Giáo án Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Mai Bích Hằng

Giáo án Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Mai Bích Hằng

Chủ đề 1

 EM THÍCH NGHỀ GÌ ?

I- Mục tiêu: Qua bài học này học sinh phải:

1- Kiến thức:

 + Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề

 + Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động

2- Kỹ năng: Lập được " bản xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.

3- Thái độ: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.

II- Trọng tâm của chủ đề.

Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn nghề từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời. Các em phải trả lời được 3 câu hỏi sau:

• Em thích nghề gì ?

• Em có thể làm được nghề gì ?

• Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào?

 

doc 35 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 327Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Mai Bích Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
Chủ đề 1
 EM THÍCH NGHỀ GÌ ?
I- Mục tiêu: Qua bài học này học sinh phải:
1- Kiến thức:
 + Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề
 + Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động
2- Kỹ năng: Lập được " bản xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.
3- Thái độ: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.
II- Trọng tâm của chủ đề.
Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn nghề từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời. Các em phải trả lời được 3 câu hỏi sau:
Em thích nghề gì ?
Em có thể làm được nghề gì ?
Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào?
III- Chuẩn bị
1- Giáo viên
Phát trước các câu hỏi, phiếu điều tra cho học sinh
Hướng dẫn các em cách tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề.
Tổ chức lớp theo nhóm: Lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình, mỗi tổ là một nhóm để thảo luận.
2- Học sinh 
Chuẩn bị trả lời các cậu hỏi và hoàn thành phiếu điều tra
Sưu tầm các mẩu chuyện, những gương thành công trong một số nghề
IV- Tiến trình hoạt động
Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bước 2 : Giáo viên giới thiệu môn học và chủ đề
Bước 3 : Tiến trình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình (NDCT) của buổi thảo luận, thường là cử học sinh nào có khả năng diễn thuyết hoặc lớp trưởng hoặc bí thư.
I- Lựa chọn nghề 
- Giáoviên: Giới thiệu người dẫn chương trình lên làm việc à NDCT đưa ra câu hỏi: 
1- Vì sao phải chọn nghề?
Giáo viên gợi ý:
Thế giới nghề nghiệp là rất rộng lớn, có hàng ngàn nghề khác nhau. Và xuất hiện nhiều nghề mới do sự phát triển của khoa học và công nghệ: (có thể lấy VD).
Cá nhân một con người không
thể nào phù hợp với tất cả các nghề khác nhau mà chỉ có thể phù hợp với một nhóm nghề nào đó, thậm chí với chỉ một nghề.
2- Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề ?
Con người chỉ thành công trên
cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất
Nghề nghiệp và phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thoả mãn nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng
GV gợi ý:
3- Chọn nghề như thế nào?
Để chọn được nghề tối ưu với học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau.
a- Em thích nghề gì?
- Trả lời được câu hỏi này là đã bộc lộ được hứng thú của mình với nghề đó. Mỗi người chỉ có thể nỗ lực hết mình với nghề, với công việc của mình khi nghề đó thực sự hứng thú với mình.
b- Em có thể làm đựơc nghề gì?
Trả lời được câu hỏi này là đã
phần nào tự nhận thức được năng lực của mình. Khi xác định đúng năng lực và sở trường thi người đó sẽ thành công trong nghề nghiệp
4- Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao ?
Trả lời được câu hỏi này tức là chúng ta đã biết tìm hiểu thực tế tương lai của nghề. Vì trong xã hội nào đi nữa thì vấn đề việc làm luôn là vấn đề rất quan trọng khi ra trường.
Trong thực tế đã có những nghề mà chúng ta đào tạo ra rất nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lai rất ít vì vậy SV thường phải bỏ nghề và di làm nghề hoặc phải học thêm một nghề mới.
II- Sự phù hợp nghề
1- Thế nào là sự phù hợp nghề
Phù hợp nghề là người có những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người lao động.
2- Các mức độ phù hợp.
Không phù hợp: Là không có
các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề.
Phù hợp một phần: Tuy không
có những chỉ định cơ bản nhưng học sinh không thể hiện xu hướng rõ ràng, không say mê gắn bó với nghề,
VD:
 - Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội
" năng khiếu " với các đòi hỏi của nghề hoặc một nhóm nghề nhất định.
VD:
GV mời cả lớp thảo luận về chủ đề về hứng thú của mình về nghề tương lai
III- Em thích nghề gì?
GV lắng nghe phát biểu của các em
GV yêu cầu HS mô tả nghề mình thích nhất theo cấu trúc bản mô tả nghề.
GV hướng dẫn học sinh ghi nội dung bản mô tả nghề theo mẫu dưới đây.
IV- Bản xu hướng nghề nghiệp. Cấu trúc bản xu hướng nghề 
1- Dự định chọn nghề cho tương lai:
(kể tên nghề theo thứ tự ưu tiên)
a
b
c
2- Kể tên 10 nghề mà em quan tâm và thể hiện hứng thú (cho điểm từ 1 - 10 theo mức độ hứng thú)
GV: Nhân các bản mô tả nghề của các em học sinh để về nhà đọc ghi nhận xét lấy tư liệu cho buổi học sau.
V- Thi kể chuyện hoặc xem phim về những người thanh đạt trong nghề.
Phương án 1: Thi kể chuyện
Phương án 2: Xem phim
GV giới thiệu nhân vật trong phim và mục đích xem nội dung các gương thành đạt để làm gì.
GV nhận xét các ý kiến phát biểu.
Hoạt động1: Tìm hiểu chọn nghề là gì?
1- Vì sao chúng ta đã phải chọn nghề ?
Gợi ý:
Người dẫn chương trình mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến đồng thời chuyển tờ giấy ghi lên để thầy phân tích.
NDCT: Kính mời thầy cho ý kiến.
Sau khi nghe các ý kiến của học 
sinh thày giáo tổng hợp và nêu các nét cơ bản các em cần nắm được.
NDCT:
2- Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề?
HS phát biểu
NDCT giới thiệu câu hỏi.
3- Chọn nghề như thế nào?
NDCT sẽ lần lượt chỉ định các nhóm tham gia và cử người ghi tóm tắt nội dung của mỗi người phát biểu.
Thầy tổng hợp các ý kiến nêu nhận xét vầ đưa ra câu trả lời.
NDCT có thể lấy ví dụ về sự đam mê nghề nghiệp của một cá nhân nào đó từ sách, báo , để cả lớp cùng nghe.
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phù hợp nghề là gì?
NDCT đưa ra một số tình huống:
TH1: Có bạn cho rằng cứ học tập tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường nào thì sẽ thi vào trường đó. Hãy cho ý kiến về quan niệm đó?
HS phát biểu
TH2: Trên báo thanh niên đã đăng tin về một cô gái người Việt đinh cư ở nước ngoài, từ nhỏ cô đã say mê nghề thiết kế thời trang.
Tuy vậy gia đình cô lại cho rằng nghề này không có tương lai và cũng chẳng phải là một nghề danh giá và ngăn cấm cô. Với sự đam mê của mình cô gái trẻ đã quyết tâm lên thành phố tự thuê nhà vừa làm vừa học về thời trang thế rồi cô cũng đạt được ước mơ của mình bằng việc giành được giải nhất thiết kế thời trang ngay trên đất khách và trở nên nổi tiếng. Em đánh giá như thế nào về việc làm của cô gái đó.
HS phát biểu
NDCT: kính mời thầy cho ý kiến
Thầy nhận xét:
Những em không phù hợp với nghề mình chọn thì sẽ khó có thể trở thành một chuyên gia giỏi.
Hoạt động 3: Học sinh tự phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình
NDCT: Đây là phần mà các nhóm phát biểu chung về nhóm nghề hoặc nghề mà mình thích.( Lưu ý đây chưa phải là nghề đã chọn).
HS phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình về những nghề mà mình thích, phát biểu trước nhóm hoặc trước cả lớp.
NDCT: phát mẫu Bản xu hướng nghề nghiệp cho các nhóm.
HS hoàn thành nội dung bản mô tả nghề sau đó nộp lại cho NDCT
NDCT thu lại để nộ cho thầy (cô) giáo.
Hoạt động 4: Hoc sinh thi kể chuyện hoặc xem phim những gương thành đạt trong nghề
HS thi kể chuyện
NDCT: Xin mời cả lớp xem phim về các tấm gương thành đạt trong nghề.
HS xem phim
NDCT: Sau khi xem phim các bạn cho biết cảm tưởng của mình qua các tấm gương trên.
HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi xem phim hoặc qua các câu chuyện các bạn kể.
- HS phát biểu
Tổng kết đánh giá
1- Qua chủ đề em thu hoạch được gì?
2- Hướng chọn nghề của em như thế nào?
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1 - 2008 - 2009
Chủ đề 2
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRUYỀN THÔNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH
I- Mục tiêu
Sau buổi học này, học sinh phải :
1- Kiến thức: Biết được năng lực bản thân qua quá trình học tập và lao động.
2- Kỹ năng: Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc chọn nghề tương lai.
3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu nghề cà chọn nghề (Chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình).
II- Chuẩn bị
1- Giáo viên:
Phát trước các câu hỏi trong phiếu điều tra cho học sinh
Thống kê và có nhận định sơ bộ về năng lực truyền thống nghề nghiệp gia đình của học sinh trong lớp.
chuẩn bị phim về các làng nghề truyền thống.
2- Học sinh:
Chuẩn bị nội dung câu trả lời trong phiếu điều tra
Sưu tầm những câu chuyện về những con người thành công cũng như thất bại trên con đường tìm ra năng lực và sở trường của mình.
III- Tiến trình hoạt động
1- ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ:
Em cho biết cơ sở khoa học của việc chọn nghề ( hay nói cách khác để chọn được nghề tối ưu thì mỗi học sinh phải trả lời được các câu hỏi nào)?
Giới thiệu khái quát về nội dung bài học.
3- Gợi ý tiến trình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình (NDCT) của buổi thảo luận, thường là cử học sinh nào có khả năng diễn thuyết hoặc lớp trưởng hoặc bí thư.
GV mời người dẫn chương trình lên vị trí làm việc
GV quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn các em nội dung thảo luận 
GV gợi ý:
1- Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp lànhững phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao.
2- Phát hiện năng lực và bồi dưỡng năng lực bản thân.
a- Phương pháp phát hiện năng lực bản thân.
 - Thông qua việc học tập các môn học văn hoá.
 -Thông qua các hoạt động ngoại khoá 
- Các hoạt động ở gia đình và địa phương.
b- Học sinh nên bồi dưỡng năng lực như thế nào.
 -Cần tự giác bồi dưỡng năng lực 
 - Căn cứ vào nhr cầu hoạt động nghề nghiệp tương lai. 
 - Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi năng lực nhận thức và biết các ứng dụng các tri thức đó vào thực tiễn vì vậy đây là năng lực mà học sinh không ngừng bồi dưỡng.
 - Chú ý phát hiện sở trường của mình ở tuổi học sinh phổ thông. Một số năng lực của các em chưa bộc lộ do đó học sinh nên tham gia nhiều hoạt động khác ngoài giờ học, chăm chỉ tham gia các buổi lao động, học nghề,.. có như vậy chúng ta mới có cơ hội để thể hiện những năng lực, sỏ trường của mình.
 - Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng và sự phù hợp nghề.
GV bổ sung
+ Năng lực nhận thức như sự chú ý,khả năng qua sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy.
+ Năng lực diễn đạt.
+ Năng lực trình bày vấn đề trước đám đông.
 - Thông qua các hoạt động khác: ngoại khoá, lao động nghề nghiệp hoặc các hoạt động ở địa phương.
+ Qua các hoạt động này dễ dàng phát hiện được các như năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quyết sách.
c- Lao động nghề nghiệp và năng lực nhờ có năng lực mà chúng ta thành công trong lao động nghề nghiệp.
Ngược lại qua lao động nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của con người, đồng thời tạo điều kiện cho năng lực phát triển tới một trình độ khá cao.
VD: Các công nhân dệt vải có khả năng phân biệt màu sắc cao hơn người bình thường nhiều lần
GV lắng nghe
GV gợi ý:
- Nghề truyền thống là nghề được lưu truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác với những kinh nghiệmvà bí quyết riêng của một nghề trong một địa phương hoặc một gia đình. ảnh hưởng của nghề truyền thống với viêc chọn nghề.
+ Nếu chọn nghề truyền thống thì sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước để lại.
3- Xem phim về một số làng nghề (Làng gốm Bát Tràng)
GV lắng nghe và nhận  ... .
- Điều kiện lao động: Làm việc trong các nhà xưởng vệ sinh sạch sẽ, phải tiếp xúc với các hoá chất, phải làm việc chính xác (khi cân đong, đo, đếm phải có tính toán kỹ thuật cao, tuân thủ nội quy chặt chẽ, có trách nhiệm và ý thức đạo đức)
- Chống chỉ định y học
+ Có sức khoẻ, không bị bệnh tật về tim mạch...
+Không dị ứng với hoá chất.
+ Không mắc các bệnh ngoài da, truyền nhiễm.
III. Việc đào tạo nghề
1. Các cơ sở đào tạo
- Các trường ĐH, CĐ
- Các trường TH Y - Dược
2. Nơi làm việc: Các cơ sở y tế
3. Triển vọng của nghề
IV. Thi kể chuyện
Tổng kết đánh giá
1. Hãy tóm tắt nội dung chính của chủ đề?
2. Em hãy liên hệ bản thân với việc chọn nghề.
Các em chuẩn bị tinh thần và xem trước nội dung mẫu báo cáo kết quả để bài học sau chúng ta đi tham quan cơ sở sản xuất
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề Y và Dược.
NDCT: Bạn cho biết lịch sử, vai trò của nghề Y và Dược
- HS thảo luận.
- Lắng nghe.
NDCT: Có phải nghề Y và Dược là một lĩnh vực không?
- HS thảo luận
NDCT: Mời các bạn phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược.
NDCT: Bạn nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề Y.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến
NDCT: Bạn đã phải đi khám bệnh ở bệnh viện chưa? Bạn cho biết quy trình để khám bệnh trong bệnh viện như thế nào?
- HS thảo luận và phát biểu theo nhóm.
NDCT: Tại sao nghề Y và Dược phải đặt vấn đề y đức lên hàng đầu?
- HS thảo luận
NDCT: Bạn nêu các yêu cầu của nghề Y.
- HS thảo luận theo nhóm và phát biểu ý kiến
NDCT: Bạn cho biết đặc điểm và yêu cầu của nghề Y và Dược
- HS thảo luận theo nhóm và phát biểu ý kiến
NDCT: Hãy cho biết mối quan hệ mật thiết giữa Y và Dược.
- Phát biểu.
NDCT: Bạn hãy cho biết các cơ sở đào tạo của nghề Y và Dược
Hoạt động 3: Thi kể chuyện về các danh Y của Việt Nam và trên thế giới
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
CHỦ ĐỀ 8: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG
I. MỤC TIÊU: Sau buổi học này HS phải:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được vị trí xã hội và tầm quan trọng của một số nghề thuộc ngành xây dựng.
	- Biết một số thông tin cơ bản về nghề xây dựng
2. Kỹ năng: Hiểu và trình bày một số nghề thuộc ngành xây dựng theo bản mô tả nghề.
3. Thái độ: Có ý thức liên hệ bản thân trong việc chọn nghề.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
	- Sưu tầm các tài liệu , sách tham khảo để có kiến thức cần thiết về ngành xây dựng.
	- Liên hệ với chính quyền địa phương để nắm được qui định hoạch xây dựng của thành phố...
	- Chuẩn bị trò chơi về đề tài xây dựng.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị nội dung theo bản mô tả nghề về ngành xây dựng
	- Cử người kể chuyện hoặc hát các bài hát liên quan đến lĩnh vực xây dựng
III. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ: 
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức hướng theo nhóm, cử HS dẫn chương trình, thư kí nhóm trưởng.
3. Gợi ý tiến trình.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức lớp hoạt động theo nhóm, cử người dẫn chương trình (NDCT)
- Hướng dẫn học HS thảo luận theo chủ đề
- Lắng nghe phát biểu của HS
- Gợi ý
I. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề xây dựng
- Có từ lâu đời do việc trú ngụ của con người trong các hang động trở nên chật hẹp thiếu thốn.
Lắng nghe ý kiến của HS và gợi ý
- ý nghĩa: Là ngành tạo ra cơ sở hạ tầng cho mọi hoạt động của xã hội loài người như: nhà cửa, cầu đường, công trình...
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đối tượng lao động: Đa dạng và phong phú tuỳ theo từng chuyên môn
2. Nội dung lao động: Gồm các công đoạn
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Xác định mục đích sử dụng của công trình, các yêu cầu về công nghệ, đất đai -> phải lập dự án đầu tư và luận chứng kinh tế kĩ thuật.
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng, chuẩn bị cho ngày khởi công công trình.
- Giai đoạn xây lắp gồm:
+ Đào, san lặp mặt bằng
+ Xây dựng phần ngầm công trình
+ Công đoạn xây dựng hoàn thiện công trình
3. Công cụ lao động: 
- Gợi ý: Các công cụ đơn giản như xẻng, quốc, bay thợ xây
- Công cụ hiện đại: Máy đầm, máy nén, búa máy, máy trộn bê tông, cần cẩu ...
+ Nhóm công cụ lao động chính
+ Nhóm công cụ phụ trợ
+ Nhóm công cụ chuyên chở
4. Các yêu cầu của nghề.
- Gợi ý: 
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp
+ Xây dựng cầu đóng
+ Xây dựng công trình thuỷ
+ Xây dựng công trình biển và dầu khí
+ Công nghiệp vật liệu và cấu kiện công trình
+ Cơ điện xây dựng
+ KT môi trường
+ KT xây dựng, kiến trúc, tin học xây dựng
Về kĩ năng: Đọc được bản vẽ xây dựng làm thành thạo những công việc cụ thể của chuyên môn mình đảm nhận.
- Có kĩ năng phối hợp theo nhóm, tổ để hình thành nhiệm vụ.
- Sử dụng thành thạo những công cụ lao động của nghề
- Sáng tạo trong lao động
Những yêu cầu về tâm sinh lí:
- Có tính kiên trì (đọc, thiết kế linh hoạt, chính xác, khách quan)
- Có khiếu mĩ thuật
* Đạo đức nghề nghiệp
- Có hướng tâm vào nghề nghiệp, có ý thức lao động trong khi làm việc
* Về sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt
5. Điều kiện lao động và các chống chỉ định về y học của nghề.
+ Điều kiện lao động
- Thường làm việc ngoài trời, trên cao
- Thường di chuyển địa điểm làm việc
+ Chống chỉ định
- Không bệnh tim mạch, thấp khớp, bệnh hô hấp, dị ứng với thời tiết. 
III. Đào tạo và phát triển nghề
1. Giới thiệu các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo gồm:
+ Các trường trung cấp xây dựng
+ Các trường cao đẳng, đại học xây dựng
2. Triển vọng của nghề
Việt Nam là đất nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá vì phải xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng cho nhiều ngành do đó cần rất nhiều các cán bộ thuộc lĩnh vực xây dựng.
Tổng kết đánh giá: 
GV gọi HS trình bày
1. Nội dung chính của bài chủ đề là gì?
2. Hãy liên hệ bản thân trong công việc chọn nghề trong tương lai.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề xây dựng
NDCT: Mời bạn nêu lên lịch sử hình thành của nghê xây dựng?
- HS thảo luận theo nhóm và phát biểu
- Lắng nghe
NDCT: Bạn cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề?
- HS thảo luận theo nhóm và phát biểu
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề xây dựng ?
NDCT: Bạn cho biết đặc điểm và yêu cầu của nghề xây dựng
- HS thảo luận và phát biểu theo nhóm
NDCT: Bạn cho biết các công cụ của ngành xây dựng.
- HS thảo luận theo nhóm
NDCT: Bạn cho biết các yêu cầu của nghề xây dựng đối với người lao động?
- HS thảo luận theo nhóm
NDCT: Bạn cho biết điều kiện làm việc của nghề xây dựng?
- HS thảo luận theo nhóm rồi phát biểu
NDCT: Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của nghề?
- HS phát biểu
NDCT: Mời đại diện các nhóm tóm tắt nội dung chính của chủ đề. Qua chủ đề thu hoạch được những gì ?
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
CHỦ ĐỀ 9
NGHỀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI 
(3 tiết)
	I. Mục tiêu: Sau buổi học này HS phải
	1. Kiến thức: Giải thích được cơ sở chọn nghề cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội
	2. Kỹ năng: lập được bản "Kế hoạch nghề tương lai" phù hợp với năng lực và hứng thú bản thân.
	3. Thái độ: Chủ động tự tin trong công việc đề ra kế hoạch thực hiện ước mơ của mình...
	II Chuẩn bị
	1. Giáo viên: - Chuẩn bị trước các mẫu phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp
	- bản hành động cá nhân
	- Định hướng trước cho học sinh hình thức và nội dung buổi thảo luận
	2. Học sinh: - Chuẩn bị ý kiến của mình về xu hướng nghề
	- Đóng góp trò chơi về chủ đề nghề tương tai mà mình thích
	- Trang trí lớp
	III. Nội dung của chủ đề
	1. ổn định lớp
	2. Tổ chức hướng theo nhóm, cử HS dẫn chương trình, thư kí nhóm trưởng
	3. Gợi ý tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Chia lớp thành nhiều nhóm, cử người dẫn chương trình
- Nhận xét mức độ chính xác của các ý kiến và tóm tắt lại
- Gợi ý:
Chúng ta đã nhìn rõ là để chọn được nghề tối ưu thì mỗi người khi chọn nghề phải trả lời được các câu hỏi:
- Tôi thích nghề gì ? (Câu hỏi này xác định hứng thú nghề nghiệp của cá nhân với nghề nào đó)
- Tôi có thể làm được nghề gì? (Câu hỏi này nhằm xác định năng lực của bản thân đối với nghề. Đặc biệt chỉ cho chúng ta thấy có sự phù hợp giữa yêu cầu của nghề với những đặc điểm tâm sinh lí mà người đó có hay không?)
- Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao? (Câu hỏi này nhằm xác định tính khả thi khi chọn nghề. Dù chúng ta có yêu nghề và thực sự phù hợp với những đòi hỏi của nghề thì chúng ta cũng không thể có cơ hội làm việc theo nghề đó nếu như chúng ta không quan tâm với nhu cầu của xã hội với nghề, tới triển vọng của nghề sau này).
GV: Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì và thực hiện như thế nào?
GV: Hướng dẫn nội dung, học sinh thảo luận theo nhóm.
GV: Lắng nghe ý kiến phát biểu, nhận xét.
GV kết luận:
- Mỗi học sinh cần phải xác định một dự định nghề nghiệp để phấn đấu, nhờ có dự định này mà nó trở thành động cơ để thúc đẩy học sinh học tập tốt các môn học liên quan đến nghề định chọn. Do đó mỗi học sinh tự bản thân mình cần nói lên nguyện vọng nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình xây dựng kế hoạch nghề nghiệp thì học sinh nên tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, cha mẹ, những ý kiến của người đi trước để chúng ta có thể vạch ra được con đường để đạt được ước mơ đó
Để làm được điều này học sinh cần:
- Tham gia một số hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các buổi hoạt động hướng nghiệp, các buổi học nghề, các buổi lao động sản xuất.
- Có kế hoạch củ thể để phấn đấu trong học tập, trong tu dưỡng đạo đức, trong rèn luyện sức khỏe.
- Chú ý sưu tầm những tài liệu liên quan đến nghề định chọn.
GV: Lắng nghe các kế hoạch nghề nghiệp và nhận xét.
GV: Theo dõi các bài phát biểu và nhận xét kết quả đạt được sau buổi thảo luận
Tổng kết đánh giá
- Em cho biết mục tiêu của bài học ?
- Em hãy cho biết nhận thức của mình qua buổi hội thảo.
- GV tổng kết lại buổi thảo luận và lưu ý các em hãy đặt ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thì cần phải ra sức phấn đấu trong học tập và trong rèn luyện.
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung cơ sở của việc chọn nghề.
NDCT: Chúng ta ôn lại cơ sở của chọn nghề tối ưu là gì?
HS thảo luận ôn lại nội dung đã học
HS phát biểu theo từng nhóm
NDCT: Tóm tắt các bài phát biểu
HS lắng nghe
Hoạt động 2: Lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai.
NDCT: Chúng ta hãy thảo luận theo nội dung.
- Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì?
HS: Trao đổi đưa ra ý kiến trong nhóm
- Đại diện nhóm phát biểu.
- NDCT: Thực hiện kế hoạch nghề nghiệp như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm.
NDCT: Xin mời các tổ phát biểu ý kiến.
HS lắng nghe.
NDCT: Phát bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai.
HS hoàn thiện bản kế hoạc mô tả nghề.
NDCT: Đề nghị đại diện một số bạn ở các nhóm đọc bản kế hoạch nghề.
NDCT: Xin mời đại diện các nhóm lên biểu diễn các trò chơi (nếu có) hoặc tham gia văn nghệ hát các bài hát liên quan đến các nghề.
NDCT: Mời đại diện các nhóm nói lên cảm nghĩ của mình và những thu hoạch qua buổi thảo luận.
Hoạt động 3. Kết thúc thảo luận
NDCT mời đại diện các nhóm lên phát biểu cảm tưởng của mình và những thu hoạch được qua buổi thảo luận.
HS các nhóm trình bày ý kiến.
Cả lớp nghe thầy cô tổng kết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_lop_10_mai_bich_hang.doc