Giáo án Hóa học Lớp 11 (Công văn 5512) - Tiết 1 đến tiết 6

Giáo án Hóa học Lớp 11 (Công văn 5512) - Tiết 1 đến tiết 6

Tiết 1, 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

HS Biết được:

- Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết đại cương nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, phản ứng oxi hoá khử, tốc độ phản ứng hoá học

- Hệ thống hóa các kiến thức về đơn chất halogen, oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng.

- Làm các dạng bài tập và cân bằng phản ứng oxi hoá khử

- Vận dụng kiến thức lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản.

2. Năng lực

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dung ngôn ngữ

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

3. Phẩm chất

Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

 

docx 26 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 (Công văn 5512) - Tiết 1 đến tiết 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án theo cv 5512 
Ngày soạn: 
Tiết 1, 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS Biết được:
- Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết đại cương nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, phản ứng oxi hoá khử, tốc độ phản ứng hoá học
- Hệ thống hóa các kiến thức về đơn chất halogen, oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng.
- Làm các dạng bài tập và cân bằng phản ứng oxi hoá khử
- Vận dụng kiến thức lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản.
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ 
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
3. Phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên : Hệ thống hoá các kiến thức chương trình lớp 10
2. Học sinh : Xem lại các kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới. 
b) Nội dung: Giáo viên cho HS làm các thí nghiệm
c) Sản phẩm: Học sinh làm thí nghiệm
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS một số video các thí nghiệm hóa học vui tạo sự hứng khởi cho HS ngay từ tiết học đầu tiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tử
a) Mục tiêu: Hiểu biết về cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các loại hạt trong nguyên tử, đồng vị. Biết các tính khối lượng nguyên tử trung bình 
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Nắm chắc nội dung bài học: Cấu tạo nguyên tử? Đặc điểm của các loại hạt trong nguyên tử?
Đồng vị? Biểu thức tính khối lượng nguyên tử trung bình 
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
I. Cấu tạo nguyên tử
1. Nguyên tử
+ Vỏ: các electron điện tích 1-.
+ Hạt nhân: proton điện tích 1+ và nơtron không mang điện.
2. Đồng vị 
Ví dụ:
≈ 35,5
Phiếu học tập số 1
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Cấu tạo nguyên tử? Đặc điểm của các loại hạt trong nguyên tử?
2. Đồng vị? Biểu thức tính khối lượng nguyên tử trung bình 
3. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của Clo biết clo có 2 đồng vị là chiếm 75,77% và chiếm 24,23% tổng số nguyên tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu hình electron nguyên tử.
a) Mục tiêu: - Nêu được định nghĩa axit, bazo.
- Viết được phương trình điện ly của dd axit, bazo
- Hiểu được axit nhiều nấc
HS nêu được định nghĩa Axit, Bazo theo thuyết Areniut
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Khái niệm axit, công thức, phân loại, đọc tên bazơ.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hướng dẫn học sinh viết phân bố năng lượng rồi chuyển sang cấu hình electron nguyên tử.
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
3. Cấu hình electron nguyên tử
19K E: 1s22s22p63s23p64s1
 Ch: 1s22s22p63s23p64s1
20Ca
 E: 1s22s22p63s23p64s2
 Ch: 1s22s22p63s23p64s2
26Fe
 E: 1s22s22p63s23p64s23d6
 Ch: 1s22s22p63s23p63d64s2
35Br 
 E:1s22s22p63s23p64s23d104p5
 Ch:1s22s22p63s23p63d104s24p5
Phiếu học tập số 2
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Cấu hình electron nguyên tử?
2. Viết cấu hình electron nguyên tử 19K, 20Ca, 26Fe, 35Br.
Hoạt động 3: Định luật tuần hoàn
a) Mục tiêu: Nắm được nội dung ĐL tuần hoàn, tính chất kim loại, phi kim
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Khái niệm ĐL tuần hoàn, tính chất kim loại, phi kim 
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
II. Định luật tuần hoàn
1. Nội dung (SGK)
2. Sự biến đổi tính chất
Ví dụ: so sánh tính chất của đơn chất và hợp chất của nitơ và photpho.
7N: 1s22s22p3
15P: 1s22s22p63s23p3
Chúng thuộc nhóm VA
Bán kính nguyên tử N < P
Độ âm điện N > P
Tính phi kim N > P
Hiđroxit HNO3 có tính axit mạnh hơn H3PO4
Phiếu học tập số 3
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Phát biểu nội dung của ĐL tuần hoàn?
2. Sự biến đổi tính chất kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một phân nhóm chính?
 3. Ví dụ so sánh tính chất của đơn chất và hợp chất của nitơ và photpho.
Hoạt động 4: Liên kết hóa học
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
III. Liên kết hoá học
1. Liên kết ion hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
2. Liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự góp chung cặp electron
3. Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và loại liên kết hoá học
Hiệu độ âm điện (rχ)
Loại liên kết
0<rχ< 0,4
Liên kết CHT không cực.
0,4<rχ<1,7
Liên kết CHT có cực.
rχ ≥ 1,7
Liên kết ion.
Phiếu học tập số 4
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1.Phân loại liên kết hoá học? Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học?
2. Mối quan hệ giữa liên kết hoá học và một số tính chất vật lí?
Hoạt động 5: Phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa học.
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
IV. Phản ứng oxi hoá khử
1. Khái niệm
2. Đặc điểm phản ứng oxi hóa khử
Đặc điểm là sự cho và nhận xảy ra đồng thời.
Σe cho = Σe nhận.
3. Lập phương trình oxi hoá khử
Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron
a. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
b. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Phiếu học tập số 5
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Khái niệm? Đặc điểm của phản ứng oxi hoá khử?
2. Lập phương trình oxi hoá khử? 
3. Phân loại phản ứng hoá học.
Hoạt động 6: Tốc độ phản ứng hóa học
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
V. Lý thuyết phản ứng hoá học
1. Tốc độ phản ứng hoá học
2. Cân bằng hoá học
3. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng
Ví dụ: Cho cân bằng như sau:
N2(k) + 3H2(k) D 2NH3(k) (rH<0)
Áp dụng những biện pháp nào để tăng hiệu suất phản ứng?
Phiếu học tập số 5
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Tốc độ phản ứng hoá học? Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng? Cân bằng hoá học?
2. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho chơi trò chơi thông qua web Kahoot: trả lời các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm.
Tiết 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới. 
b) Nội dung: Giáo viên cho HS làm các thí nghiệm
c) Sản phẩm: Học sinh làm thí nghiệm
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS lên làm một số thí nghiệm đã học ở lớp 10: ví dụ H2SO4 với đường để từ đó nhắc lại các kiến thức cũ liên quan
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Halogen đơn chất
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
I. Halogen
1. Đơn chất
-1
0
X: ns2np5
 X+1e → X
Tính oxi hoá mạnh.
Tính oxi hoá giảm dần từ Flo đến Iot.
Phiếu học tập số 1
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Cấu hình electron ngoài cùng của nhóm halogen? Từ cấu hình suy ra tính chất hoá học cơ bản?
2. So sánh tính chất hoá học cơ bản từ Flo đến Iot?
Cho Ví dụ chứng minh sự biên thiên đó?
Điều  ... ính bazơ yếu.
Hoạt động 2: Muối
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn học sinh viết phương trình điện li của KCl, Na2SO4.
 GV bổ xung thêm trường hợp phức tạp: 
(NH4)2SO4 ® 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 ® Na+ + HCO3-
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
IV. MUỐI
1. Định nghĩa 
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ:
(NH4)2SO4 ® 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 ® Na+ + HCO3-
- Muối trung hoà: Là muối mà trong phân tử không còn hiđro có tính axit:
Ví dụ: NaCl, Na2CO3, (NH4)2SO4 
- Muối axit: Là muối mà trong phân tử còn hiđro có tính axit:
Ví dụ: NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4 
Phiếu học tập số 1
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Muối là gì? kể tên một số muối thường gặp?
2. Nêu tính chất của muối?
3. Thế nào là muối axit? muối trung hoà? cho ví dụ?
Hoạt động 3: Điện li
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu cho HS.
GV Yêu cầu HS viết ptđl.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
2. Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết các muối phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoặc NH4+ ) và anion gốc axit ( trừ HgCl2, Hg(CN)2  )
 Ví dụ: 
 K2SO4 ® 2K+ + SO42-
 NaHSO3 ® Na+ + HSO3-
- Gốc axit còn H+:
 HSO3- → H+ + SO32
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Yêu cầu HS Viết phương trìng điện li của các chất sau: NH4OH, NaHSO4, K2SO3, Ba(HCO3)2.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Tổ chức thực hiện:
Viết phương trình phản ứng chứng minh Al(OH)3 có tính lưỡng tính?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. HD học sinh tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới, đưa ra các câu hỏi mở rộng cho học sinh tham khảo 
Ngày soạn: 
Tiết 6: SỰ ĐIỆN LI CỦA H2O – pH - CHẤT CHỈ THỊ AXIT BAZƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
HS Biết được:
 - Sự điện li của nước, nước là chất điện li rất yếu 
 - Tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này 
 - Khái niệm về pH
 - Biết đánh giá độ axit, và độ kiềm của các dung dịch bằng nồng độ H+ và pH 
 - Biết màu của vài chất chỉ thị thông dụng trong môi trường axit, bazơ
2. Năng lực 
Hs biết làm một số dạng toán đơn giản có liên quan tới H+, [OH-], pH và xác định môi trường axit, kiềm hay trung tính
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ 
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
3. Phẩm chất
Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học 
Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: - Dụng cụ: Giấy đo pH, 3 ống nghiệm 
 - Hoá chất: Dung dịch HCl, NaOH, nước cất.
 ( 6 bộ chia cho 6 nhóm học sinh )
2. Học sinh: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới. 
b) Nội dung: Giáo viên cho HS làm các thí nghiệm
c) Sản phẩm: Học sinh làm thí nghiệm
d. Tổ chức thực hiện:
HS1: Viết phương trình điện li của các chất sau: 
 Al(OH)3, HNO3, CH3COOH, NaHSO4
HS2: Viết phương trình điện li của các chất sau: 
 NH4Cl, Na2HPO4,, Pb(OH)2, Ca(HCO3)2
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Sự điện li của nước
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV dùng phương pháp thuyết trình thông báo cho học sinh về sư điện li của nước.
GV đặt câu hỏi:
Dựa vào phương trình điện li của nước so sánh [H+] và [OH-]?
GV thông báo: bằng thực nghiệm người ta xác định ở 250C [H+] = [OH-] = 10-7
Đặt KH2O = 10-14 = [H+][OH-]
Là tích số ion của nước.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
GV kết luận: Nước là môi trường trung tính nên môi trường trung tính có:
 [H+] = [OH-] = 10-7
I. Nước là chất điện li rất yếu 
1. Sự điện li của nước 
H2O H+ + OH- (1)
2.Tích số ion của nước 
-Ở 250 C:
- Từ phương trình (1)
KH2O = K[H2O] = [H+][OH-]
KH2O: Tích số ion của nước 
- Ở 250 C:
KH2O = 10-14 = [H+][OH-]
® KH2O được gọi là tích số ion của nước. 
- Môi trường trung tính là môi trường trong đó:
[H+] = [OH-] = 10-7M
Hoạt động 2: Chỉ số ion của nước
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Thông báo KH2O là hằng số đối với tất cả dung môi và dd các chất.
® Vì vậy, nếu biết [H+] trong dd sẽ biết được [OH-].
GV đặt vấn đề:
- Nếu thêm axit vào dd, cân bằng (1) chuyển dịch theo hướng nào?
- Để KH2O không đổi thì [OH-] biến đổi như thế nào?
GV phân tích VD SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
3. Ý nghĩa tích số ion của nước 
a. Môi trường axit 
- Môi trường axit là môi trường trong đó: 
[H+] > [OH-] hay: [H+] > 10-7M
b. Môi trường kiềm 
- Là môi trường trong đó 
 [H+]≤ [OH-] hay [H+] ≤ 10-7M
Kết luận 
- Nếu biết [H+] trong dd sẽ biết được [OH-] và ngược lại.
- Độ axit và độ kiềm của dd có thể đánh giá bằng [H+]
* Môi trường axit: [H+]>10-7M
* Môi trường kiềm:[H+]≤10-7M
* Môi trường trung tính: [H+] = 10-7M
Hoạt động 3: pH
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt vấn đề: pH là gì? pH dùng để biểu thị cái gì? tại sao cần dùng đến pH?
GV thông báo: do [H+] có mũ âm, để thuận tiện người ta dùng giá trị pH.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
II. Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit, bazơ 
1. Khái niệm về pH 
 Nếu [H+] = 10-aM thì pH = a.
 Hay pH = -lg [H+]
- Môi trường axit: pH < 7
- Môi trường bazơ: pH > 7
- Môi trường trung tính: pH=7
Ví dụ 
a.Viết phương trình điện li 
 HCl ® H+ + Cl-
0,01M 0,01M 0,01M
=> [H+] = 0,01M = 10-2M => pH=2
b. Viết phương trình điện li 
NaOH ® Na+ + OH-
0,01M 0,01M 0,01M
=> [OH-] = 0,01M
Vậy [H+] = 10-12M => pH=12.
Phiếu học tập số 1
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
Dd axit, kiềm, trung tính có pH là bao nhiêu? 
Ví dụ:
Tính pH của dd sau:
a. Dd HCl 0,01M
b. Dd NaOH 0,01M
Hoạt động 5: Tự học có hướng dẫn
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu: Để xác định môi trường của dd, người ta dùng chất chỉ thị: quỳ, pp.
 GV pha 3 dd: axit, bazơ, và trung tính (nước cất)
 GV kẻ sẳn bảng và Yêu cầu HS lên điền:
Hs điền vào bảng các màu tương ứng với chất chỉ thị và dd cần xác định.
Môi trường 
Axit 
Trung tính
kiềm
Quỳ tím
Đỏ
tím
Xanh
Dd phenolphtalein
Không màu 
Không màu 
Hồng 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV bổ xung: chất chỉ thị axit, bazơ chỉ cho phép xác định giá trị pH gần đúng.
Muốn xác định pH người ta dùng máy đo pH.
2. Chất chỉ thị axit, bazơ: Tự học có hướng dẫn 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên cho hs tự trao đổi các câu hỏi về nội dung bài học liên quan đến thực tiễn xung quanh hs. ( Ghi lại những câu hay của hs để tích lũy)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. HD học sinh tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới, đưa ra các câu hỏi mở rộng cho học sinh tham khảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_cong_van_5512_tiet_1_den_tiet_6.docx