I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
a) Kiến thức
Học sinh biết:
- Khái niệm, cách phân loại ancol.
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol.
- Đồng phân, danh pháp của ancol.
- Tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng) của ancol.
Học sinh hiểu:
- Định nghĩa thế nào là ancol.
- Ancol có 3 cách phân loại:
+ Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon.
+ Dựa vào số nhóm OH.
+ Dựa vào bậc của ancol.
- Các ancol no, mạch hở, đơn chức có dồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức -OH (trong mạch cacbon).
- Tên thông thường và tên thay thế của ancol.
- Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
b) Kĩ năng
- Dự đoán danh pháp của ancol.
- Viết được công thức cấu tạo của ancol.
- Viết được đồng phân và gọi tên của ancol.
c) Trọng tâm
- Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở.
- Viết các đồng phân và gọi tên các đồng phân đó.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 57: BÀI 40: ANCOL MỤC TIÊU Kiến thức, kĩ năng Kiến thức Học sinh biết: Khái niệm, cách phân loại ancol. Đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol. Đồng phân, danh pháp của ancol. Tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng) của ancol. Học sinh hiểu: - Định nghĩa thế nào là ancol. - Ancol có 3 cách phân loại: + Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon. + Dựa vào số nhóm OH. + Dựa vào bậc của ancol. - Các ancol no, mạch hở, đơn chức có dồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức -OH (trong mạch cacbon). - Tên thông thường và tên thay thế của ancol. - Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối. Kĩ năng Dự đoán danh pháp của ancol. Viết được công thức cấu tạo của ancol. Viết được đồng phân và gọi tên của ancol. Trọng tâm - Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở. - Viết các đồng phân và gọi tên các đồng phân đó. Định hướng phát triển năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp: hoạt động nhóm Năng lực riêng: Năng lực tự học Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn CHUẨN BỊ Giáo viên Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ. Học sinh Đọc trước bài “Ancol” PHƯƠNG PHÁP Phương pháp dạy học: đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, Kĩ thuật dạy học: XYZ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra đầu giờ Viết công thức cấu tạo, đọc tên của các dẫn xuất halogen sau: C4H9Cl Cho biết bậc của dẫn xuất halogen tương ứng? Giáo viên chữa, nhận xét và cho điểm. Vào bài Rượu là một trong những đồ uống phổ biến ở các buổi liên hoan vậy rượu có công thức hóa học như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Nội dung bài giảng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: I. Định nghĩa, phân loại. Mục tiêu: Nắm được khái niệm và cách phân loại của ancol. GV: - Viết một vài công thức phân tử của ancol. Từ đó cho học sinh nhận xét và rút ra định nghĩa - Cho dãy các công thức cấu tạo của một số ancol yêu cầu học sinh phân loại dựa đặc điểm của công thức cấu tạo đó. Từ đó nêu lên 3 cách phân loại ancol. HS: - Đưa ra nhận xét + Trong phân tử của các ancol trên có xuất hiện nhóm –OH HS kết hợp với SGK đưa ra định nghĩa: + Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH - Sắp xếp các công thức cấu tạo đó vào cùng 1 nhóm Kết luận:- Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. - Ancol có 3 cách phân loại: + Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon. + Dựa vào số nhóm OH. + Dựa vào bậc của ancol. Hoạt động 2: II. Đồng phân, danh pháp. Đồng phân Mục tiêu: Viết được công thức cấu tạo của ancol no, đơn chức, mạch hở. GV: Dựa vào kiến thức đã học trong các bài trước về hiđrocacbon no đơn chức mạch hở viết các đồng phân của ancol no, đơn chức, mạch hở. Ví dụ: C3H8O. HS: Kết luận: - Ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. - Bậc của ancol được tính bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm -OH Hoạt động 3: 2. Danh pháp. Tên thông thường Mục tiêu: Đọc được tên thông thường của 1 số ancol. GV: Nêu 1 vài ancol và tên thông thường tương ứng. Cho học sinh rút ra cách viết tên thông thường của ancol. HS: - Tên thông thường của ancol được viết: Ancol + tên gốc ankyl + “ic” Kết luận: Tên thông thường của ancol được cấu tạo như sau: Ancol + tên gốc ankyl + “ic” Hoạt động 4: Tên thay thế Mục tiêu: Đọc được tên các công thức cấu tạo của ancol no, đơn chức, mạch hở theo tên thay thế GV: Nêu 1 vài ancol và tên thay thế tương ứng. Cho học sinh rút ra cách viết tên thay thế của ancol. HS: Tên thay thế của ancol: Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + “ol” Kết luận: Tên thay thế của ancol được cấu tạo như sau: Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + “ol” Hoạt động 5: III. Tính chất vật lí Mục tiêu: Nắm được tính chất vật lí của ancol. GV: -Yêu cầu học sinh xem bảng 8.2 và rút ra nhận xét về nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ancol. - Nhận xét: + Do có liên kết hiđro giữa các phân tử nên ancol có nhiệt độ sôi lớn hơn các dẫn xuất không có liên kết hiđro có cùng khối lượng phân tử (hidrocacbon, dẫn xuất halogen,ete) + Do liên kết hiđro với nước nên các ancol có thể tan được trong nước (C1 đến C3 tan vô hạn trong nước, từ C4 trở lên độ tan giảm dần) HS: Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối. Kết luận:- Các ancol là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường. - Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối. - Ancol có nhiệt độ sôi lớn hơn các dẫn xuất không có liên kết hiđro có cùng khối lượng phân tử. - Các ancol tan nhiều trong nước. Củng cố bài học Chia lớp làm 4 nhóm tổ chức hoạt động nhóm. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1:Chọn đáp án sai Nhiệt độ sôi của ancol tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Độ tan trong nước của ancol tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Khối lượng riêng của ancol tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Câu 2: Có mấy cách phân loại ancol? 1 2 3 4 Câu 3: C5H12O có bao nhiêu đồng phân ancol no, đơn chức, bậc 2? 2 3 4 5 Câu 4: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân của nhau có công thức phân tử là C4H10O. ĐÁP ÁN: Câu 1 Câu 2 Câu 3 B C B Câu 4: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 - OH (butan-1-ol hoặc là butanol) CH3 – CH2 - CH(OH) – CH3 (butan-2-ol) CH3 - CH(CH3) – CH2 - OH (2-metylpropan-1-ol) CH3 – (HO)C(CH3) – CH3 (2-metylpropan-2-ol) RÚT KINH NGHIỆM Hải Phòng, ngàythángnăm 2017 Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Người soạn giáo án (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Tài liệu đính kèm: