I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em
- Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu và trong quan hệ gia đình.
2. Kỹ năng:
- Biết cách giao tiếp có văn hoá và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu.
- Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong gia đình, Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng.
II. Nội dung:
Tổ chức cuộc thi để HS có cơ hội được cung cấp kiến thức và được bày tỏ ý kiến về 4 nội dung sau:
- Giới tính và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu của tuổi vị thành niên
- Làm thế nào để xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng và bình đẳng
- Quyền và trách nhiệm của người thanh niên HS trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp
- Quyền và trách nhiệm của người thanh niên HS trong việc xây dựng gia đình văn hoá.
Chủ đề tháng 10 THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH Hoạt động 1: DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “VẺ ĐẸP TRONG TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em - Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu và trong quan hệ gia đình. 2. Kỹ năng: - Biết cách giao tiếp có văn hoá và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu. - Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong gia đình, Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng. II. Nội dung: Tổ chức cuộc thi để HS có cơ hội được cung cấp kiến thức và được bày tỏ ý kiến về 4 nội dung sau: - Giới tính và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu của tuổi vị thành niên - Làm thế nào để xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng và bình đẳng - Quyền và trách nhiệm của người thanh niên HS trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp - Quyền và trách nhiệm của người thanh niên HS trong việc xây dựng gia đình văn hoá. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Định hướng nội dung hoạt động cho HS, hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu có liên quan đến chủ đề hoạt động - Vấn đề tình yêu và gia đình, tình yêu là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình hạnh phúc là môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của con người. Lồng ghép các vấn đề thuộc nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên vào nội dung thi, ví dụ như :đặc điểm giới,vấn đề bình đẳng giới, quá trình thụ thai, mang thai và phòng tránh thai, phòng tránh các bện lây qua qua đường tình dục. Hội thi được tổ chức dưới dạng hai đội cùng chuẩn bị câu hỏivà đáp lẫn nhau xen kẽ các tiết mục văn nghệ qua đó học sinh nắm vững được những nội dung cơ bản về tình bạn ,tình yêu và gia đình cùng các vấn đề khác của tuổi vị thành niên. Vì thế công tác chuẩn bị ở tổ là quan trọng. Tổ chức cho các tổ trong lớp thi hỏi đáp về tình bạn tình yêu và gia đình với các nội dung sau - Thế nào là tình bạn chân chính? - Có nên yêu ở tuổi học trò? - Tuổi học sinh có nên có tình bạn khác giới? - Trách nhiệm của bạn bè trong việc giúp nhau học tập? - Khi bạn mắc khuyết điểm thì phải làm gì ? - Tại sao phải “chọn bạn mà chơi”? - Nếu gia đình có bất hòa hay bố mẹ ly thân thì bạn sẽ sống, học tập nhự thế nào? - Có nên chơi thân với những người là học sinh cá biệt, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội không? Tại sao? - Nếu có một bạn khác giới trong lớp rủ bạn đi chơi riêng thì bạn có đi không? Tại sao ? Nếu không đi,bạn từ chối như thế nào ? Câu 1: Theo bạn, thế nào là tình bạn đẹp? Câu 2: Bạn hiểu thế nào là tình yêu? Câu 3: Hãy nêu 2 câu ca dao về tình bạn, tình yêu. Phân tích ý nghĩa mỗi câu ca dao đó. Câu 4: Hậu quả gì có thể xảy ra khi quan hệ tình dục trong tuổi vị thành niên? Câu 5: Hãy kể lại một tình huống xử sự chưa đẹp trong tình bạn hoặc tình yêu đã gặp trong nhà trường? Nếu gặp tình huống đó bạn xử sự như thế nào? Câu 6: Khi có những nỗi niềm trong tình bạn, tình yêu, bố mẹ có phải là người đầu tiên bạn tìm đến để tâm sự không? Tại sao? Câu 7: Sau giờ học buổi tối, bạn thường chơi game và”chat” với bạn bè rất khuya. Sau nhiều lần nhắc nhở, bố mẹ cấm không cho bạn sử dụng máy tính nữa. Bạn có cho rằng bố mẹ can thiệp quyền tự do của bạn không? Vì sao? Câu 8: Bạn là một nữ sinh lớp 11. Giả sử có một bạn trai lớp 12 cùng trường thường đón đường trêu chọc và có hành vi đụng chạm vào người bạn, bạn sẽ ứng xử như thế nào? 2. Học sinh: - Cán bộ lớp phổ biến thời gian, chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Các thành viên tích cực tìm đọc tài liệu, chuẩn bị ý kiến để cùng tham gia diễn đàn IV. Tổ chức hoạt động: TG Người TH Nội dung hoạt động Phương tiện 5’ MC MC `Các tổ + BGK Các tổ GVCN - Chào mừng các bạn đến với tiết giáo dục ngoài giờ lớp 11A4 Hđ1: Khởi động: - Hát tập thể (Nhìn mặt nhau đi, sờ vai nhau đi) - Kính thưa quý vị đại biểu cùng các bạn. Đến hẹn lại lên, chúng ta lại găp nhau trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ được tổ chức thường kỳ hàng tuần của lớp 11A4. - Chủ đề của tháng: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH Hoạt động của tiết: Tìm hiểu về vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu - Đến dự với chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu: GVCN - Xin dự kiến thành phần Ban giám khảo như sau: và ban thư ký: . Nếu các bạn nhất trí xin cho một tràng vỗ tay Hđ2: Hái hoa dân chủ để bốc thăm câu hỏi + Đã là HS ai cũng có một thời để nhớ, một thời kỷ niệm với bao tình cảm thân ái của bạn bè, hay những cảm xúc mới chớm khi bắt gặp ánh mắt của ai kia Vâng. Tình bạn và TY là những tình cảm sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại đây để tham gia cuộc thi tìm hiểu về vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu. + Luật chơi như sau: Chúng ta có 8 câu hỏi dành cho 4 tổ, thi 2 lượt. Mỗi lần sẽ có một tổ lên bốc thăm câu hỏi, suy nghĩ thảo luận cả nhóm trong 2 phút sau đó trả lời. Vì câu hỏi đều là câu hỏi mở nên chúng tôi không đưa ra đáp án. BGK sẽ chấm điểm dựa trên câu trả lời hay hoặc dở theo thang điểm 10. Sau khi một tổ trả lời, chỉ một tổ nào phất cờ nhanh nhất được quyền bổ sung. Câu hỏi bổ sung tối đa được 5 điểm. + Bây giờ cả lớp hát một bài và chuyền nhau một bông hoa, hết bài hát mà hoa ở trong tay người nào thì chứng tỏ người đó rất may mắn và hạnh phúc. Khi đó người đó sẽ đại diện tổ mình lên hái bông hoa dân chủ đầu tiên. (Hát và chuyền hoa) + Lần lượt các tổ sẽ lên thi và các tổ khác bổ sung. Khi hết 4 câu thì giải lao bằng một trò chơi nhỏ, BGK sẽ nhận xét và đánh giá. Hết 8 câu thì tổng kết điểm. Hđ3: Thi hát tập thể: các bài hát mà trong lời có từ “anh”, “em”, “bạn”, “bè”. Hát theo vòng tròn: tổ 1 ->2 ->3 ->4 ->1. Đội nào hát được nhiều bài hơn thì thắng, thang điểm 30 -> 20 ->10. - Thư ký tổng kết điểm. - GVCN nhận xét, tổng kết, phát thưởng, dặn dò tuần sau Tay, chân, miệng Máy chiếu hoặc bảng phụ đã ghi sẵn câu hỏi để cả lớp theo dõi.
Tài liệu đính kèm: