I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được:
-Định nghĩa phép chiếu song: phương chiếu, mặt phẳng chiếu, hình chiếu,.
-Các tính chất
-Hình biểu diễn của một hình trong không gian
2.Kỹ năng :
-Tìm được hình chiếu của một điểm, một hình lên mặt phẳng chiếu theo một phương cho trước
-Biễu diễn được một số biễu diễn đơn giản
-Nhận biết được một số hình biễu diễn đơn giản
-Biết tìm hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng trên mp ( ) theo phương chiếu của đường thẳng cắt mp ( ).
-Biết biểu diễn đường thẳng, mp, vị trí tương đối của điểm, đường thẳng , mp trong không gian.
-Biết biểu diễn các hình phẳng đơn giản như tam giác, hình bình hành, hình thang, hình tròn và một số yếu tố có liên quan như trung tuyến của tam giác, đường cao xuất phát từ đỉnh của tam giác cân, dai đường kính vuông góc với nhau trong đường tròn.
-Biết vẽ thành tạo các hình không gian đơn giản như hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ.
3.Thái độ :
- Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học, hứng thú trong học tập.
- Tích cực phát huy tính độc lập.
- Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
Cụm tiết: 25,26 PHÉP CHIẾU SONG SONG. Ngày soạn:18/1/2016 HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN I. Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được: -Định nghĩa phép chiếu song: phương chiếu, mặt phẳng chiếu, hình chiếu,... -Các tính chất -Hình biểu diễn của một hình trong không gian 2.Kỹ năng : -Tìm được hình chiếu của một điểm, một hình lên mặt phẳng chiếu theo một phương cho trước -Biễu diễn được một số biễu diễn đơn giản -Nhận biết được một số hình biễu diễn đơn giản -Biết tìm hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng trên mp () theo phương chiếu của đường thẳng cắt mp (). -Biết biểu diễn đường thẳng, mp, vị trí tương đối của điểm, đường thẳng , mp trong không gian. -Biết biểu diễn các hình phẳng đơn giản như tam giác, hình bình hành, hình thang, hình tròn và một số yếu tố có liên quan như trung tuyến của tam giác, đường cao xuất phát từ đỉnh của tam giác cân, dai đường kính vuông góc với nhau trong đường tròn... -Biết vẽ thành tạo các hình không gian đơn giản như hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ. 3.Thái độ : - Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học, hứng thú trong học tập. - Tích cực phát huy tính độc lập. - Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. 4.Phát triển năng lực: - Năng lực quan sát và dự đoán - Năng lực làm việc cá nhân - Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm hướng đi mới,... - Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội) II. Phương pháp dạy học : - Phương pháp trực quan: hình vẽ cụ thể. - Phương pháp vấn đáp, tìm tòi bộ phận - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề III. Chuẩn bị của GV - HS : GV :- Bảng phụ hình vẽ 2.61, 2.62, 2.63, 2.64, 2.65, 2.66, 2.67, 2.68, thước kẻ, phấn màu - Bảng vẽ các hình vẽ thực tế cho bài học - Các tài liệu liên quan HS: - Soạn bài trước ở nhà - Chuẩn bị các hình vẽ của bài học. - Các dụng cụ cần thiết cho bài học. IV. Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 25 1.Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3.Vào bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Phát triển năng lực Hoạt động 1: xây dựng và định nghĩa phép chiếu song song: 1.Học sinh quan sát hình vẽ, trả lời các câu hỏi sau đây: -đường thẳng MM’ // ? -Giả sử M’ thuộc mặt phẳng , khi di chuyển M theo phương của đường thẳng thì M đụng điểm nào trên mặt phẳng 2.Xây dựng định nghĩa: phép chiếu song song Hoạt động 2: Xây dựng các tính chất của phép chiếu song: 1.Quan sát hình vẽ trực quan 2.Sử dụng các tính chất và định lí Ta-let I.Phép chiếu song song: Cho mặt phẳng và đường thẳng cắt nhau Với mỗi điểm M trong không gian, đường thẳng đi qua M, song song với cắt tại điểm M’ hoàn toàn xác định. Điểm M’ được gọi là hình chiếu của M lên mặt phẳng theo phương của . Ta gọi: 1.Mặt phẳng : mặt phẳng chiếu 2.Đường thẳng : phương chiếu Nếu hình là hình nào đó thì tập hợp hình các hình chiếu M’ của tất cả những điểm M thuộc hình được gọi là hình chiếu qua phép chiếu song song. Lưu ý: Nếu một đường thẳng có phương trùng với phương chiếu thì hình chiếu của nó lên mặt phẳng chiếu là một điểm II.Các tính chất của phép chiếu song song Tính chất 1: Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa chúng. Tính chất 2: Phép chiếu song song biến đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng Tính chất 3: Phép chiếu song song biến hai đường song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau Tính chất 4: Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc trên cùng một đường thẳng Ta có: Phát triển kĩ năng quan sát hình vẽ, nhìn hình vẽ và dự đoán dựa trên định lí Ta-let trong không gian 4.Cũng cố: Ôn lại các nội dung vừa học Định nghĩa phép chiếu song song, các tính chất 5.Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị phần còn lại: Biễu diễn một hình trong không gian V.Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... PHÉP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN IV. Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 26 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết học 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Phát triển năng lực Hoạt động: hình biễu diễn của một hình trong không gian, hình biễu diễn của một số hình thường gặp III. Hình biễu diễn của một hình trong không gian Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H trên một mặt phẳng theo một phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó Hình biểu diễn của các hình thường gặp : -Một tam giác bất kỳ bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác có dạng tuỳ ý cho trước ( tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông ) -Một hình bình hành bất kỳ bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tuỳ ý cho trước ( hình bình hành , hình vuông, hình thoi, hình chữ nhất ) -Một hình thang bất kỳ bao giờ cũng có thể cói là hình biểu diễn của một hình thang tuỳ ý cho trước miễn là tỉ số độ dài hai đáy của hình biểu diễn phải bằng tỉ số độ dài hai đáy của hình thang ban đầu. -Một hình tròn bất kì thường dùng hình elip để biểu diễn cho hình tròn. Một số ví dụ củng cố: Ví dụ 1: Cho hai mặt phẳng và song song với nhau. Đường thẳng a cắt và lần lượt tại A và C, đường thẳng b song song với đường thẳng a cắt và lần lượt tại B và D. Hình vẽ sau đây đúng hay sai ? Phát triển kĩ năng quan sát hình vẽ, nhìn hình vẽ và dự đoán dựa trên định lí Ta-let trong không gian 4.Cũng cố: Ôn lại các nội dung vừa học Định nghĩa phép chiếu song song, các tính chất 5.Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị phần còn lại: Ôn tập chương II V.Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: