Giáo án Hóa học 11 - Bài học 40: Ancol

Giáo án Hóa học 11 - Bài học 40: Ancol

1. Về kiến thức:

 Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.

 Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.

 Ứng dụng của etanol.

 Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol(phản ứng với Cu(OH)2).

2. Về kỹ năng:

 Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.

 Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.

 Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.

3. Về thái độ:

 Học sinh hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo-tính chất.

4. Trọng tâm:

 Tính chất hoá học.

 Phương pháp điều chế ancol.

5. Các năng lực cần hướng đến:

 Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

 Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 

doc 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài học 40: Ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
Bài 40: ANCOL 
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy. 
Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
Ứng dụng của etanol.
Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol(phản ứng với Cu(OH)2).
2. Về kỹ năng:
Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.
3. Về thái độ:
Học sinh hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo-tính chất.
4. Trọng tâm:
Tính chất hoá học.
Phương pháp điều chế ancol.
5. Các năng lực cần hướng đến:
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Giáo án, sách giáo viên.
Máy chiếu.
2.Học sinh:
Xem lại tiết 1 bài Ancol.
Xem trước bài mới tiết 2 bài Ancol
III. Trọng tâm bài giảng:
 Tính chất hoá học.
 Phương pháp điều chế ancol.
IV. Phương pháp:
Đàm thoại nêu vấn đề.
Thuyết trình.
Vấn đáp.
Trực quan sinh động. 
V. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, đồng phục...(1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra mà sẽ kết hợp kiểm tra kiến thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.
Vào bài: Tại sao người ta lại nói Etanol vừa là dược phẩm và vừa là thuốc độc? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp được thắc mắc này.
Tiến trình dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nôi dung ghi bài
Hoạt động 1: Khái quát tính chất hóa học.(5 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol. 
+ So sánh độ âm điện của C và O, O và H?
+ Liên kết C-O, O-H là liên kết gì?
+ Phân cực về nguyên tố nào?
- Nguyên tử O mang độ âm điện lớn hơn nguyên tử C và H.
- Liên kết C-OH phân cực.
- Liên kết O-H phân cực mạnh.
- Phân cực mạnh về phía O.
-> Ancol có phản ứng thế H hoặc OH.
- Vì có sự phân cực trong liên kết C–OH và liên kết O–H -> ancol có khả năng thay thế H của nhóm -OH, và thay thế -OH hay phản ứng tách.
Hoạt động 2: Nghiên cứu phản ứng thế H của nhóm OH (10 phút)
- Làm thí nghiệm (xem video clip) cho học sinh quan sát hiện tượng ancol etylic tác dụng với natri dư và yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng, viết pthh và gọi tên sản phẩm?
- Các em hãy nhớ lại phản ứng Natri với nước và so sánh với phản ứng Ancol etylic với nước.
- Khái quát: Các ancol đều có phản ứng với natri tạo thành ancolat và hidro. Yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học tổng quát của phản ứng.
- Hiện tượng: Mẩu Na tan ra và có khí bay lên.
- Gọi tên Natri etylat.
- Phản ứng của nước với Na mãnh liệt hơn so với của ancol, Na phản ứng êm dịu trong ancol.
- PTTQ:
1/ Phản ứng thế H của nhóm OH
a. Tính chất chung của ancol
- Hiện tượng: Mẩu Na tan ra và có khí bay lên
- PTHH: 
 Natri etylat
- PTTQ:
- Tiến hành thí nghiệm(xem video) giữa Cu(OH)2 với rượu etylic và glixerin(quy trình SGK), yêu cầu HS kết hợp SGK quan sát hiện tượng thí nghiệm và nhận xét, đưa ra dự đoán.
- Giải thích và đưa phản ứng giữa glixerol và Cu(OH)2
do sự tương tác của các nhóm OH liền kề nhau.
- Nếu 
+ Cu(OH)2? Từ các phương trình phản ứng trên cho ta thấy đây là phản ứng để phân biệt ancol đa chức có các nhóm -OH liền kề cạnh nhau trong phân tử.
- HS nhận xét:
+ Ống 1: Không có hiện tượng(kết tủa không tan).
+ Ống 2: Cu(OH)2 tan ra tạo dung dịch màu xanh lam.
+ Dự đoán đã có phản ứng xảy ra giữa Cu(OH)2 với glixerol.
- Phản ứng không xảy ra.
b. Tính chất đặc trưng của glixerol 
- PTHH:
 hay
dd màu 
xanh lam
Hoạt động 3: Phản ứng thế nhóm OH(7 phút)
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk viết pthh của ancol etylic với HCl,HBr, gọi tên sản phẩm và so sánh hình thức phản ứng của HBr,HCl với NaOH và C2H5OH.
- Ancol đóng vai trò là bazơ.
2.Phản ứng thế nhóm OH
a. Phản ứng với axit vô cơ
 Etylbromua
 Etylclorua
- Ancol đóng vai trò là bazơ trong phản ứng với axit vô cơ.
- Giới thiệu phản ứng tách nước tạo ete từ 2 phân tử ancol.
- Yêu cầu học sinh xác định đây là phản ứng thế nhóm OH bằng nhóm nào?
- Lưu ý học sinh số sản phẩm tạo thành khi tách nước tạo ete từ 2 rượu khác nhau.
- Thế nhóm OH bằng gốc C2H5-O.
b. Phản ứng với ancol
 đietylete
Lưu ý: Khi tách nước n rượu có ete được tạo thành
PTTQ:
ROH + ROH→ ROR + H2O
Hoạt động 4: Nghiên cứu phản ứng tách nước.(5 phút)
- Giới thiệu phản ứng tách nước từ 1 phân tử ancol tạo anken.
- Yêu cầu học sinh viết phản ứng tách nước từ C2H5OH đã học ở lớp 9.
- Nhóm OH của Ancol tách ra cùng nguyên tử H liên kết với nguyên tử C tạo thành 1 liên kết đôi.
- Với các ancol bậc 2
Ví dụ như :
Tách nước thì các sản phẩm sẽ như thế nào?
- Phản ứng sẽ tạo ra 2 sản phẩm 1 chính 1 phụ
 (chính)
- PTHH:
 CH2=CH2 + H2O
- Sản phẩm tương tự ancol bậc 1.
3.Phản ứng tách nước
 CH2=CH2 + H2O
Hoạt động 5: Nghiên cứu về phản ứng tách ancol(8 phút)
- Các ancol có bậc khác nhau bị oxi hoá không hoàn toàn sẽ cho các sản phẩm khác nhau:
+ Ancol bậc I tạo thành anđehit.
+ Ancol bậc II tạo thành xeton.
+ Ancol bậc III không phản ứng.
- Lắng nghe và viết PTHH.
4. Phản ứng oxi hóa 
a. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
Ancol bậc I → anđehit
PTHH:
 Anđehit axetic 
PTTQ:
 Ancol bậc II → Xeton
PTHH:
 PTTQ:
+ CuO + Cu + H2O xeton 
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ phản đốt cháy của ancol etylic với oxi? Thông báo đây là phản ứng toả rất nhiều nhiệt.
- Từ đó gợi ý cho học sinh rút ra phản ứng đốt cháy tổng quát của ancol no, đơn chức.
- Nhận xét tỉ lệ nCO2 và n H2O.
- Viết PTHH 
- Từ phương trình phản ứng học sinh rút ra được công thức tổng quát.
- NX: n H2O > nCO2
b) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
PTHH: 
PTTQ:
- NX: Ancol no đơn chức
 n H2O > nCO2 
Hoạt động 6: Tìm hiểu về phương pháp điều chế và ứng dụng(5 phút)
- Giới thiệu các phương pháp điều chế ancol
- Dựa vào sơ đồ sgk, yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành dãy phản ứng điều chế các ancol
- Hỏi học sinh về cách nấu rượu truyền không?
- Giới thiệu cách nấu rượu truyền thống. Quá trình lên men tinh bột và cho học sinh tham khảo hình ảnh .
- Học sinh lắng nghe và về nhà hoàn thành dãy phản ứng.
- Học sinh trả lời và lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách nấu rượu.
1. Phương pháp tổng hợp
1. Phương pháp tổng hợp
a. Tổng hợp ancol
Anken + H2O ancol 
C2H4 + H2O C2H5OH
Dẫn xuất halogen + NaOH
b. Tổng hợp glixerol
2. Phương pháp sinh hóa
(C6H10O5)nC6H12O6 C2H5OH+ CO2 
- Cho học sinh xem các hình ảnh SGK và hỏi ứng dụng của etanol?
- Một số tác hại của Ancol để giải quyết được vấn đề nêu trên.
 Học sinh trả lời:
- Nhiên liệu động cơ
- Dung môi
- Rượu uống
- Mỹ phẩm, phẩm nhuộm
- Dược phẩm
2. Ứng dụng 
Ứng dụng của etanol
- Nhiên liệu động cơ
- Dung môi
- Rượu uống
- Mỹ phẩm, phẩm nhuộm
- Dược phẩm
VI.TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ
Củng cố bài học(2 phút)
Nhấn mạnh cho học về phản thế và tách nước của ancol đặc biệt chú ý điều kiện, và phản ứng phân biệt ancol đa chức và ancol đơn chức, phản ứng oxi hoá và 1 số ứng dụng. 
 2. Hướng dẫn tự học ở nhà(1 phút)
Làm các bài tập trang 186, 187
Xem trước bài mới bài 40 PHENOL
Bài tập
Câu 1: Ancol etylic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. HBr
B. CH3COOH
C. CuO
D. Cu(OH)2
Câu 2: Để phân biệt 2 chất lỏng etanolvà etilen glicol ta nên dùng:
A. CuO
B. Cu(OH)2
C. HBr
D. Na
Câu 3: Nếu đun hỗn hợp gồm hai ancol đồng phân C3H7OH và H2SO4 đặc ở khoảng 140oC sẽ thu được hỗn hợp sản phẩm gồm H2O và
A. 2 ete	B. 3 ete
C. 4 ete	D. 5 ete
Câu 4: Cho ancol có công thức cấu tạo: 
Tên nào dưới đây ứng với ancol trên? 
2-metylpentan-1-ol
4-metylpentan-1-ol
4-metylpentan-2-ol
3-metylhexan-2-ol
Câu 5: Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với propan-2-ol.
A. Na, CuO, HBr	B. Na, NaOH, Fe
C. Na, NaOH, HBr	D. CuO, NaOH, O2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_hoc_40_ancol.doc