Giáo án Hóa học 9 Bài 15 + 16: Tính chất chung của kim loại

Giáo án Hóa học 9 Bài 15 + 16: Tính chất chung của kim loại

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: Giúp hs biết

- Một số tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.

- Tính chất hóa học của kim loại là td được với: phi kim, dd axit và dd muối.

- Một số ứng dụng của kim loại trong sx và đời sống.

2) Kĩ năng:

- Hs biết thực hiện TN0 đơn giản, quán sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của kim loại.

- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hóa học với 1 số ứng dụng của kim loại.

3) Thái độ: Giáo dục lòng tin khoa học, biết cách sử dụng kim loại hợp lí dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học của chúng, đảm bảo an toàn khi sử dụng

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2864Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 Bài 15 + 16: Tính chất chung của kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết chương trình: 22
Ngày dạy:././.
Chương II: KIM LOẠI
Bài 15 + 16: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs biết 
Một số tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.
Tính chất hóa học của kim loại là td được với: phi kim, dd axit và dd muối.
Một số ứng dụng của kim loại trong sx và đời sống.
Kĩ năng: 
Hs biết thực hiện TN0 đơn giản, quán sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của kim loại.
Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hóa học với 1 số ứng dụng của kim loại.
Thái độ: Giáo dục lòng tin khoa học, biết cách sử dụng kim loại hợp lí dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học của chúng, đảm bảo an toàn khi sử dụng 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh vẽ thí nghiệm Na cháy trong Cl2.
Chuẩn bị mẫu vật, hóa chát, dụng cụ cho các nhóm làm TN gồm: 
Mẫu vật: Đọan dây nhôm ( hoặc đồng, kẽm) kim, đinh, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo, than gỗ.
Dụng cụ: bủa nhỏ, đèn cồn, dụng cụ thử điện, ống nghiệm, giá ống nghiệm, bơm hút, cặp kim loại.
Hóa chất: dd AgNO3, dd CuSO4, dd Na2SO4, kim loại: Cu; Zn 
Học sinh: 
Bủa nhỏ, than gỗ, dây kẽm.
Kiến thức về 1 số tính chất hóa học của kim loại đã gặp ở các bài học trước và kĩ năng viết PTHH.
Phương pháp: - Vấn đáp, tìm tòi, thảo luận nhóm có sd thí nghiệm.
 - Diễn giảng. 
Tiến trình:
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ: GV trả –sửa bài kiểm tra, nhận xét kết quả bài làm, ưu khuyết điểm của hs.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* GV g.thiệu chương bài.
Hoạt động 1:
GV treo bảng phụ ghi các TN.
1/ Dùng búa đập đoạn dây nhôm.
2/ Dùng bút thử điệm cắm vào thanh kim loại.
3/ Đốt nóng 1 đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn (2p’)
4/ Quan sát bề mặt các loại Au, Ag, Cu.
- Quan sát hiện tượng ở từng thí nghiệm, thuộc k.loại có những tính chất vật lí chung nào? 
HS: làm TN nhóm và ghi kết quả vào bảng phụ.
GV tổ chức sửa chữa.
Nêu những ứng dụng tương ứng của kim loại dựa trên những tính chất vật lí trên?
GV: Lưu ý không sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật hay cháy do chập điện.
GV Bên cạnh những tính chất vật lí vửa khảo sát kim loại còn có những tính chất vật lí nào khác? Và hiện nay đã có boa nhiêu nguyên tố k.loại đã được biết?
HS: Đọc phần em có biết sgk/47
GV: NHững k.loại khác nhau có những t’c’ nào khác nhau?
Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
Kim loại nào dẻo nhất?
GV: Vàng có thể dát thành tấm mỏng đến nổi a’s’ có thể xuyên qua được.
Kim loại nào có khối lượng riêng nhỏ nhất? Lớn nhất?
Kim loại nào có tonc thấp? Cao nhất?
Kim loại nào mềm nhất? Cứng nhất?
( Cezi có thể rạch được = móng tay)
Chuyển ý
Hoạt động 2:
Qua các bài đã học ởø lớp 8,9 các em đã biết kim loại có những tính chất hóa học nào?
Kim loại + Oxi nhiệt độ Oxit Bazơ
( trừ Ag, Au, Pt) 
Kim loại + Clo à Muối Clorua 
Kim loại + Lưu Huỳnh à Muối Sunfua.
1 số kim loại + Axit loãng à Muối + H2 
 ( HCl, H2SO4)
Kim loại td với Oxi tạo sp2 loại chất nào?
* Gợi nhớ tn0 đốt sắt trong Oxi ở lớp 8?
Yêu cầu hs viết PTHH?
* Ngoài khả năng td với Oi, kl còn có k.năng td với 1 số fi kim khác ở to cao.
Trực quan tranh Na td với Cl2
* GV diễn giảng theo tranh.
Viết PTHH?
Tương tự viết PTHH của Mg với Cl2
 Có thể rút ra PTTQ nào?
* GV ngoài ra ở to cao k.loại còn p.ứng với Lưu Huỳnh tạo muối Sunfua.
Viết PTHH: Mg + S nhiệt độ ?
Có kết luận gì về p.ứng của kl với phi kim?
Gọi 1 hs nhắc lại tính chất k.loại td với Axit?
Gọi 2 hs khác viết PTPƯ minh họa ( có ghi kèm trạng thái).
Hs thảo luận nhóm là bài tập 1 ở bảng phụ:
Hảy hoàn thành PTHH theo các sơ đồ p.ứng sau:
 a/ Zn + S à ?
 b/ ? + Cl2 à AlCl3
 c/ ? + ? à MgO
 d/ ? + HCl à FeCl2 + ?
 e/ R + ? à R2(SO4)3 + ?
Các nhóm báo cáo kết quả.
* GV tổ chức cho hs nhận xét, sửa chữa à tuyên dương các nhóm làm đúng.
K.loại có thể td với muối tạo sản phẩm là gì?
* Hướng dẫn các nhóm hs làm TN:
- Cho dây Cu vào dd AgNO3
- Cho dây Zn vào dd CuSO4
- Cho dây Cu vào dd Na2SO4
Hs quan sát h.tượng à báo cáo kết quả.
Gọi 1 hs lần lượt viết các PTHH?
* GV nêu tính mạnh, yếu của k.loại ở mỗi trường hợp=> Chỉ có k.loại hđộng mạnh hơn mới đẩy được k.loại yếu hơn ra khỏi dd muối ( trừ: Na, K, Ba, Ca .)
 Gọi 1 hs đọc kết luận ở sgk/50
Kim loại mạnh + dd muốikim loại yếu hơn à 
 Muối kim loại mới + muối mới 
* GV ghi PTTQ
I. Tính chất vật lí chung của kim loại:
Các thí nghiệm:
Kết luận :
Các k.loại đều có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
Tuy nhiên các k.loại khác nhau thì có:
- Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau tốt nhất là Ag sau đó đến Cu, Al, Fe.
- Tính dẻo khác nhau: vàng là k.loại dẻo nhất.
- Khối lượng riêng khác nhau: khối lượng riêng nhỏ nhất là Liti (Li) 0,5g/cm3 , khối riêng lớn nhất là Osimi (Os) 22,6g/cm3.
- nhiệt độ nóng chảy khác nhau: Thấp nhất là Hg ( tonc = -39oC) và lớn nhất là W ( tonc = 3410oC)
- Nhiệt độ cứng khác nhau: mềm nhất là Cezi (Cs) và cứng nhất là Crom (Cr)
II. Tính chất hóa học: 
 Phản ứng của kim loại với phi kim:
Tác dụng với Oxi:
Vd: 3Fe + 2O2 à Fe3O4
 (r) (r) (r)
Tác dụng với khí Clo:
2Na + Cl2 à 2NaCl
(r) (r) (r)
Mg + Cl2 à MgCl2
(r) (r ) ( r )
Tác dụng với Lưu Huỳnh:
Mg + S nhiệt độ MgS
Phản ứng của kim loại với dung dịch Axit:
Vd: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
 (r) (dd) (dd ) (k) 
 2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 +3H2
 (r ) (dd ) ( dd ) (k)
Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:
Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag
Zn + CuSO4 à ZnSO4 + Cu
Cu + Na2SO4 à không p.ứng
Cũng cố và rèn luyện:
1/ Kim loại có những tính chất vật lí nào? Hãy kể 1 số ứng dụng của kim loại dựa trên các tính chất vật lí đó? 
2/ Làm bài tập 5/48sgk.
3/ Kim loại có những tính chất hóa học nào?
4/ Hs làm bài tập 4/51sgk.
 Hướng dẫn học sinh tự hocï ở nhà:
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập 2,3,4/48sgk và 2,3,5,6/57
- CBB: “ Dãy hoạt động hóa học của kim loại”. Tìm hiểu:
 	+ Ý nghĩa của dãy hđhh của kim loại.
	+ Đặt câu nhớ vui cho dãy hđhh cũa kim loại.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoa 9 tiet 22.doc