Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 11 - Chủ đề hoạt động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 11 - Chủ đề hoạt động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

I. Mục tiêu hoạt động

 - Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

 - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động

 - Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.

 - Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.

III. Công tác chuẩn bị

 1. Giáo viên

 - Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận

 - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.

 - Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.

 - Phân công nhiệm vụ cho học sinh.

 - Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận

 2. Học sinh

 - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.

 - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.

 

doc 118 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 11 - Chủ đề hoạt động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 1 & 2
Chủ đề hoạt động tháng 9
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP 
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
 (2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động
	- Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
	- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
	- Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
	- Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.
	- Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.
III. Công tác chuẩn bị
	1. Giáo viên
	- Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận
	- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
	- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.
	- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
	- Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận
	2. Học sinh
	- Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.
	- Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động
Tên hoạt động
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
-Khởi động.
-Tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động.tháng.9 (5 phút).
*Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (30 phút). 
*Hoạt động 2: Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT (20 phút).
*Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục (30 phút)
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên. VD bài hát “Nối vòng tay lớn” (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa).
- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ đề tháng 9: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Xin giới thiệu đại biểu: thầy Luyến.
- Vỗ tay
- Nêu và giải quyết các câu hỏi thảo luận đã được giáo viên gợi ý ở phần chuẩn bị:
1) Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không? Vì sao?
 Đáp: Không! Vì sẽ không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới về kinh tế, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.
2) Vậy, phải làm gì để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Đáp: Phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3) Công nghiệp hóa là gì?
 Đáp: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động cao hơn.
4) Tại sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?
Đáp: Vì nước ta đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu nên phải công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, và muốn phát triển nhanh theo kịp các nước thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa (phải biết đi tắt, đón đầu).
5) Hiện đại hóa là gì?
Đáp: Hiện đại hóa là quá trình dựa vào điều kiện của đất nước, ứng dụng và trang bị những phát minh, những thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất vào sản xuất, kinh doanh và quản lý.
6) Con người sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ như thế nào?
Đáp: Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp
7) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?
Đáp: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh
8) Để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần những điều kiện nào?
Đáp: Vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người (quyết định nhất).
9) Có quan điểm cho rằng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội ngàn vàng cho đoàn viên thanh niên nước ta rèn luyện, cống hiến và nhanh chóng trưởng thành”. Các bạn có đồng ý với nhận định trên không? Tại sao?
Đáp: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều nhân tài (đủ đức, đủ tài, đủ kinh nghiệm), nên nếu phấn đấu rèn luyện thì có việc làm tốt, cống hiến nhiều cho đất nước, có cơ hội phát huy tài năng, đoàn viên thanh niên do rèn luyện mà nhanh chóng trưởng thành.
10) Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần có những điều kiện, đòi hỏi gì ở con người?
Đáp: Người lao động phải vừa hồng (đạo đức), vừa chuyên (tài năng, chuyên môn nghiệp vụ).
11) Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chúng ta phải làm thế nào?
Đáp: Đầu tư cho giáo dục để giáo dục thực hiện nhiệm vụ của mình.
12) Học sinh đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa không? Bằng cách nào?
Đáp: học tốt, chuẩn bị mọi điều kiện, rèn luyện tốt để sau này góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
13) Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?
Đáp: Học tập, rèn luyện, sẵn sàng xông pha cống hiến. 
=> GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận. 
- Trao đổi một số vấn đề liên quan đến phương pháp học tập và tác dụng của phương pháp học tập tích cực:
1) Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không?
Đáp: Cần phải học tập theo phương pháp tích cực, hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất trong thời đại mới.
2) Theo các bạn, thế nào là phương pháp học tập tích cực?
Đáp: Học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, đó là quá trình dạy (của giáo viên) – tự học (của học sinh). Học sinh vừa bị chỉ đạo bởi người dạy vừa là tự chỉ đạo trong quá trình dạy học, tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, luôn chủ động tự tìm hiểu tri thức, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, tích cực, tự lực, sáng tạo. Giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra, luôn tạo điều kiện cho học sinh phải làm việc tích cực, luôn làm việc nhiều. Hoạt động chỉ đạo của thầy là giúp người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá, tự hoàn thiện mình. Đối với phương pháp học tập tích cực, nó đòi hỏi học sinh ý thức tự nghiên cứu nội dung bài học trước và sau khi đến lớp, có gì không hiểu thì trao đổi với thầy, với bạn.
3) Theo bạn, phương pháp học tập tích cực có tác dụng như thế nào?
Đáp: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững bài học, vận dụng tốt, góp phần phát triển trí lực, rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
4) Theo bạn, muốn thực hiện được phương pháp học tập tích cực cần phải có những yêu cầu và điều kiện nào?
Đáp: Học sinh phải có ý thức tự giác học tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, có tài liệu, phương tiện học tập đầy đủ; giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
5) Khi thực hiện việc học bằng phương pháp tích cực, bạn có gặp phải những khó khăn gì không?
Đáp: Khó khăn về thay đổi nề nếp, thói quen, tác phong, phương pháp học tập và điều kiện học tập
- GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các bạn.
- Học sinh giỏi chia sẻ kinh nghiệm học tập với các bạn.
- GVCN: Trao đổi với học sinh về việc sử dụng phương pháp học tập tích cực trong môn GDCD ở một tiết học cụ thể (45 phút).
- GV: Nêu đặc điểm môn học, đặc điểm, yêu cầu của một tiết học cụ thể.
- HS: Thảo luận, chỉ ra cách học mà các em cho là tích cực đối với tiết học cụ thể đó.
- GV: Nhận xét kết quả thảo luận, khẳng định nội dung đúng, bổ sung
- Thực hiện thi hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi dạng trắc nghiệm. Người dẫn chương trình giới thiệu thể lệ cuộc thi, quy định thời lượng tiến hành cuộc thi trong vòng 30 phút. Thí sinh trả lời đúng câu hỏi sẽ được quyền yêu cầu bất kỳ học sinh nào trong lớp hát tặng mình một đoạn bài hát hoặc phải thực hiện một trò chơi phạt vui với vai trò là người bị phạt, đây xem như là món quà dành cho người chiến thắng. Nếu thí sinh trả lời câu hỏi sai, thì thí sinh đó sẽ bị phạt bằng cách thực hiện một trò chơi phạt vui.
Hết thời gian quy định, sẽ ngừng cuộc thi, không mở tiếp các câu hỏi còn lại. Học sinh về nhà tự tìm hiểu thêm nội dung của Luật Giáo dục để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.
1) “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” được ghi ở điều mấy, chương mấy trong Luật Giáo dục?
a. Điều 7, chương I 
b. Điều 10, chương I c. Điều 12, chương I
2) Giáo dục phổ thông gồm:
a. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS
b. Giáo dục THCS và giáo dục THPT
c. Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT
3) Câu mở đầu của điều 10, chương I là câu nào trong 3 câu sau đây?
a. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
b. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số 
c. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân
4) Trong chương II, mục 2, điều 27 của Luật Giáo dục nói về: 
a. Phương pháp giáo dục phổ thông
b. Chương trình giáo dục phổ thông
c. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
5) Trong chương II, mục II, điều 28 của Luật Giáo dục nói về:
a. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
b. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
c. Cơ sở giáo dục phổ thông
6) Trong chương 3, mục 1, điều 48, nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình nào sau đây?
a. Trường công lập và trường dân lập
b. Trường công lập, trường bán công và trường dân lập
c. Trường công lập, trường dân lập và trường tư thục
7) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục nói về:
a. Người học b. Học viên c. Giáo viên
8) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục, đã nêu người học bao gồm:
a. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non và học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học.
b. Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học, học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ, học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
c. Bao gồm cả a và b
9) Chương V, điều 85, Luật Giáo dục đã nêu nhiệm vụ của người học là:
a. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của trường; phát huy truyền thống của nhà trường.
b. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường; tham gia lao động, hoạt động xã hội, giữ gì ... gười bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Quản trò yêu cầu người bị phạt kể một câu chuyện toàn B, C, Đ,
	Ví dụ: 
Câu chuyện bằng vần B: “Bà ba bán bún bò”.
Câu chuyện vần C: “Con cò có cái cẳng”.
Chuyện vần Đ: “Đêm đông Đào đi đến đảo”.
Chú ý: 
- Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
- Ai làm đúng, cho về trước. Em nào làm chưa đúng, tiếp tục bị phạt trò khác.
	5. Phong cách xì tin
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: 
	- Quản trò yêu cầu người bị phạt lên biểu diễn một dáng đi kỳ lạ nhất, cùng kết hợp 5 điệu cười khác nhau.
	- Người bị phạt sau không được lặp lại dáng đi và điệu cười của người bị phạt trước.
	Chú ý: 
	- Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
	- Ai làm đúng cho về trước. Em nào làm chưa đúng, tiếp tục bị phạt trò khác.
	6. Những cái tên ngộ nghĩnh
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Cách phạt: Quản trò đặt cho người bị phạt một cái tên bất kỳ, khi quản trò hỏi gì thì người bị phạt chỉ trả lời cái tên đó mà thôi.
	Ví dụ: đặt tên “cái lu”.
	Quản trò hỏi người bị phạt: Bạn ăn cơm bằng gì?
	Người bị phạt phải đáp: “cái lu”.
	Quản trò hỏi: Bạn đội cái gì?
	Người bị phạt đáp: “cái lu”.
	Chú ý: 
	- Có thể đặt nhiều cái tên cho nhiều người bị phạt cùng một lúc, quản trò đặt câu hỏi xen kẽ cho thêm phần hào hứng.
	- Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
	7. Câu hỏi và lời đáp
	Cách phạt: Quản trò đến trước người bị phạt và hỏi: “Bao nhiêu lần bạn làm thế này?” và làm lần lượt những động tác sau đây: giơ tay, nhắm mắt, ăn, ngủ, giật tóc Sau đó người bị phạt phải làm đúng theo các thứ tự, động tác đó của quản trò, luôn miệng đáp: “Bấy nhiêu lần tôi làm thế này”.
	Chú ý: 
	- Quản trò có thể làm những động tác gây cười, để tạo không khí vui nhộn.
	- Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
	- Ai làm đúng, cho về trước. Bạn nào làm chưa đúng, tiếp tục bị phạt trò khác.
	8. Người dẫn chương trình
	Cách phạt: Mỗi người bị phạt phải thuyết trình một chủ đề bắt buộc hay tự chọn trong một thời gian quy định. Ví dụ: Tình bạn hôm nay.
	Chú ý: Tùy theo đối tượng, quản trò cho những chủ đề thích hợp. Có thể chọn những chủ đề dí dỏm, vui nhưng phải có ý nghĩa.
	9. Chong chóng quay
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng. 
	Cách phạt: Người bị phạt ra giữa vòng, đứng một chân, chân kia co lại và quay 3 vòng kêu “vù, vù, vù”.
	“Chong chóng” nào quay không đủ 3 vòng sẽ tiếp tục trò chơi hình phạt khác.
	Chú ý: Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
	10. Biểu diễn ngành nghề
	Cách phạt: Người bị phạt phải diễn tả những động tác nghề nghiệp đặc trưng của những người thợ mà người chơi và quản trò đề nghị. Ví dụ: Thợ mỏ, thợ mộc, thợ sơn
	Chú ý:
	- Tùy theo đối tượng, quản trò có thể giao cho người bị phạt những vai người thợ cho phù hợp.
	- Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt. 
	11. Thuật thôi miên
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Quản trò yêu cầu người bị phạt đứng đối diện, tuyên bố quản trò sẽ thôi miên người bị phạt. Do đó người bị phạt phải làm theo những gì quản trò yêu cầu.
	Ví dụ:
	- Quản trò hô: Hãy hét lên (người bị phạt hét lên).
	- Quản trò hô: Hãy hóa thân thành con chim (người bị phạt làm con chim).
	Chú ý: Quản trò nên tạo không khí vui bằng các kiểu đi, điệu cười
	12. Cắt tóc thời trang
	Số người bị phạt: Từng cặp (2 bạn hoặc số chẵn).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Người bị phạt đứng thành từng cặp, đóng vai trò thợ hớt tóc và người đi hớt tóc. Một người giả bộ như đang ngồi, còn người đóng vai thợ hớt tóc thì làm những động tác như người đang trổ tài hớt tóc: choàng khăn, cắt tóc, cạo mặt, ráy tay Hai người bị phạt phải diễn như thật. Xong từng cặp lên thuyết minh tưởng tượng kiểu tóc mà đội mình vừa sáng tạo.
	Chú ý: Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
	13. Soi gương
	Số người bị phạt: Từng cặp (2 bạn hoặc số chẵn).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Quản trò cho người bị phạt đứng quay mặt vào nhau từng đôi một, quy định một người làm gương và một người soi gương. Người soi gương làm động tác nào, gương làm y như thế với chiều ngược lại (giống như cái gương).
	Chú ý: 
	- Quản trò có thể nói và hướng dẫn cho người bị phạt.
	- Cặp nào làm đúng thì được về chỗ, chưa được thì chịu trò chơi phạt khác. 
	14. Mắt thần
	Số người bị phạt: Từng cặp (2 bạn hoặc số chẵn).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Người bị phạt đứng từng cặp đối diện nhau. Hai người này quan sát kỹ trang phục của nhau, rồi quay lưng lại sửa đổi một vài chi tiết trên người mình. Khi nghe hiệu lệnh, hai người quay lại quan sát để tìm ra những chỗ đổi thay của người khác. Ai phát hiện nhiều chi tiết khác biệt hơn được về chỗ. Bạn còn lại bị phạt trò chơi khác.
	15. Nụ cười thân thương
	Số người bị phạt: 3 bạn trở lên.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng ngang. Quản trò đến trước một người bị phạt bất kỳ với nét mặt vui tươi. Sau đó dùng tay làm động tác ngắt nụ cười trên môi mình trao tặng cho người bị phạt đó bằng cách “hôn gió”. Người bị phạt phải cười lên một tiếng rồi lại đi trao nụ cười cho người bị phạt khác. Ai chưa được trao mà cười thì sẽ bị phạt tiếp.
	16. Câu chuyện kéo dài 
	Số người bị phạt: 3 bạn trở lên.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: 
	- Người bị phạt đứng thành một hàng ngang. Quản trò kể một câu chuyện và chỉ một người bị phạt ở đầu hàng, người đó phải tiếp tục câu chuyện (tối thiểu 10 tiếng), sau đó đến người kế tiếp.
	- Người bị phạt kể một câu chuyện hợp nội dung thì được về chỗ. Những người chưa kể được, ở lại tiếp tục trò chơi hình phạt khác.
	17. Nhiệm vụ thực thi
	Số người bị phạt: 3 bạn trở lên.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Người bị phạt đứng hàng ngang. Khi quản trò yêu cầu đi theo kiểu đi của ai đó, thì lập tức người bị phạt phải thực hiện.
	Ví dụ: Quản trò yêu cầu đi theo kiểu bà già chống gậy, một thanh niên, một đứa bé lên hai,
	Chú ý: 
	- Người bị phạt phải đi giống theo yêu cầu.
	- Quản trò bắt chước những điệu vui như: saclô, những anh hề,
	- Bạn nào làm đúng yêu cầu được về chỗ, bạn nào không thực hiện nghiêm chỉnh, tiếp tục bị phạt trò chơi khác.
	18. Người máy hiện đại
	Số người bị phạt: 3 bạn trở lên.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Người bị phạt hóa thân thành rô-bốt. Khi có hiệu lệnh của quản trò thì người bị phạt thực hiện theo yêu cầu nhưng phải thật giống với động tác của rô-bốt.
	Ví dụ: Người bị phạt làm động tác “tiến lùi, sang trái, sang phải”. Nhưng phải giống người máy và theo khẩu lệnh của quản trò.
	Chú ý: Bạn nào làm đúng yêu cầu được về chỗ, bạn nào không thực hiện nghiêm chỉnh, tiếp tục bị phạt trò chơi khác. 
	19. Con lăng quăng
	Số người bị phạt: 3 bạn trở lên.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Người bị phạt xếp thành một hàng dọc. Khi quản trò nói “lăng quăng nổi”, người bị phạt sẽ lúc lắc thân hình từ từ trên cao. Khi quản trò nói “lăng quăng chìm”, người bị phạt sẽ lúc lắc thân hình như con lăng quăng và từ từ hạ thấp xuống. Nếu quản trò nói “lăng quăng lơ lửng”, thì người bị phạt sẽ lúc lắc ở vị trí trung bình. Cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần. Bạn nào làm đúng yêu cầu được về chỗ, bạn nào không thực hiện nghiêm chỉnh, tiếp tục bị phạt trò chơi khác.
	20. Siêu thị di động
	Số người bị phạt: 4 bạn trở lên
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Quản trò quy định người bị phạt là những người đi bán hàng rong Khi có lệnh của quản trò, tất cả người bị phạt vừa chạy vừa rao thật to món hàng mình đang bán. Khi có lệnh dừng lại mới thôi (không được cười, ai cười sẽ bị làm lại).
	Chú ý: Bạn nào làm đúng yêu cầu được về chỗ, bạn nào không thực hiện nghiêm chỉnh, tiếp tục bị phạt trò chơi khác.
	21. Trả lời nhanh
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Dụng cụ: 1 cái ghế.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Những người bị phạt đứng trên một cái ghế, muốn được ngồi xuống, thì phải trả lời câu hỏi của quản trò. Câu hỏi như sau: Bây giờ là giờ gì? Quản trò hỏi khắp người bị phạt một lượt, nếu ai trả lời: “Bây giờ là giờ ngồi xuống”, sẽ được ngồi xuống, những người còn lại tiếp tục trò chơi phạt khác.
	22. Ngồi trên đống lửa
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc). Dụng cụ mỗi người một quyển tập và 1 cây bút.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Những người bị phạt đứng thành hàng ngang. Quản trò tuyên bố rằng: Vì các bạn phạm tội nặng nên hội đồng trò chơi quyết định phạt các bạn “ngồi trên đống lửa”. Sau hồi còi, bạn nào không chịu ngồi trên đống lửa sẽ bị phạt tiếp. Nếu người bị phạt nào nhanh trí, viết lên tờ giấy chữ “lửa” và ngồi lên, xem như hoàn thành. Những người còn lại phải tiếp tục trò chơi hình phạt khác.
	23. Câu đố vui	
	Số người bị phạt tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Dụng cụ: Mỗi người một tờ giấy trong đó ghi sẵn câu đố.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Đưa cho người bị phạt mỗi người một tờ giấy trong đó ghi sẵn câu đố. Trong khi mọi người cùng hát thì người bị phạt giải câu đố. Hết bài hát mà ai giải xong sẽ được về chỗ, những người còn lại phải tiếp tục bị phạt.
	24. Họa sĩ vĩ đại
	Số người bị phạt tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Dụng cụ: Khăn bịt mắt, tấm bảng, phấn vẽ.
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: 
	- Bịt mắt người bị phạt lại, sau đó dẫn bạn này đến tấm bảng và yêu cầu vẽ theo yêu cầu của quản trò như: mặt người, con chó, bông hoa
	- Những người chơi cùng cổ vũ và có thể hướng dẫn cho người bị phạt.
	25. Nhà tiên tri
	Số người bị phạt tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Dụng cụ: bảng, phấn viết.
	Địa điểm phạt: Phòng rộng.
	Cách phạt: Quản trò viết trên bảng một câu dài, nhưng chỉ viết phần nguyên âm; người bị phạt điền thêm phụ âm sao cho câu có đầy đủ ý nghĩa. 
	Ví dụ: ể, úc, ác, ây, ờ, ang, ận (để lúc khác bây giờ đang bận). iều, ay, e, ủa, ạn, ẽ, ị, ể, ánh (chiều nay xe của bạn sẽ bị bể bánh)
	26. Trúng số độc đắc
	Số người bị phạt: Tùy ý (có thể 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc).
	Dụng cụ: Giấy, bút (hoặc bảng, phấn).
	Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
	Cách phạt: Quản trò đọc một mẫu tự. Ví dụ: “P”, người bị phạt phải viết ra giấy tất cả những chữ gì bắt đầu từ chữ “P” như: phèo, phải, phi, phì, phỉ, phở, phố, phổ, phèn, phu, phụ, phù, phủ, phả, pha, phết, phụng, phun, phúng,  Sau một hồi còi, người bị phạt đọc chữ của mình cho mọi người nghe. Trong khi đó những người khác xóa chữ nào trùng lắp với mình. Sau cùng, những người còn nhiều chữ hơn sẽ được về chỗ. Những người ít chữ hơn (có thể quy định mức tối thiểu) sẽ chịu trò chơi hình phạt khác./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_11_chu_de_hoat_dong.doc