Giáo án Hóa học 11 - Bài 29 - Tiết 43: Anken

Giáo án Hóa học 11 - Bài 29 - Tiết 43: Anken

1. Kiến thức:

• HS biết :

- Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của anken, điều chế và một số ứng dụng của anken.

- Cách phân biệt ankan với anken bằng phương pháp hóa học.

• HS hiểu:

- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết .

- Nội dung quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

2. Kỹ năng:

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken.

3. Tình cảm, thái độ:

 Anken và sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vì vậy, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu anken. Từ đó, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

4. Trọng tâm: Tính chất hóa học của anken.

5. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ Hóa học, thực hành hóa học, giải quyết vấn đề thông qua môn học, vận dụng hóa học vào đời sống thực tiễn.

 

doc 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 29 - Tiết 43: Anken", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 	 	 	 	 	 GIÁO ÁN TTSP
Bài 29:(Tiết 43) ANKEN
Ngày soạn: 01/03/2020
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS biết :
Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của anken, điều chế và một số ứng dụng của anken.
Cách phân biệt ankan với anken bằng phương pháp hóa học.
HS hiểu:
- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết p.
Nội dung quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
Kỹ năng:
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken.
Tình cảm, thái độ:
 Anken và sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vì vậy, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu anken. Từ đó, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức. 
Trọng tâm: Tính chất hóa học của anken.
Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ Hóa học, thực hành hóa học, giải quyết vấn đề thông qua môn học, vận dụng hóa học vào đời sống thực tiễn.
PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, gợi mở.
Đặt vấn đề.
Trực quan, sinh động.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên
Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập.
Học sinh: Ôn tập kiến thức bài ankan và xem trước bài anken.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Không có
Bài mới :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất hóa học
Hoạt động 1a: Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken.
Yêu cầu HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng.
 Hoạt động 1b: Tìm hiểu phản ứng cộng của anken.
Giới thiệu phản ứng cộng H2 của etilen. Yêu cầu HS viết phản ứng của propilen với H2.
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng anken cộng H2 dạng tổng quát.
Cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng etylen tác dụng với brom trên màn hình. Yêu cầu HS rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng anken cộng Br2.
GV cho HS nghiên cứu SGK, yêu cầu HS giải quyết các vấn đề sau:
Viết phương trình hóa học giữa etilen, propilen với HBr.
So sánh sản phẩm giữa hai phản ứng, giải thích.
Trong các sản phẩm thì sản phẩm nào là sản phẩm chính? Rút ra qui tắc Mac-côp-nhi-côp.
GV: Tương tự, yêu cầu HS viết phương trình hóa học giữa isobutilen với nước (nêu sản phẩm chính, sản phẩm phụ).
 Hoạt động 1c: Tìm hiểu phản ứng trùng hợp.
GV đặt vấn đề : anken có khả năng tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp nhau tạo thành những phân tử mạch rất dài và có phân tử khối lớn.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
Viết phương trình phản ứng trùng hợp etilen.
Nêu ý nghĩa các đại lượng.
Từ đó rút ra khái niệm phản ứng trùng hợp, cách gọi tên.
- Tương tự, yêu cầu HS viết phương trình phản ứng trùng hợp propen và but-2-en.
Hoạt động 1d: Tìm hiểu phản ứng oxi hóa.
GV chiếu thí ngiệm đốt cháy etilen trong không khí, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Màu ngọn lửa.
Sản phẩm tạo thành.
Viết phương trình phản ứng, nhận xét tương quan và .
GV chiếu thí nghiệm sục khí etilen vào dung dịch KMnO4, yêu cầu HS:
Nêu hiện tượng.
Giải thích.
Ứng dụng của phản ứng này.
Lưu ý: nên dùng KMnO4 loãng 
GV viết PTHH, hướng dẫn HS cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron.
HS trả lời: 
Anken có liên kết đôi C=C gồm một liên kết và một liên kết .
Liên kết đổi C=C là trung tâm của phản ứng nên dễ dàng tham gia phản ứng cộng, trùng hợp, oxi hóa.
HS lên bảng viết phương trình:
Phương trình tổng quát:
HS quan sát.
dd brom bị nhạt màu dần.
Do etilen phản ứng với Br2
 CH2=CH2 + Br2 ® BrCH2 - CH2Br
 (nâu đỏ) 1,2-đibrometan 
 (k.màu)
HS thảo luận:
Phương trình hóa học:
CH2=CH2 + HBr®CH3-CH2Br
Nhận xét: 
Phản ứng giữa etilen với HBr cho một sản phẩm duy nhất.
Phản ứng giữa propilen với HBr cho hai sản phẩm:
1-brompropan là sản phẩm phụ.
2-brompropan là sản phẩm chính.
HS phát biểu qui tắc Mac-côp-nhi-côp :
HS viết phương trình hóa học cộng nước vào isobutilen.
 HS nghiên cứu SGK và thảo luận.
nCH2=CH2 [-CH2–CH2-]n
 etilen Polietilen
 monome polime
- n là hệ số trùng hợp.
Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime.
Tên polime = poli + tên monome. 
HS lên bảng viết PTHH.
HS quan sát và rút ra nhận xét:
Ngọn lửa có màu vàng.
Sản phẩm khí, không mùi.
C2H4 + 3O2 ® 2CO2 + 2H2O
CnH2n +O2 nCO2+ nH2O
Nhận xét: = 
 HS quan sát hiện tượng và nhận xét .
Thuốc tím dần bị mất màu, xuất hiện kết tủa nâu đen.
Do etilen phản ứng với dung dịch KMnO4 làm cho nồng độ KMnO4 giảm, màu tím bị nhạt, sinh ra MnO2 kết tủa màu nâu đen.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều chế
GV giới thiệu các phương pháp điều chế anken. GV tiến hành trình chiếu thí nghiệm điều chế etilen trong phòng thí nghiệm: Etilen được điều chế từ ancol etylic theo phương trình:
C2H5OH CH2=CH2+H2O
HS quan sát và ghi bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng
GV sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh, các ứng dụng của anken chiếu lên màn hình cho HS quan sát, yêu cầu HS khái quát hóa ứng dụng của anken.
HS tìm hiểu các ứng dụng của anken.
Củng cố :
Tính chất hóa học của anken?
Hướng dẫn về nhà :	
Làm bài tập : Trang 135 - 136 sgk.
Chuẩn bị bài mới:
Đọc trước bài 30 : Ankađien. Gạch dưới các kiến thức quan trọng.
Ankađien là gì?
Trình bày tính chất hóa học của buta–1,3–đien và isopren?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_29_tiet_43_anken.doc