Giáo án Hình học 11 - Tiết 13 đến tiết 23

Giáo án Hình học 11 - Tiết 13 đến tiết 23

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được:

-Một cách rõ hơn về các khái niệm điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

-Mối liên hệ giữa các đối tượng: điểm, đường thẳng và mặt phẳng

-Hình biễu diễn của một hình trong không gian

-Các tính chất quan trọng, cách xác định một mặt phẳng trong không gian

-Hình chóp và hình tứ diện; thiết diện

2.Kỹ năng :

-Biễu diễn của một hình trong không gian: các yếu tố liên thuộc, các tính chất

-Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường và mặt phẳng

-Xác định được thiết diện của hình chóp được cắt bởi mặt phẳng

3.Thái độ :

-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế, hứng thú trong học tập.

-Tích cực phát huy tính độc lập.

-Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

4.Phát triển năng lực:

 

doc 21 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1674Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 11 - Tiết 13 đến tiết 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cụm tiết:13,14 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG Ngày soạn:
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được:
-Một cách rõ hơn về các khái niệm điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
-Mối liên hệ giữa các đối tượng: điểm, đường thẳng và mặt phẳng
-Hình biễu diễn của một hình trong không gian
-Các tính chất quan trọng, cách xác định một mặt phẳng trong không gian
-Hình chóp và hình tứ diện; thiết diện
2.Kỹ năng : 
-Biễu diễn của một hình trong không gian: các yếu tố liên thuộc, các tính chất
-Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường và mặt phẳng
-Xác định được thiết diện của hình chóp được cắt bởi mặt phẳng
3.Thái độ : 
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế, hứng thú trong học tập.
-Tích cực phát huy tính độc lập.
-Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
4.Phát triển năng lực:
-Năng lực quan sát và dự đoán (từ hình vẽ là chủ yếu: dựa vào các tính chất,....)
-Năng lực làm việc cá nhân
-Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm tòi các hướng đi mới,...
-Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội)
II.Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan: hình vẽ cụ thể.
-Phương pháp vấn đáp, tìm tòi bộ phận
-Phương pháp hoạt động nhóm
-Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
III.Chuẩn bị của GV - HS :
GV :- Bảng phụ hình vẽ, thước kẻ, phấn màu
 - Bảng vẽ các hình vẽ thực tế cho bài học
 - Các tài liệu liên quan
HS: - Soạn bài trước ở nhà
 - Chuẩn bị các hình vẽ của bài học.
 - Các dụng cụ cần thiết cho bài học.
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 13
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3.Vào bài mới : 
Giới thiệu bài mới: Trước đây ta nguyên cứu các tính chất của những hình nằm trong mặt phẳng. Môn học nguyên cứu các tính chất của hình trong mặt phẳng gọi là hình học phẳng. Trong thực tế, ta thường gặp các vật như: hộp phấn, kệ sách, bàn học... là các hình trong không gian. Môn học nguyên cứu các tính chất của hình trong không gian gọi là Hình học không gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
I.Khái niệm cơ bản:
1.Mặt phẳng: Mặt bảng, mặt bàn, mặt hồ nước yên lặng cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng. Mặt phẳng không có bề dày và không có giới hạn.
1.Để biễu diễn mặt phẳng ta thường dùng hình bình hành hay một miền góc và ghi tên chúng vào một góc của hình biễu diễn.
2.Để kí hiệu mặt phẳng, ta thường dùng chữ cái in hoa hoặc chữ Hy Lạp đặt trong dấu ngoặc ().
Ví dụ: hoặc ......
2.Điểm thuộc mặt phẳng:
1.Cho điểm A và mặt phẳng .
Khi điểm A thuộc mặt phẳng , ta còn nói A nằm trên hay chứa A, hay đi qua A.
Ta kí hiệu: 
2.Khi điểm B không thuộc mặt phẳng ta nói điểm B nằm ngoài mặt phẳng hay không chứa B.
Ta kí hiệu: 
3.Hình biễu diễn của một hình trong không:
1.Hình biễu diễn của hình lập phương:
2.Hình biễu diễn của hình chóp tam giác:
3.Ví dụ: Hãy vẽ thêm một vài hình biểu diễn của một hình chóp tam giác ?
4.Củng cố:
-Các đối tượng của hình không gian
-Hình biễu diễn của một hình trong không gian
5.Hướng dẫn về nhà:
-Chuẩn bị: Phần tiếp theo của bài học
6.Rút kinh nghiệm:
 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG 
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 14
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào tiết học
3.Vào bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
Các qui tắc biễu diễn của hình trong không gian
Hình biễu diễn của:
1.Đường thẳng là đường thẳng; đoạn thẳng là đoạn thẳng
2.Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song; hai đường cắt nhau là hai đường cắt nhau
3.Giữ nguyên quan hệ liên thuộc giữa điểm đường
4.Dùng nét liền để biểu diễn cho đường nhìn thấy; nét đứt cho đường bị che khuất
II.Các tính chất thừa nhận:
Tính chất 1:Có một và chỉ một đường thẳng qua hai điểm phân biệt.
Tính chất 2:Có một và chỉ một mặt phẳng qua ba điểm không thẳng hàng.
Tính chất 3:Nếu một dường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm còn lại của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng.
Tính chất 4:Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng
Tính chất 5:Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng cìn có vô số điểm chung khác nữa. Nói một cách khác: Các điểm chung đó đều thuộc một đường thẳng. Đường thẳng đó gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng.
Kí hiệu: 
Tính chất 6:Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng
III.Cách xác định một mặt phẳng:
Cách 1:Một mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nó đi qua ba điểm phân biệt không thẳng hàng
Nếu mặt phẳng đi qua A,B,C thì ta viết gọn là . Đọc: mặt phẳng (ABC)
Cách 2:Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểm và chứa một đường thẳng không đi qua điểm đó.
Kí hiệu: 
Cách 3:Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau a và b
Kí hiệu: hoặc 
Phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm giữa đường thẳng và mặt phẳng:
1.Giao tuyến của hai mặt phẳng: tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng
2.Tìm giao điểm giữa đường thẳng và mặt phẳng :
-Tìm mặt phẳng chứa đường thẳng 
-Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng và 
-Tìm giao điểm M của và 
-KL: M là giao điểm của và 
IV.Hình chóp và tứ diện:
Tên gọi:
: đỉnh
: mặt đáy, : cạnh đáy
mặt bên, cạnh bên
Cách đọc: hình chóp + tên đa giác đáy
Một số lưu ý:
1.Nếu đáy là tam giác thì gọi là tứ diện
2.Nếu tứ diện có các mặt là tam giác đều gọi là tứ diện đều.
3.Hình dáng của một mặt phẳng cắt hình chóp được gọi là thiết diện.
4.Củng cố: các phần vừa học trong bài
5.Hướng dẫn về nhà: xem lại lí thuyết, một số ví dụ sgk, chuẩn bị một số bài tập sgk
-Chuẩn bị: Phần tiếp HAI ĐƯỜNG SONG SONG, HAI ĐƯỜNG CHÉO NHAU.
6.Rút kinh nghiệm:
Cụm tiết:15,16 HAI ĐƯỜNG SONG SONG, HAI ĐƯỜNG CHÉO NHAU Ngày soạn:
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được:
-Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian. Phân biệt được: hai đường song song hoặc chéo nhau
-Các tính chất quan trọng của quan hệ song song
2.Kỹ năng : 
-Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng
-Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường và mặt phẳng
-Xác định được thiết diện của hình chóp được cắt bởi mặt phẳng
3.Thái độ : 
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế, hứng thú trong học tập.
-Tích cực phát huy tính độc lập.
-Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
4.Phát triển năng lực:
-Năng lực quan sát và dự đoán (từ hình vẽ là chủ yếu: dựa vào các tính chất,....)
-Năng lực làm việc cá nhân
-Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm tòi các hướng đi mới,...
-Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội)
II.Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan: hình vẽ cụ thể.
-Phương pháp vấn đáp, tìm tòi bộ phận
-Phương pháp hoạt động nhóm
-Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
III.Chuẩn bị của GV - HS :
GV :- Bảng phụ hình vẽ, thước kẻ, phấn màu
 - Bảng vẽ các hình vẽ thực tế cho bài học
 - Các tài liệu liên quan
HS: - Soạn bài trước ở nhà
 - Chuẩn bị các hình vẽ của bài học.
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 15
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3.Vào bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
I.Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian:
Cho hai đường thẳng và trong không gian.
Trường hợp 1: hai đường thẳng và cùng thuộc một mặt phẳng. Ta có các trường hợp:
1. và có điểm chung duy nhất M. Ta nói: và cắt nhau tại M. Kí hiệu: 
2. và không có điểm chung. Ta nói và song song với nhau. Kí hiệu: 
3. trùng . Kí hiệu: 
Trường hợp 2: và không đồng phẳng. Ta nói và chéo nhau.
II.Tính chất:
Định lí 1: Trong không gian, qua một điểm không nằm trên đường thẳng cho trước, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.
Nhận xét: Hai đường thẳng và song song xác định một mặt phẳng. Kí hiệu: 
Định lí 2: (về giao tuyến của ba mặt phẳng)
Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến đó hoặc đôi một song song hoặc đồng qui.
Hệ quả: Hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
4.Củng cố: các phần vừa học trong bài
5.Hướng dẫn về nhà: xem lại lí thuyết, một số ví dụ sgk, chuẩn bị một số bài tập sgk
6.Rút kinh nghiệm:
 HAI ĐƯỜNG SONG SONG, HAI ĐƯỜNG CHÉO NHAU 
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 16
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào tiết học.
3.Vào bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
Định lí 3:Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau
Kí hiệu: 
III.Một số ví dụ:
Ví dụ 1:Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).
Hướng dẫn:
Ta có: hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) có chung điểm S, do đó: giao tuyến của chúng là đường thẳng d đi qua S.
Mặt khác: hai mặt phẳng lần lượt chứa hai đường thẳng song song AD và BC.
Vậy: giao tuyến d đi qua S và song song với AD, BC
Ví dụ 2:Cho tứ diện ABCD. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của BC và BD. Gọi (P) là mặt phẳng chứa IJ cắt AC,AD lần lượt tại M,N.
Chứng minh rằng: tứ giác IJNM là hình thang. Nếu M là trung điểm của AC thì tứ giác IJNM là hình gì
Hướng dẫn:
Ta có: giao tuyến của ba mặt phẳng (ADC), (ABC) và mặt phẳng (P) là: 
Theo gt: IJ là đường trung bình của tam giác BCD. Suy ra: . Do đó: 
Suy ra: IJNM là hình thang
Nếu M là trung điểm của AC thì N cũng là trung điểm của AD. Suy ra: 
Vậy: IJNM là hình bình hành 
Ví dụ 3:Cho tứ diện ABCD.Gọi M,N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,CD và G là trung điểm của đoạn MN.
1.Tìm giao điểm A’ của đường thẳng AG và (BCD)
2.Qua M kẻ đường thẳng Mx song song với AA’ và Mx cắt (BCD) tại M’. Chứng minh rằng: 
a.Ba điểm B,M’,A’ thẳng hàng
b.
3.Chứng minh: 
Hướng dẫn:
4.Củng cố: các lí thuyết vừa học ở tiết trước thông qua các ví dụ vừa học
5.Hướng dẫn về nhà: 
Xem lại lí thuyết, một số ví dụ sgk, chuẩn bị một số bài tập sgk
Chuẩn bị: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
6.Rút kinh nghiệm:
Tiết 17,18 ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG Ngày soạn
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được:
-Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
-Các tính chất quan trọng của quan hệ song song giữa đường thẳng và mặt phẳng
2.Kỹ năng : 
-Sử dụng được các hệ quả để vẽ hình
-Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường và mặt phẳng
-Xác định được thiết diện của hình chóp được cắt bởi mặt phẳng
3.Thái độ : 
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế, hứng thú trong học tập.
-Tích cực phát huy tính độc lập.
-Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
4.Phát triển năng lực:
-Năng lực quan sát và dự đoán (từ hình vẽ là chủ yếu: dựa vào các tính chất,....)
-Năng lực làm việc cá nhân
-Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm tòi các hướng đi mới,...
-Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội)
II.Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan: hình vẽ cụ thể.
-Phương pháp vấn đáp, tìm tòi bộ phận
-Phương pháp hoạt động nhó ... ột mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau.
Hệ quả: Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng nhau
4.Củng cố: 
-Định nghĩa hai mặt phẳng song song
-Các định lí và hệ quả quan trọng
5.Hướng dẫn về nhà: 
Chuẩn bị phần tiếp theo của bài: HAI MẶT PHẲNG SONG SONG. LUYỆN TẬP
6.Rút kinh nghiệm:
 HAI MẶT PHẲNG SONG SONG 
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 20
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào tiết học
3.Vào bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
III.Định lí Ta-let:
Định lí 4 (Ta-let trong không gian):
Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai đoạn thẳng những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Giả sử: d và d’ là hai cát tuyến bất kì cắt ba mặt phẳng lần lượt tại các điểm A,B,C và A’,B’,C’ thì ta có: 
IV.Hình lăng trụ và hình hộp:
Tên gọi:
1.Hai đa giác và : mặt đáy 
2.Các đoạn thẳng : cạnh bên
3.Các hình b/h : mặt bên
4.Các đỉnh của hai đa giác: đỉnh của lăng trụ
Nhận xét:
1.Các cạnh bên của lăng trụ song song và bằng nhau
2.Các mặt bên của lăng trụ là hình bình hành
3.Hai đáy của lăng trụ là hai đa giác bằng nhau
Cách gọi tên: lăng trụ + tên đa giác đáy
Ví dụ: lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác,....
Đặc biệt: lăng trụ có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp
V.Hình chóp cụt:
1.Định nghĩa;
Cho hình chóp . Mặt phẳng (P) không qua đỉnh, song song với mặt đáy cắt các cạnh bên lần lượt tại .
Hình tạo thành từ thiết diện và đáy gọi là hình chóp cụt.
-: đáy bé
-: đáy lớn
-Tên gọi: hình chóp cụt + tên đa giác đáy
2.Tính chất:
1.Hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và các tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
2.Các mặt bên là những hình thang
3.Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng qui tại một điểm.
VI.Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Trong mặt phẳng cho hình bình hành ABCD. Qua A,B,C,D lần lượt vẽ bốn đường thẳng a,b,c,d song song với nhau và không nằm trên mặt phẳng . Trên a,b,c lần lượt lấy A’,B’,C’ tùy ý.
Ví dụ 2: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M,M’ lần lượt là trung điểm của cạnh BC, B’C’
1.CM: AM // AM’
2.Tìm giao điểm của mặt phẳng (AB’C’) với A’M
3.Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng (AB’C’) và (BA’C’)
4.Tìm giao điểm G của đường thẳng d và mặt phẳng (AMM’). CM: G là trong tâm tam giác AB’C’
 4.Củng cố: 
-Định nghĩa hai mặt phẳng song song. Các định lí và hệ quả quan trọng
-Các ví dụ: cách vẽ hình và cách trình bày
5.Hướng dẫn về nhà: 
Chuẩn bị bài tiếp theo của bài: BÀI TẬP ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
6.Rút kinh nghiệm:
Tiết 21, 22 BÀI TẬP ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 21
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào tiết học
3.Vào bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
Hoạt động 1: Bài tập CM đt //mp
- Chia nhóm HS ( 4 nhóm)
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Nhóm1, 2: Bài 1; nhóm 2,3: bài 2
- Quan sát hoạt động của học sinh, hướng dẫn khi cần thiết .
Lưu ý: sử dụng định lý TaLet.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, sữa sai
( nếu có) và đưa ra đáp án đúng.
- Nhắc lại cách chứng minh một đường thẳng song song với MP.
Hoạt động 2: Bài tập tìm thiết diện:
- Chia nhóm HS ( 4 nhóm)
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Quan sát hoạt động của học sinh, hướng dẫn khi cần thiết .
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, sữa sai
( nếu có) và đưa ra đáp án đúng.
- Lưu ý cho HS cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng có chứa hai đường thẳng song song.
- HS lắng nghe và tìm hiểu nhiệm vụ.
- HS nhận phiếu học tập và tìm phương án trả lời.
- thông báo kết quả khi hoàn thành.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS nhận xét
- HS ghi nhận đáp án
- HS lắng nghe và tìm hiểu nhiệm vụ
- HS nhận phiếu học tập và tìm phương án trả lời.
- thông báo kết quả khi hoàn thành.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS nhận xét
- HS ghi nhận đáp án
Phiếu học tập 1: Bài tập 1:
Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABD. Trên đoạn BC lấy điểm M sao cho MB = 2MC.
 Chứng minh rằng: MG // (ACD).
Hướng dẫn:
Gọi N là trung điểm của AD.
Ta có: . Suy ra: 
Mặt khác: . Suy ra: 
Phiếu học tập 2: Bài tập 2:
Cho tứ diện ABCD. Gọi G1, G2 lần lượt là trọng tâm của tam giác ACD và BCD. CMR : G1G2 // (ABC).
Hướng dẫn:
Gọi N là trung điểm của CD.
Ta có: .Suy ra: 
Suy ra: 
Phiếu học tập 3: Bài tập 3:
Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho là mp qua M, song song với hai đường thẳng AC và BD. Tìm thiết diện của với các mặt của tứ diện? thiết diện là hình gì?
Hướng dẫn:
Gọi N,P,Q lần lượt là giao điểm của mặt phẳng với các cạnh BC, CD, AD.
Suy ra: MN // AC, NP // BD, MQ // BD, PQ // AC.
Vậy: thiết diện MNPQ là hình bình hành
Phiếu học tập 4: Bài tập 4:
Phiếu học tập số 4:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Gọi là mp đi qua O, song song với AB và SC. Tìm thiết diện của với hình chóp? thiết diện là hình gì?
Phát triển năng lực tư duy logic cá nhân thông các hoạt động nhóm. Thông qua các hoạt động nhằm củng cố và phát triển các vấn đề:
1.Hình vẽ chính xác dựa trên các tính chất được cho ở đề bài: tính chất song song theo tỉ số của Ta-let, đường trung bình,... của hai đường, đường song song với mặt, mặt song song với mặt,..
2.Năng lực đọc hình vẽ: dựa vào lí thuyết đã học để tìm một đường đã có (nhìn thấy được trong hình vẽ), hoặc dựng thêm một đường cần thiết cho bài toán,..
3.Khả năng vận dụng thuần thục một số đơn vị kiến thức quan trọng để giải toán và cách hành văn: gọn, đẹp và chính xác
4.Tăng cường các mối quan hệ trong nhóm: khả năng học tập lẫn nhau và khả năng liên kết
4.Củng cố: 
-Định nghĩa hai mặt phẳng song song. Các định lí và hệ quả quan trọng
-Các ví dụ: cách vẽ hình và cách trình bày
5.Hướng dẫn về nhà: 
Chuẩn bị bài tiếp theo của bài: BÀI TẬP ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
6.Rút kinh nghiệm:
 LUYỆN TẬP
IV.Tiến trình bài học & các hoạt động: Tiết 22
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết học
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
Hoạt động 1: Bài tập số 5:
1.Chia nhóm hoạt động:
Hình vẽ: các nhóm vẽ hình vào bảng phụ, các nhóm còn lại nhận xét, cho ý kiến. 
Gv: nhận xét và chọn hình vẽ dễ nhìn nhất, vẽ hình lên bảng.
Câu 1:
-AA’I’I là hình gì ? Vì sao ?
+ Hình bình hành vì II’ // AA’ và 
II’ = AA’
Câu 2: gợi ý
-A’I có thể cắt được đường nào trong mặt phẳng (AB’C’) ?
-Kết luận
Câu 3: gợi ý
-AB’ và A’B cùng thuộc mặt phẳng nào 
-AC’ và A’C cùng thuộc mặt phẳng nào
-Kết luận:
Hoạt động 2: Bài tập số 6:
Chia nhóm hoạt động
Hình vẽ: tương tự bài 5.
Câu 1:
Quan sát hình vẽ và nhận xét: trong mặt phẳng (AHC’) có đường thẳng nào có thể song song được với đường B’C ?
-Không
Giả sử: A’C và AC’ cắt nhau tại I. Suy ra: I là gì của A’C và AC’ ?
-Trung điểm của mỗi đường.
Suy ra: HI là đường gì của tam giác AB’C ?
-Đường trung bình.
Kết luận
Câu 2: gợi ý
Sử dụng công thức:
Phiếu học tập số 5: Bài tập 5:
Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi I, I’ lần lượt là trung điểm của BC và B’C’.
1.CMR: AI // A’I’
2.Tìm giao điểm của IA’ và mp (AB’C’)
3.Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (AB’C’) và (A’BC)
Hướng dẫn:
1.Ta có: II’ // AA’ và II’ = AA’. Suy ra: AA’I’I là hình bình hành. Vậy AI // A’I’
2.Trong mặt phẳng (AA’I’I) gọi M là giao điểm của hai đường AI’ và A’I.
Mà nên 
3.Gọi và 
Suy ra: 
Vậy: d chính là đường thẳng OO’
Phiếu học tập số 6: Bài tập 6:
Cho lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi H là trung điểm của cạnh A’B’
1.CMR: CB’ // (AHC’)
2.Tìm giao tuyến d của hai mp (AB’C’) và (ABC)
Hướng dẫn:
1.Gọi I là giao điểm của AC’ và A’C.
Suy ra: IH là đường trung bình của tam giác AHC’. 
Do đó: HI // B’C
Vậy: B’C // (AHC’)
2.Ta có: A là điểm chung của hai mặt phẳng trên.
Goi Ax là giao tuyến của hai mặt phẳng (ABC) và (AB’C’)
Mặt khác: 
Suy ra: Ax // BC // B’C’
Phiếu học tập số 7: Bài tập 7:
Cho hình chóp S.ABCD. Gọi là trung điểm của cạnh SA, là trung điểm của đoạn . Gọi và là hai mặt phẳng song song (ABCD) và lần lượt đi qua ,. Mặt phẳng cắt các cạnh SB,SC,SD lần lượt tại . Mặt phẳng SB,SC,SD lần lượt tại . Chứng minh:
1. lần lượt là trung điểm của các cạnh SB, SC, SD.
2.
3.Chỉ ra hình chóp cụt có đáy là tứ giác ABCD.
Phát triển năng lực tư duy logic cá nhân thông các hoạt động nhóm. Thông qua các hoạt động nhằm củng cố và phát triển các vấn đề:
1.Hình vẽ chính xác dựa trên các tính chất được cho ở đề bài: tính chất song song theo tỉ số của Ta-let, đường trung bình,... của hai đường, đường song song với mặt, mặt song song với mặt,..
2.Năng lực đọc hình vẽ: dựa vào lí thuyết đã học để tìm một đường đã có (nhìn thấy được trong hình vẽ), hoặc dựng thêm một đường cần thiết cho bài toán,..
3.Khả năng vận dụng thuần thục một số đơn vị kiến thức quan trọng để giải toán và cách hành văn: gọn, đẹp và chính xác
4.Tăng cường các mối quan hệ trong nhóm: khả năng học tập lẫn nhau và khả năng liên kết
4.Cũng cố: Nhắc lại nội dung đã học
5.Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị phần bài tập còn lại
Bài tập về nhà:
6.Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 23 BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ I Ngày soạn
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức : - Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức:
-Phép dời hình và phép đồng dạng. Các bài tập liên quan
-Quan hệ song song trong không gian. Các bài tập rèn luyện kĩ năng.
2.Kỹ năng : 
-Tìm được ảnh của một hình (đường thẳng, đường tròn) qua một phép biến hình hoặc qua hai phép biến hình liên tiếp. Các bài toán tìm tập hợp điểm
-Các dạng toán tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm giữa đường thẳng và mặt phẳng
-Các bài toán liên quan trong quan hệ song song
3.Thái độ : 
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế, hứng thú trong học tập.
-Tích cực phát huy tính độc lập.
-Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
4.Phát triển năng lực:
-Năng lực quan sát và dự đoán (từ hình vẽ là chủ yếu: dựa vào các tính chất,....)
-Năng lực làm việc cá nhân
-Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm tòi các hướng đi mới,...
-Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội)
II.Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan: hình vẽ cụ thể.
-Phương pháp vấn đáp, tìm tòi bộ phận
-Phương pháp hoạt động nhóm
-Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
III.Chuẩn bị của GV - HS :
GV :- Bảng phụ hình vẽ, thước kẻ, phấn màu
 - Bảng vẽ các hình vẽ thực tế cho bài học
 - Các tài liệu liên quan
HS: - Soạn bài trước ở nhà
 - Chuẩn bị các hình vẽ của bài học.
IV.Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 23
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào tiết học
3.Vào bài mới : 

Tài liệu đính kèm:

  • dochình.13,....doc