A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Sau chủ đề này, học sinh cần:
- Nhận thức được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐN.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho đất nước.
- Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?.
- Thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tiết 1 Ngày ./09/2009 Chủ đề hoạt động tháng 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước A. Mục tiêu giáo dục Sau chủ đề này, học sinh cần: - Nhận thức được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐN. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho đất nước. - Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương. B. Nội dung hoạt động - Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?. - Thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể. Hoạt động 1 Thảo luận chuyên đề: “Bạn hiểu gì về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? “ I. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động này học sinh cần: - Hiểu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước và bày tỏ ý kiến của mình về CNH, HĐH. - Xác định rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh là tích cực, chủ động, tự giác học tập và rèn luyện đề sau này góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH. - Tin tưởng ở sự thành công của sự nghiêp CNH, HĐH đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. II. Nội dung hoạt động Thảo luận chuyên đề Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ? với các nội dung sau: - Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ? - Nội dung của CNH, HĐH. - Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. III. Công tác chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Định hướng cho học sinh thảo luận về các nội dung với những câu hỏi sau: + Em hiểu thế nào là CNH, HĐH ? + Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ? + Hãy nêu mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta. + CNH, HĐH đất nước bao gồm những nội dung gì? + Để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thanh niên học sinh phải học tập và rèn luyện như thế nào ? + Hãy nêu vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn bị cho buổi thảo luận (Xem phần Tư liệu tham khảo ở cuối sách để làm đáp án cho các câu hỏi trên). Cần gợi ý cho các em tìm hiểu các Điều 12, 13, 29 của Công ước LHQ về Quyền trẻ em, trong đó xác định rõ các em có quyền tự di bày tỏ ý kiến và những hiểu biết của mình về các vấn đề liên quan đến phát triển nhân cách, đến quyền được thu nhận thông tin và phát triển tối đa năng lực cũng như các khả năng về thể chất và tinh thần trong sự phát triển chung của đất nước, dân tộc cũng như xu hướng phát triển toàn cầu. - Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp, Ban chấp hành (BCH) Chi đoàn chuẩn bị và triển khai tổ chức thảo luận (Tham khảo Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX và X). - Duyệt kế hoạch của cán bộ lớp và BCH chi đoàn, cho học sinh tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận và gợi ý nội dung thảo luận cho các bạn chuẩn bị. - Hướng dẫn lớp tìm hiểu tài liệu và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân, chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp và hướng tới sự phát triển trong tương lai. - Cách thức chuẩn bị nội dung để thảo luận: có thể phân công theo lớp, tổ học tập, theo nhóm sở thích hoặc từng cá nhân đối với những nội dung hay từng câu hỏi. - Phân công trang trí lớp, người dẫn chương trình và mời đại biểu. - Cử một bạn điều khiển thảo luận. Người điều khiển thảo luận phải nắm vững nội dung thảo luận. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm đan xen để tạo không khí vui vẻ (nên giao cho mỗi tổ một tiết mục). IV. Tổ chức hoạt động. - Tuyến bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Người điều khiển nêu vấn đề cần thảo luận theo các câu hỏi đã được gợi ý ở phần chuẩn bị. - Tiến hành thảo luận. Sau mỗi vấn đề nêu ra, học sinh có thể phát biểu ý kiến đã chuẩn bị của mình hoặc tổ cử đại diện phát biểu (nếu phân công chuẩn bị theo tổ). Xen kẽ giữa các phần là các tiết mục văn nghệ. V. Kết thúc hoạt động. Hoạt động 2 Thi hùng biện về “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” I. Mục tiêu hoạt động. Sau hoạt động này học sinh cần: - Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Xác định được trách nhiệm cụ thể của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường, từ đó biết lập kế hoạch phấn đấu cho mình trong học tập và rèn luyện. - Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể; Sẵn sàng tham gia các hoạt động vưói tinh thần trách nhiệm cao. II. Nội dung hoạt động. Thi hùng biện với các nội dung sau: - Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với thanh niên học sinh: + Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn. + Thanh niên học sinh phải có năng lực tiếp thu, sáng tạo trong khoa học và công nghệ; biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc. + Thanh niên học sinh phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện tinh thần yêu lao động và tác phong công nghiệp. + Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng. + Thanh niên học sinh phải có sức khoẻ. + Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiêp CNH, HĐH đất nước. - Nhiệm vụ của thanh niên học sinh với CNH, HĐH đất nước: Thi đua học tập, rèn luyện, làm chủ khoa học, công nghệ; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc. III. Công tác chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Họp cán bộ lớp, BCH Chi đoàn, giao trách nhiệm cho lớp, Chi đoàn chuẩn bị các bước để tiến hành cuộc thi hùng biện. - Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn bị cho cuộc thi hùng biện. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Điều 12, Điều 29 Công ước LHHQ về Quyền trẻ em để học sinh hiểu rõ quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thể hiện những ước mơ, khát vọng của mình khi hùng biện. - Giải đáp những vướng mắc về kiến thức cho học sinh - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Học sinh - Thành lập ban tổ chức cuộc thi gồm: Cán bộ lớp, BCH chi đoàn (Có thể xây dựng kế hoạch, chương trình thi theo hình thức hùng biện cá nhân hoặc thi theo đội). + Nếu thi cá nhân thì nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ để tránh sự khô khan, nhàm chán. Mỗi cá nhân dự thi thể hiện nội dung trong vòng 5 - 7 phút. + Nếu thi theo đội thì nên có 4 nội dung như: màn chào hỏi; hùng biện theo nội dung đã được chuẩn bị (hình thức là đại diện mỗi đội trình bày); trình diễn tiểu phẩm về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; văn nghệ. Thời gian của mỗi đội từ 15 - 17 phút. - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức (phụ trách các công việc cụ thể về nội dung cuộc thi, trang trí, lên danh sách cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời ban giám khảo, phân công người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu) - Yêu cầu các cá nhân hoặc các đội đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu, tập dượt. - Chuẩn bị và phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia dự thi. - Chuẩn bị phần thưởng cho các cá nhân hoặc đội tham gia thi. - Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi. IV. Tổ chức hoạt động - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Khai mạc cuộc thi - Giới thiệu các cá nhân, các đội tham gia thi. - Giới thiệu Ban giám khảo cuộc thi. - Thông báo thể lệ cuộc thi và điểm các phần thi. - Tiến hành thi: Người dẫn chương trình giới thiệu từng cá nhân, từng đội lần lượt ra dự thi. Những điều cần lưu ý: + Sau mỗi phần thi, giám khảo có thể công bố điểm ngay. + Có tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi giao lưu xen kẽ. + Dựa vào kết quả thi qua số điểm, công bố các giải nhất, nhì, ba và trao giải thưởng (nếu có). V. Kết thúc hoạt động. Tiết 2 Ngày .. /10/2009 Chủ đề hoạt động tháng 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu gia đình. A. Mục tiêu giáo dục: Sau chủ đề này, học sinh cần: - Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình. - Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và trong gia đình. - Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè và gia đình. B. Nội dung hoạt động. - Tổ chức diễn đàn thanh niên về “Vẻ đạp trong tình bạn và tình yêu” - Thi văn nghệ “Hát về tuổi 17” - Hoạt động tư vấn tâm lí lứa tuổi. C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể Hoạt động 1 Diễn đàn thanh niên “vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. I. Mục tiêu hoạt động. Sau hoạt động này học sinh cần: - Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em. - Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu và trong quan hệ gia đình. - Biết cách giao tiếp có văn hoá và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu. - Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng. II. Nội dung hoạt động. Tổ chức diễn đàn để học sinh có cơ hội được cung cấp kiến thức và được bày tỏ ý kiến về bốn nội dung cơ bản sau: - Giới tính và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu của tuổi vị thành niên. - Làm thể nào để xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng và bình đẳng. - Quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp. - Quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng “Gia đình văn hoá”. Lưu ý: Nội dung chủ yếu của diễn đàn là tập trung làm rõ khái niệm về giới nam và giới nữ, về tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu của lứa tuổi vị thành niên nhằm giúp các em nhận biết rõ giá trị của tình bạn, tình yêu tuổi học trò, trên cơ sở đó có thể phân biệt với tình bạn, tình yêu không chân chính trong thời hiện đại. Từ đó biết cách xây dựng nét đẹp trong mối quan hệ ứng xử và có trách nhiệm với mọi người và bạn bè, đặc biệt với bạn bè khác giới. III. Công tác chuẩn bị. 1. Giáo viên - Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho diễn đàn. - Định hướng nội dung hoạt động diễn đàn cho học sinh, hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu có liên quan về chủ đề hoạt động. Có thể tham khảo một số tài liệu sau: + Trò chuyện về giới tính, tình yêu và sức khỏe, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1997. + Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003. + Cửa sổ tình yêu với bạn trẻ, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006. + áp dụng Quyền trẻ em vào nhà trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. + Công ước Liên hợ ... ĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất về kho tàng tri thức và thông tin khoa học và công nghệ; hiệu quả lao động sáng tạo đối với phát triển kinh tế - xã hội hay hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, công nghệ trong từng sản phẩm xã hội). Đối với nước ta, ngoài đặc điểm trên đây, còn một đặc điểm rất quan trọng của CNH, HĐH ở nước ta là quá trình CNH, HĐH gắn bó hữu cơ và phụ thuộc vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Bện cạnh đó, trong điều kiện của nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng và sâu rộng như hiện nay thì kinh tế tri thức trở thành vận hội lớn để chúng ta đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Với khoảng 75% dân số nước ta sống ở nông thôn và làm nghề nông thì tất cả mọi chính sách, mọi chiến lược phát triển của đất nước đều phải hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc của nông thôn, đó là: - Quan hệ sản xuất (quyền sở hữu đất đai, giao đất, giao rừng) - Điện khí hoá nông thôn. - Nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn. - Cải tạo nếp sống vệ sinh, ăn ở, môi trường và chất lượng cuộc sống nông thôn. - Đẩy mạnh việc thiết lập mạng lưới thông tin; xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và không ngừng mở rộng hệ thống dịch vụ. 2. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 3.Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông sản và hàng tiêu dùng một số ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển du lịch; phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ; sản xuất hàng xuất khẩu. 4. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu gì? - CNH, HĐH đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo, tuyển chọn và trọng dụng nhân tài, CNH, HĐH trong điều kiện của nền kinh tế tri thức sẽ là hiện thực nhanh chóng đối với dân tộc nào có nhiều nhà khoa học và công nghệ; có các nhà lãnh đạo sáng suốt và quyết đoán; có nhiều nhà doanh nghiệp giàu tính sáng tạo, dám mạo hiểm và có tinh thần tự cường dân tộc. - Yêu cầu ngày càng cao trong việc chấn hưng nền giáo dục quốc dân với mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phù hợp với yêu cầu mới, nội dung mới và phương pháp mới để thích ứng với quá trình CNH, HĐH trong xu thế tri thức hoá ngày càng cao. - Yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Điều đó có nghĩa là củng cố và xây dựng các cơ sở nghiên cứu và triển khai đủ khả năng nắm bắt và làm chủ các công nghệ nền (cơ sở) mới và cao, làm chỗ dựa cho sự phát triển các công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới mặt hàng. 5. Yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đối với thanh niên. - Thanh niên phải có hoài bão lớn, đó là tính cách điển hình của thanh niên. - Thanh niên phải có trị thức về mọi mặt, có năng lực tiếp thu và sáng tạo về khoa học và công nghệ, có trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ cao, trở thành những người lao động chân tay và trí óc giỏi, những nhà khoa học có tài năng những nhà quản lý và kinh doanh thành thạo và giàu kinh nghiệm, trở thành lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện của đất nước. - Thanh niên phải có đạo đức cách mạng: Mỗi thanh niên phải hành động và ứng xử với đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật, sống có trật tự, kỷ cương, giữ gìn mọi mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp, nhân ái, trung thực trong gia đình và xã hội. - Thanh niên phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Thanh niên phải là lực lượng xung kích trong phòng, chống các tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, tham gia bảo vệ trật tự trị an và an toàn xã hội. V. Vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu: 1, Tình bạn: - Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tình tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tượng, niềm tin ) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng. - Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đăc biệt là đối với thanh thiếu niên. - Một tình bạn tốt có những đặc điểm sau: + Có sự phù hợp về xu hướng. + Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. + Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao với nhau. + Có sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc với nhau. + Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một lúc mà vẫn giữ được độ mặn nồng thắm thiết. - Tình bạn khác giới có những đặc điểm cơ bản của tình bạn cùng giới, tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng. + Tình bạn khác giới làm cho mỗi người tự hoàn thiện mình, làm tôn vẻ đẹp của môi giới. Tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu. Song, không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều chuyển thành tình yêu. + Trong quan hệ bạn bè khác giới cần tránh: - Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu. - Gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu. + Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mệ thể xác, không ghen tuông khi bạn khác giới có người yêu. 2. Tình yêu: - Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, một biểu hiện cao đẹp của tình người (lòng nhân ái). Tình yêu làm con người trở nên thanh cao hơn, nhân ái hơn và giàu sức sáng tạo hơn. - Tình yêu nam nữ (đôi lứa) là tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai người khác giới đi đến hoà nhập với nhau về tình cảm, tâm hồn và thể xác. - Từ “Mối tình đầu” thường gợi lên cho các bạn trẻ sắp bước vào cuộc sống yêu đương một sự háo hức chờ mong. Nhiều mối tình đầu đã phát triển thành tình yêu sâu sắc và đi đến hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên do đặc điểm tuổi trẻ còn bồng bột, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống lại quá lý tưởng hoá tình yêu nên mối tình đầu thường bị tan vỡ, để lại những thương tổn về tình cảm, mất mát trong yêu đương, dễ làm cho nhiều nam nữ sống buông thả. - Tình yêu bền vững phụ thuộc vào nỗ lực thường xuyên của cả hai người nhằm duy trì tình yêu chín chắn, tốt đẹp và lành mạnh để đi đến hôn nhân. 3. Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu. - Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu chính là sự tôn trọng lẫn nhau, chung thuỷ, yêu thương, luôn đem lại hạnh phúc cho nhau. - Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu là sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn, chia sẻ trách nhiệm trong tình yêu và trách nhiệm đối với tương lai của nhau. - Luôn luôn biết tự trọng và tôn trọng chính bản thân mình. 4. Một số câu ca dao về tình bạn, tình yêu: - Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền - Buôn có bạn, bán có phường. - Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển đông - ở chọn nơi, chơi chọn bạn - Thức lâu mới biết đêm dài ở lâu mới biết lòng người có nhân - Khi vui thì vỗ tay vào Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai - Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười - Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng - Yêu nhau quá đỗi nên mê Tỉnh ra mới biết kẻ chê người cười - Yêu nhau thì ném bã trầu Ghét nhau, ném đá vỡ đầu nhau ra - Tay bưng bát muối, đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau VI. Giới và bình đẳng giới: 1. Giới và giới tính: - Giới tính là những đặc điểm khác biệt sinh học giữa nam giới và nữ giới, chủ yếu liên quan đến chức năng sinh sản. VD: Nữ giới có buồng trứng, có chức năng mang thai và sinh con, còn nam giới có tinh trùng để thụ thai. Đặc điểm của giới tính là tự nhiên, bẩm sinh, đồng nhất và không thay đổi theo thời gian. Do vậy, nữ giới ở mọi nơi trên thế giới đều có thiên chức giống nhau là mang thai, sinh con và cho con bú. Nam giới có thể sản xuất tinh trùng để duy trì nòi giống. Đặc điểm giới tính này từ xưa đến nay chưa hề thay đổi. - Giới là những đặc điểm khác biệt xã hội giữa nữ giới và nam giới. Xã hội có những quan niệm và mong đơị khác nhau đối với nữ giới và nam giới, hình thành nên khác biệt xã hội giữa hai giới về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và hành vi ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. Sự khác biệt xã hội giữa nữ giới và nam giới là do xã hội và con người tạo nên, nó chưa hề có lúc bé trai hay gái mới sinh ra. Đặc điểm về giới rất khác nhau và đa dạng trong và giữa các nền văn hoá. Ví dụ: ở một số nước, nam giới làm trong các xưởng dệt, còn ở Việt Nam thì chủ yếu nữ giới làm trong các xưởng dệt; ở các nước theo đạo Hồi, nam giới được lấy nhiều vợ, còn các nước khác thì thực hiện nguyên tắc 1 vợ 1 chồng, ở một vài vùng dân tộc của Việt Nam con trai lấy vợ phải ở rể Đặc điểm Giới có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Trước đây nữ giới không được đi học, không được tham gia lãnh đạo, quản lý xã hội, còn ngày nay, phụ nữ được đi học và có thể làm tổng thống, thủ tướng. Ngược lại, trước đây nam giới không bao giờ làm nội trợ thì ngày nay, nam giới có thể làm nội trợ và chia sẻ ngày càng nhiều hơn công việc chăm sóc con cái với nữ giới. - Nam và nữ, mỗi người đều có những đặc điểm khác nhau về mặt sinh học và xã hội, Vì vậy, cả hai giới cần phải tôn trọng, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 2. Bình đẳng giới: - Bình đẳng giới là nữ giới và nam giới không bị phân biệt đối xử, có được vị thế xã hội như nhau, có cơ hội như nhau để được học tập, hoạt động và cống hiến cho sự phát triển, đồng thời được thụ hưởng sự bình đẳng và công bằng do những lợi ích của sự phát triển đó mang lại. - Văn minh ngày càng phát triển, người ta càng công nhận vai trò của phụ nữ và công nhận quyền bình đẳng của hai giới trong xã hội. - Có những bạn nam có thể làm được việc mà trước đây người ta coi đó là việc của bạn nữ và ngược lại, có những bạn nữ cũng làm được việc mà trước đây người ta coi đó là việc của bạn nam. Do vậy mà chúng ta không nên có sự phân biệt, quyết định đâu là vai trò, trách nhiệm của nam và nữ. Mỗi chúng ta đều có một cuộc sống khác nhau nhưng ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi các định kiến của xã hội về nam và nữ. Vậy thì chúng ra phải cùng nhau cởi bỏ những định kiến cũ và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách tôn trọng yêu thương, chia sẻ cùng nhau. - Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là: + Thu hút sự tham gia của cả nam, nữ vị thành niên (đặc biệt là các em nam trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, cùng ra quyết định liên quan đến lĩnh vực này nhất là có trách nhiệm sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo góp phần thực hiện bình đẳng giới, tiến bộ và công bằng xã hội. + Chăm sóc và nuôi dạy trẻ em trai và trẻ em gái như nhau. + Chống mọi hình thức bạo hành đối với vị thành niên, đặc biệt là bạo hành tình dục đối với các em gái.
Tài liệu đính kèm: