Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến bài 5

Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến bài 5

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.

 - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Về thái độ:

 - Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

3. Về kĩ năng:

- Giúp HS nắm vững khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.

4. Định hướng năng lực hình thành:

* Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

* Năng lực chuyên biệt:

- Tái tạo kiến thức cơ bản bài học: nội dung cải cách Minh Trị 1868, những biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Lập bảng thống kê các nội dung cải cách Minh Trị 1868.

- Nhận xét, đánh giá công cuộc cải cách Minh Trị 1868 trong cái nhìn so sánh, đối chiếu tình hình Việt Nam, Thái Lan

 

docx 39 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 5714Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến bài 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết PPCT: 1
Ngày soạn: 11/08/2015
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
CHƯƠNG I
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
Bài 1: NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: 
	- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. 
	- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. 
2. Về thái độ:
	- Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 
3. Về kĩ năng:
- Giúp HS nắm vững khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá. 
4. Định hướng năng lực hình thành:
* Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
* Năng lực chuyên biệt:
- Tái tạo kiến thức cơ bản bài học: nội dung cải cách Minh Trị 1868, những biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Lập bảng thống kê các nội dung cải cách Minh Trị 1868.
- Nhận xét, đánh giá công cuộc cải cách Minh Trị 1868 trong cái nhìn so sánh, đối chiếu tình hình Việt Nam, Thái Lan
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Bản đồ thế giới 
- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI MỚI
	1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11
	- Chương trình Lịch sử lớp 11 bao gồm các phần: 
	+ Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo 
	+ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. 
	+ Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918. 
	2. Giới thiệu bài mới: 
	Cuối TK XIX đầu XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược và trở thành thuộc địa. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Vậy tại sao Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Nhật Bản.
	3.Tiến trình dạy – học bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868 (GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
-GV: Giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX và chế độ Mạc Phủ.
Vị trí của Nhật Bản : Một quần đảo ở Đông Bắc Á trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn : Hônsu, Hokkaiđo, Kyusu, và Sikôku. Nhật Bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và nam Thái Bình Dương, Phía Đông giáp Bắc Á và Nam Triều Tiên .
Diện tích : 374.000 km2 . Vào nửa đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu.
(Tích hợp kiến thức địa lí – Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2006), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 5)
-GV: Giải thích chế độ Mạc Phủ? 
Vua Nhật được tôn là Thiên Hoàng có vị trí tối cao song quyền lực thực tế nằm trong tay tướng quân (Sôgun) đóng ở phủ chúa – Mạc Phủ. Năm 1603 dòng họ Tôkưgaoa nắm chức vụ tướng quân ,vì thế thời kì này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc Phủ
- GV: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản cuối TK XIX như thế nào?
- HS: Nghiên cứu SGK trả lời:
HS: Chú ý GV trình bày để nắm được một cách khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản từ đầu TK XIX đến trước năm 1868.
- GV: Vì sao các nước đế quốc bắt đầu tấn công xâm lược Nhật Bản?
- HS: chế độ phong kiến khủng hoảng
- GV: Yêu cầu đặt ra cho Nhật Bản lúc này là gì? Tại sao lại như vậy? Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản đã lựa chọn con đường nào ? Bảo thủ hay cải cách ?
- HS trả lời, GV chốt: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ chế độ Mạc Phủ đó là: việc Mạc Phủ kí với các nước ngoài các hiệp ước bất bình đẳng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào chống Sô-gun nổ ra sôi nổi.
1.Tìm hiểu Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868
* Đến giữa TK XIX chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém .
+ Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng nhưng bị phong kiến cản trở.
- Xã hội: Nhân dân + Tư sản >< Phong kiến
- Chính trị: Thiên Hoàng >< Tướng quân 
* Các nước đế quốc Âu –Mĩ bắt đầu tấn công Nhật Bản: Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Đức ép Nhật kí các hiệp ước bất bình đẳng 
-Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn 1 trong 2 con đường: hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung, tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị. (GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
- GV: Giới thiệu Thiên hoàng Minh Trị và hướng dẫn HS quan sát bức ảnh trong SGK: Tên Mút-su-hi-tô, lên ngôi tháng 1- 1868 khi mới 15 tuổi, là người thông minh, dũng cảm, chăm lo việc nước, có tư tưởng canh tân. Tháng 1 – 1868, ra lệnh truất quyền Sôgun xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, lấy hiệu Minh Trị, thực hiện cải cách. (năng lực thực hành bộ môn)
- GV: Khái niệm: cải cách?
- GV: Nội dung cải cách của Thiên Hoàng? Phân tích ý nghĩa? (năng lực giải quyết vấn đề)
- HS: Trả lời.
- GV: Việc chính phủ cho phép mua bán ruộng đất có tác hại gì đối với nông dân?
 - HS trả lời: Ruộng đất rơi vào tay địa chủ mới và phú nông. 
-GV: Vì sao trong lĩnh vực quân sự Nhật Bản chú ý hiện đại hóa theo kiểu phương Tây?
- GV: Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ?
- HS: Vì nâng cao dân trí ,đáp ứng nhu cầu tiếp thu kthuật cùng với sự phát triển xã hội.
- GV: Em có nhận xét gì về những cải cách của Thiên Hoàng ? (toàn diện)
- GV: Qua các nội dung của cuộc cải cách Minh Trị tính chất của cuộc cải cách là gì ? Tại sao nói như vậy ?
2.Cuộc Duy tân Minh Trị
-Tháng 1- 1868 , Sôgun bị lật đổ.Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
* Nội dung cuộc cải cách:
- Chính trị: 
+ Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chế độ mới (tư sản đóng vai trò quan trọng). Ban hành Hiến pháp mới.
+ Thực hiện quyền bình đẳng ban bố các quyền tự do
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN...
+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất.
- Quân sự: 
+ Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh,chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến
- Văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất và ý nghĩa:
 - Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
- Ý nghĩa: 
 + Mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật Bản thành một nước có nền công thương nghiệp phát triển nhất châu Á.
 + Giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của đế quốc phương Tây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. (GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
- GV: Tình hình kinh tế và chính trị của Nhật sau cải cách ?
- GV: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản đang dần chuyển sang một nước đế quốc 
- HS: Công ty độc quyền xuất hiện
GV: Giới thiệu về công ty Mitxưi: Lúc đầu là 1 hãng buôn, ra đời TK XVII, vì tích cực ủng hộ Nhật Hoàng nên được hưởng nhiều đặc quyền.
Đầu XX, công ty này nắm nhiều ngành kinh tế quan trọng: khai mỏ, dệt, điện .. chi phối đời sống xã hội Nhật Bản đến mức 1 nhà báo kể lại: “Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mitxưi, tàu chạy bằng than đá của Mitxưi, cập bến của Mitxưi. Sau đó đi tàu điện do Mitxưi đóng, đọc sách Mitxưi xuất bản, dưới bóng điện do Mitxưi chế tạo”
- GV: Do tiềm lực kinh tế mạnh, Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng hiếu chiến không thua kém các nước phương Tây nào.
- GV: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng xâm lược (năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan, Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc, Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga) 
- Uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật. Trong những năm 1904-1905, gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xakhalin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên. (Hình thành năng lực thực hành bộ môn thông qua sử dụng lược đồ SGK trang )
- GV: Tại sao nói Nhật Bản có đặc điểm chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ?
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Kinh tế:
- Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ sau cải cách 1868:
+ Công nghiệp, đường sắt, ngoại thương phát triển.
+ Các công ty độc quyền ra đời Mitxui, Mitsubisi. chi phối đời sống kinh tế chính trị của Nhật Bản 
* Chính trị:
- Đối nội:
+ Bần cùng hóa nông dân lao động.
+ Bóc lột công nhân nặng nề => 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập
- Đối ngoại:
+ Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây.
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược và bành trướng.
àKết luận: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc 
* Đặc điểm : Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
4. Củng cố: 
- Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa, thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa ?
- Những sự kiện nào chứng tỏ Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ?
- Lập bảng thống kê nội dung cải cách Minh Trị theo yêu cầu sau:
Lĩnh vực
Nội dung cuộc cải cách
Chính trị 
Kinh tế 
Quân sự
Văn hóa – giáo dục
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, đọc và soạn trước bài Ấn Độ .
- Ra bài tập:
 Câu 1: Tại sao cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản lại thành công ?
Vì: + Thiên hoàng khởi xướng, lại được sự ủng hộ đồng tình của các tầng lớp trong xã hội đặc biệt là quí tộc. 
 	+ Thiên Hoàng có quyền lực rất lớn, nhận thức đáp ứng được nhu cầu cải cách phát triển đất nước để thoát khỏi họa xâm lược của tư bản phương Tây.
Câu 2: Vì sao nói cải cách kinh tế là cuộc cách mạng công nghiệp?
+ Nhà nước nắm lấy việc khai mỏ, xây dựng đường xe lửa, đóng tàu biển có nền tảng kinh tế vững chắc để tạo điều kiện công nghiện hóa toàn bộ nền kinh tế Nhật. 
+ Nhà nước cho tư nhân vay vốn, biểu thuế nhẹ và xây dựng các xí nghiệp kiểu mẫu rồi bán trả dần nhờ đó những nhà kinh doanh vượt qua phó khăn ban đầu như thiếu vốn đầu tư, có thể sản xuất ngay thu hồi vốn nhanh. 
+ Các chính sách cải cách khác hổ trợ cho kinh tế phát triển.
Câu 3: Liên hệ tình hình Nhật Bản cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt Nam?
- Sưu tầm những tranh ảnh về nước Nhật hiện nay trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội.
6. Rút kinh nghiệm:
 Tuần 2
Tiết PPCT: 2
 	Ngày soạn: 13/08/2015 	
Bài 2: ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: 
	- Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. 
	- Hiểu rõ vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ phong trào ... Cập (Pháp chiếm 52 % cổ phần và Ai Cập chiếm 45% cổ phần). Kênh đào Xuy- ê được xây dựng từ tháng 4/1859 đến năm 1869, đường thủy đi từ châu Âu sang châu Á giảm được 50% quãng đường. Năm 1882, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy – ê.
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK lập bảng thống kê về thuộc địa của các nước đế quốc theo 2 cột (tên các nước thực dân và tên thuộc địa).
GV: sử dụng lược đồ châu Phi đầu thế kỉ XX để xác định các vùng thuộc địa của các nước đế quốc.
- GV: Vì sao Anh và Pháp là 2 nước đi đầu trong việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi ?
- HS: Anh, Pháp là 2 nước tư bản phát triển sớm, có thế lực kinh tế mạnh.
- GV: Em có nhận xét gì về việc phân chia châu Phi giữa các nước thực dân phương Tây?
- GV: Việc phân chia không đều đó dẫn đến điều gì? 
- HS: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc (Diện tích đất mà các thực dân phương Tây chiếm được ở châu Phi: Anh 35%, Pháp 30%, Italia 8%, Đức 7,5 %, Bồ Đào Nha 6,5% và các nước khác 5,5% ).
GV: Chia lớp thành 4 nhóm 
- Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh ở châu Phi ?
- Nhóm 2: Lập niên biểu về phong trào đấu tranh (thời gian, tên phong trào, kết quả).
- Nhóm 3: Hãy nhận xét về phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Phi ?
- Nhóm 4: Vì sao phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi đa số đều thất bại ? ( do trình độ tổ chức thấp, chênh lệch về lực lượng, chưa có một chính đảng lãnh đạo Tuy nhiên phong trào tiếp tục nổ ra và phát triển suốt TK XX)
- GV cần nhấn mạnh: Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. 
I.Châu Phi
1.Vài nét về Châu Phi:
- Châu Phi là lục địa rộng lớn, một trong những nơi xuất hiện con người từ rất sớm và có nền văn hóa cổ đại rực rỡ.
 - Từ lâu châu Phi đã trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây: 
 + Vị trí chiến lược quan trọng
 + Thị trường rộng lớn, nguồn nhân công rẽ mạt, tài nguyên phong phú.
 → đối tượng xâm lược của phương Tây.
2. Quá trình xâm lược.
 Thực dân
Thuộc địa
Anh
Ai cập, Nam Phi, Nê-gê-ri-a, 
Bờ biển vàng, Găm-bi-a, Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Xu-đăng
Pháp
Tây Phi, Xích đạo, Ma-đa-ga-xca, một phần Xômali, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
Đức
Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a.
Bỉ
Công gô
BĐN
Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la, Ghi-nê.
* Nhận xét:
- Đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa ở châu Phi giữa các nước đế quốc căn bản đã hoàn thành.
- Sự phân chia thuộc địa ở châu Phi không đồng đều tạo ra những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
3. Các cuộc đấu tranh:
- Nguyên nhân: Do chính sách bóc lột hà khắc của thực dân Phương Tây nhân dân châu Phi đói khổ, bệnh tật và đứng trước nguy cơ bị diệt vong.
- Các phong trào tiêu biểu:
Thờigian
Tên phong trào
Kết quả
1830-1874
- Cuộc đấu tranh của Aïp-đen Ca-đê ở Angiêri 
Thất bại
1879-1882 
- Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” 
Thất bại
1882-1898
- Mu-ha-met Aït-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh 
-Thất bại 
1889
- Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia. 
-Êtiôpia giữ được độc lập cùng với Libêria 
* Nhận xét: 
-Nổ ra liên tục sôi nổi
-Thể hiện tinh thần yêu nước.
-Hầu hết đều thất bại, chỉ có Êtiôpia và Libêria giành được thắng lợi và giữ được độc lập ở châu lục này. 
-Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Hoạt động 2: Tìm hiểu qua trình xâm lược Mĩ Latinh của các nước thực dân đế quốc và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh thế kỉ XIX. (GV tổ chức HS làm việc các nhân/cả lớp)
GV: Dùng lược đồ khu vực Mĩ Latinh giới thiệu khái quát về địa lí, lịch sử, văn hóa. 
GV: Đặc điểm về địa lý, lịch sử - văn hóa của khu vực Mĩ Latinh?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV : Giới thiệu về khu vực Mỹ La tinh : 
+ Về địa lý - dân cư: là một phần lãnh thổ châu Mĩ có diện tích 21 triệu km2, gồm hai phần: Bắc Mĩ (Mê – hi – cô), toàn bộ Trung + Nam Mĩ và những quần đảo Ca- ri – bê. Dân số đầu thế kỉ XIX, khoảng 200 triệu dân, gồm ba tộc người chính: người Indian (da đỏ) là dân bản địa cư trú lâu đời, người da trắng từ châu Âu di thức sang và người da đen từ châu Phi bị bán sang làm nô lệ.
+ Về lịch sử - văn hóa: Trước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử - văn hóa lâu đời. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch. Các nền văn hóa này để lại dấu vết của những thành phố cổ, các công trình kiến trúc đồ sộ, nền nông nghiệp phát triển với các loại ngũ cốc đặc biệt là ngô, bí đỏ và nhiều loại cây lương thực, công nghiệp khác (cà phê, cao su).
GV: Nêu những nét cơ bản về quá trình xâm lược của thực dân châu Âu vào khu vực Mĩ Latinh?
HS: Từ thế kỉ XVI – XVII, phần lớn các nước này là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (chỉ có một thuộc địa Bra – xin nhưng rộng lớn, chiếm đến ½ diện tích khu vực này). Ngoài ra, Anh, Pháp, Hà Lan cũng chiếm được một số vùng đất nhỏ và các đảo ở vịnh Ca-ri-bê.
GV: Vì sao vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ (Mê – hi – cô) được gọi là khu vực Mĩ Latinh?
HS: Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh), phân biệt với của dân vùng Bắc Mĩ nói tiếng Anh và Pháp.
GV: Đặt câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu chính sách thống trị của thực dân phương Tây và những tác động của nó.
1.Thực dân phương Tây đã thi hành chính sách thống trị ở khu vực Mĩ Latinh như thế nào?
HS: dựa vào SGK trả lời.
- GV cần nhấn mạnh: Các nước thực dân đã thành lập các đồn điền, khai thác hầm mỏ, thẳng tay đàn áp sự phản kháng của các bộ lạc người da đỏ, nhiều người da đỏ bị bắt làm nô lệ. Hơn 1 nữa thế kỉ sau, cư dân da đỏ bị giảm hơn 90% ở Mêxicô (từ 25 triệu xuống còn 1,5 triệu) ở Pêru con số người da đỏ bị giảm lên tới 95%. Người ta ước tính từ 1495 -1503 hơn 3 triệu người bị biến mất khỏi các đảo: bị tàn sát trong chiến tranh, bị đưa đi làm nô lệ hay bị kiệt sức trong các hầm mỏ và các lao dịch khác. Thực dân châu Âu đã tiến hành việc buôn bán nô lệ đưa từ châu Phi sang châu Mĩ.
- Vàng, bạc là khát khao lớn nhất của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, họ tự thú nhận “người Tây Ban Nha chúng tôi đau bệnh tim mà vàng là thuốc chữa duy nhất”, cho đến cuối XVI gần 80% số kim loại quý cướp được trên thế giới thuộc về nước Tây Ban Nha. Ngoài vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông...
2. Tác động của những chính sách thống trị đó đối với khu vực này như thế nào?
- GV: Nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Milatinh ?
- HS: Dựa và SGK trả lời.
-GV: yêu cầu HS theo dõi SGK, lập niên biểu cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha giành độc lập theo nội dung: Thời gian, tên nước, kết quả (năm giành độc lập).
II. Khu vực Mĩ Latinh.
1. Vài nét Mĩ Latinh
- Phạm vi: bao gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung và Nam Mĩ (từ Mêhicô Nam Mĩ).
- Cư dân: Nơi cư trú của thổ dân da đỏ
- Họ chính là chủ nhân của nền văn hóa May-a, In-ca, Adơtếch.
- Thế kỉ XVI - XVII, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiến hành xâm lược, đa số các nước khu vực Mĩ Latinh đều là thuộc địa của hai nước này. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan chỉ có vùng nhỏ.
2. Chế độ thực dân:
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc:
+ Tàn sát dân bản địa, đuổi họ vào rừng sâu, chiếm đất lập đồn điền.
+ Buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi sang để khai thác vùng đất này.
* Tác động: 
- Hình thành cộng đồng cư dân da trắng, da đen và da đỏ.
- Đại bộ phận cư dân nói tiếng Tây Ban Nha, Bò Đào Nha, một số nói tiếng Hà Lan (thuộc ngữ hệ Latinh) Khu vực Mĩ latinh.
3. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
 a. Nguyên nhân: 
- Chính sách áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân phương Tây.
- Tác động của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ 1776 và cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
b. Các cuộc đấu tranh
Thời gian
Tên nước
Kết quả
Cuối TK XVIII
- Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) 
 Năm 1803 giành thắng lợi Haiti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh. 
20 năm đầu thế kỉ XIX 
- Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổ quyết liệt các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành 
- Các quốc gia độc lập ra đời 
+ Mê hi cô : 1821
+ Áchentina : 1816
+ Urugoay: 1828
+ Paragoay: 1811
+ Braxin: 1822
+ Pê-ru: 1821
+ Côlômbia: 1830
Hoạt động thầy - trò
Kiến thức cơ bản 
- GV: Em hãy nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh? 
- HS: dựa vào bảng thống kê, và lược đồ để trả lời.
- GV: Sau khi giành độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tình hình Mĩ La-tinh như thế nào?
- HS theo dõi SGK để trả lời: 
- GV: Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nữa cà phê cho thị trường thế giới. Acchentian sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hành xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông. 
GV: Hãy nêu những âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong các chính sách bành trướng đối với khu vực Mĩ Latinh?
HS: Dựa vào SGK trả lời các chính sách của Mĩ đối với khu vực này.
-GV: Giải thích khái niệm: “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng Đôla” và liên hệ về quá trình độc chiếm kênh đào Pa-na-ma.
* Nhận xét:
- Nổ ra sôi nổi và quyết liệt thể hiện tinh thần dân tộc.
- Nhiều quốc gia giành được độc lập và thành lập nền cộng hòa. Chỉ còn vài vùng đất vẫn ở tình trạng thuộc địa: Guy-a-na, Cu Ba, Pu-éc-tô Ricô, Ăng-ti.
- Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng các nơi khác.
c.Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ 
- Sau khi giành độc lập các nước Mĩ La-tinh, có bước tiến bộ về kinh tế xã hội.
- Âm mưu và thủ đoạn thực hiện: 
- Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” để thiết lập nền thống trị độc quuyền của Mĩ:
+ Năm 1823 đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ” thành lập tổ chức “Liên Mĩ”. 
+ Năm 1898 gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh. 
+ Đầu XX, thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đôla để khống chế Mĩlatinh. 
Þ Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
4. Củng cố: 
 	GV đặt câu hỏi nhận thức để HS hệ thống hóa các kiến thức đã học:
1. Những nét chung về chính sách thống trị của thực dân phương Tây ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh? Hậu quả của những chính sách này đối với các nước thuộc địa?
2. Phong trào đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh có đặc điểm gì nổi bật?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ và làm BT2/SGK trang 30.
- Chuẩn bị bài mới: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
+ Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến tính chất, và kết cục của giai đoạn I (1914-1916) của cuộc chiến tranh.
+ Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918. 
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Nhat_Ban.docx