn Chí Hòa thất thủ ở về Gò Công chiêu mộ thêm nghĩa quân đứng lên lập căn cứ quyết tâm chống Pháp lâu dài.
 Địa bàn hoạt động của nghĩa quân là cả một vùng đất rộng từ ven sông Soài Rạp cho đến Gò Công, Mỹ Tho, Tân An và sát cạnh Gia Định – Chợ Lớn, nhưng căn cứ chính là Gò Công. Ở những nơi hiểm yếu đều có đặt đồn lũy canh giữ để chặn đường tiến công của giặc. Nghĩa quân ngày đêm luyện tập, mua sắm vũ khí, tích trữ lương thực, chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Hoạt động của nghĩa quân làm cho Pháp rất lo ngại.
 Năm 1862, do việc nghị hòa, triều đình buộc ông phải giải binh, và điều ông về làm lãnh binh An Giang. Nhưng ông đã khước từ lệnh của triều dình, được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã ở lại lãnh đạo nhân dân chống Pháp, phất cao là cờ “Bình Tây đại nguyên soái”. Chính hoạt động của nghĩa quân càng cổ vũ thêm tinh thần yêu nước của nhân dân. 
+ Phân tích và tường thuật hình 51/sgk: đây là quan cảnh buổi phong soái cho Trương Định. Buổi lễ diễn ra ở một vùng nông thôn ở Nam Kỳ. Khi triều đình điều ông về An Giang, nhân dân đã mời ông ở lại và suy tôn ông lên làm Bình Tây đại nguyên soái, với sự chứng kiến của đông đảo nhân dân, họ rất phấn khởi và hào hùng. Một bên là dân địa phương, các bô lão và những người già để lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc. Đối lập với dân địa phương là vua quan lại tỏ ra ngạc nhiên và hoảng sợ, ngựa quay đầu lại để chuẩn bị lên đường, quân lính thí nhớt nhát. Họ làm lễ đài bằng gỗ, đặt hương án ở trên, phía sau những bức trướng có ghi dòng chữ “Bình Tây đại nguyên soái”. Trong buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một cụ già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng và suy tôn ông làm Bình Tây đại nguyên đại.
* Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ (Hình 52/113-sgk): 
Sau khi biết được căn cứ của phong trào là Tân Hòa. Ngày 28/2/1863, Pháp cho quân tấn công Tân Hòa (Gò Công), nghĩa quân anh dũng chiến đầu sau đó rút lui bảo toàn lực lượng, về căn cứ mới ở Tân Phước. Nhờ có tay sia dẫn đường, Pháp đã tìm ra căn cứ mới của Trương Định. Ngày 20/8/1864, Pháp bất ngờ tấn công vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt, Trương Định trúng đạn gãy xương sống, không muốn rơi vào tay giặt nên ông rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Gv đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của Trương Định?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Gv nhận xét, chốt ý
 Sự hi sinh anh dũng của Trương Định đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong nhân dân, tăng thêm lòng yêu nước và căm thù giặc. Cuộc khởi nghĩa của ông là một nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào yêu nước vừa là sự cảnh tỉnh sâu sắc đối với bọn thực dân bán nước.
Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn không dừng lại mà chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Trước tình hình Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân dân ba tỉnh miền tây chống Pháp.
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu lược đồ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ (1858-1873).
Học sinh quan sát chú ý ghi chép.
Dựa trên lược đồ giáo viên xác định những trung tâm khởi nghĩa chông Pháp ở ba tỉnh miền Tây.
 + Tiêu biểu nhất là Phan Tôn – Phan Liêm với trung tâm Ba Tri (Bến Tre), hoạt động mạnh trong một vùng rộng lớn dọc sông Cửu Long, qua các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh trong hai năm 1867-1868.
+ Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực - người anh hùng nông dân với chiến công Nhật Tảo (10/12/1861), có căn cứ ở Hòn Chông (Hà Tiên), đã vượt biển đổ bộ, chớp nhoáng tiêu diệt đồn Kiên Giang của địch (6-1867).
+ Ngoài ra còn có cuộc khởi nghĩa Long Trì (Mỹ Tho) năm 1875 của Nguyễn Hữu Huân.
 Sau đó, Gv hướng dẫn học sinh nhận xét, phong trào chống Pháp của nhân dân miền Nam dấy lên từ miền Đông, sau là các tỉnh toàn miền, làm cho quân địch hoảng sợ. 
 Cuối cùng, do triều đình cố tình bỏ rơi, tìm cách ngăn cản, thậm chí tiếp tay cho Pháp đàn áp phong trào, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không hề bị dật tắt. 
 Đúng như lời Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái tuyên bố trước kẻ thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
I. LIÊN QUÂN PHÁP-TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858.
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
+ Chính trị: là quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền song CĐPK đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu. 
+ Kinh tế: 
Nông nghiệp sa sút, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ cường hào, mất mùa, đói kém xảy ra.. 
Công thương nghiệp đình đốn.
Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn làm nước ta cô lập với bên ngoài.
+ Quân sự: lạc hậu, yếu kém.
+ Đối ngoại: sai lầm “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, tạo kẻ hở cho kẻ thù lợi dụng. 
+ Xã hội: Mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
Đọc thêm
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
* Thủ đoạn của Pháp: 
_ Chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
* Hành động của Pháp:
- 31/8/1858, Liên quân P – TBN dàn trận trước cửa biển ĐN. 
- 1/9/1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà - mở đầu cuộc xâm lược VN, thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Quân dân ta đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Kết quả: Quân Pháp – TBN bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà suốt 5 tháng , kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KỲ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
* Hành động của Pháp:
- 9/2/1859, Pháp tới Vũng tàu
- 16/2/1859, Pháp tới Gia Định 
- 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định. 
Quân triều đình tan rã nhanh chóng.
- Đầu 1860, Pháp gặp khó khăn lực lượng mỏng vì phải chia sẽ với các chiến trường khác, không hợp khí hậu, bị quân ta phục kích.
_ Tháng 7/1860, nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy, triều đình xuất hiện tư tưởng chủ hoà. 
Kết quả: Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862
* Hành động của Pháp
- 23/2/1861, quân Pháp tấn công đồn Chí Hòa.
- Sau đó Pháp chiếm Định Tường (4/1861), Biên Hòa (12/1861), Vĩnh Long(3/1862).
* Cuộc kháng chiến của nhân dân: 
Pháp triển mạnh
+ Các nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính,chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công.
+ 10/12/1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Ép-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
* Thái độ của triều đình:
- 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
* Đánh giá:
 + Đây là một hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
 + Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
III.CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862
1.Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
- Bất chấp sự ngăn cấm của triều đình phong trào đấu tranh tiếp tục dâng cao .
- Phong trào “tị địa” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Bên cạnh mục tiêu chống đế quốc, phong trào đã thể hiện rõ mục tiêu chống phong kiến đầu hàng. 
* Khởi nghĩa Trương Định:
+ Sau hiệp ước Nhâm Tuất Triều đình yêu cầu bãi binh, nhưng Trương Định chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại chống Pháp.
+ 1862, phất cao lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái” chống địch.
+ 28/2/1863, Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa nghĩa quân chiến đầu dũng cảm, sau 3 ngày phải rút lui để bảo toàn lực lượng.
+ 20/8/1864, Pháp tấn công vào căn cứ Tân Phước, Trương Định hi sinh.
+ Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại
+ Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kỳ, hình thành trận tuyến của nhân dân, bước đầu thực hiện nhiệm vụ chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
- Sau khi chiến được Cam-Pu-Chia, lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1862 Pháp yêu cầu giao 3 tình miền Tây Nam Kì cho Pháp
 - Ngày 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành. 
- Từ ngày 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn 1 viên .
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Sau khi mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao.
- Phong trào “tị địa” vượt ra biển Bình Thuận (Nam Trung Bộ) 
Nhân dân miền Tây kháng chiến anh dũng tiêu biểu: 
+ Khởi nghĩa của Trương Quyền
+ Anh em Phan Tôn, Phan Liêm ở Bến Tre.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Long ở Rạch Giá, Cà Mau.
+ Nguyễn Hữu Huân tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mỹ Tho.
* Nhận xét: Phong trào diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn nhưng rất quyết liệt, hình thức phong phú, các căn cứ được xây dựng khắp nơi nhưng cuối cùng thất bại do lực lượng chênh lệch.
IV. SƠ KẾT VÀ CỦNG CỐ
Củng cố: 
Tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX, bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. Đồng thời, đứng trước âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà cụ thể là Pháp. 
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, quan quân triều đình từng bước đầu hàng, nhưng nhân dân cả nước lại cùng nhau kháng chiến chống Pháp, dù thất bại nhưng những cuộc khởi nghĩa đó có tác dụng cổ vũ thêm tinh thần yêu nước và ý chí kháng Pháp của dân ta.
Dặn dò: học bài cũ và xem bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chien_chong_Phap_xam_luoc_1858_den_truoc_nam_1873.doc