Giáo án Giáo dục Quốc phòng an ninh 11 - Bài 1 đến bài 30

Giáo án Giáo dục Quốc phòng an ninh 11 - Bài 1 đến bài 30

1) MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1.1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước.

- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước của thực vật.

- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở rễ của thực vật.

1.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.

- Lập được bảng so sánh giữa các cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng ở rễ

2) CHUẨN BỊ:

2.1. Học sinh:

- Sách: SGK, Sách bài tập sinh học 11.

- Vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,

2.2. Giáo viên:

 2.2.1) Phương tiện dạy học:

 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học

 Giới thiệu chương trình SH11:

 

doc 64 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng an ninh 11 - Bài 1 đến bài 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN IV : SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Tiết dạy: 01 Bài: 1 
SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
Ngày soạn: 22/08/2014 
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước của thực vật.
- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở rễ của thực vật.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Lập được bảng so sánh giữa các cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng ở rễ
CHUẨN BỊ:
2.1. Học sinh:
-	Sách: SGK, Sách bài tập sinh học 11.
-	Vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,
2.2. Giáo viên:
	2.2.1) Phương tiện dạy học:
	2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học
Giới thiệu chương trình SH11: 
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với thực vật
CH1: Nêu vai trò của nước đối với tế bào, cơ thể thực vật? 
Hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế để tìm hiểu vai trò của nước:
Nếu không có nước, cây có lấy được muối khoáng hay không? 
Tại sao khi khô hạn, tốc độ lớn của cây lại chậm? Buổi trưa nắng gắt tại sao cây không bị chết bởi nhiệt độ?....
Học sinh liên hệ kiến thức cũ, tiến hành thảo luận nhóm để nêu vai trò của nước đối với thực vật
1. Vai trò của nước ở thực vật
Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm hình thái của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH 2: Hãy nêu những đặc điểm hình thái của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? 
CH3 : Hãy nêu những đặc điểm của tế bào lông hút của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?
Nghiên cứu mục II SGK để trả lời
2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
2.1. Đặc điểm hình thái của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng
- Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước: Rễ có khả năng ăn sâu, lan rộng, có khả năng hướng nước, trên rễ có miền hút với rất nhiều tế bào lông hút.
- Đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước: 
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
+ Có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. 
2.2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Các con đường vận chuyển nước vào rễ cây:
	H2O và một số ion khoáng từ đất TB lông hút các tế bào vỏ rễ mạch gỗ của rễ qua 2 con đường: 
+ Con đường qua thành tế bào - gian bào: 
	H2O và một số ion khoáng từ đất TB lông hút không gian giữa các bó sợi của các tế bào vỏ rễ nội bì TBC của nội bì mạch gỗ rễ (Đai caspari nằm ở phần nội bì của rễ, có vai trò kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hòa vận tốc hút nước của rễ). Đặc điểm của con đường này là nhanh, không được chọn lọc. 
+ Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: 
	H2O và một số ion khoáng từ đất TB lông hút xuyên qua TBC của các tế bào vỏ rễ TBC của các tế bào nội bì mạch gỗ rễ. Đặc điểm của con đường này là Chậm, được chọn lọc.
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây:
+ Hấp thụ nước: theo cơ chế thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
+ Hấp thụ ion khoáng: 
Cơ chế thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
Cơ chế chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: Tìm hiểu các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
CH4: Hãy kể các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút?
 CH5: Hãy giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây?
Nhiệt độ, ánh sáng, O2, pH của môi trường, đặc điểm lí hoá của đất..
Thảo luận nhóm để trả lời
Hoạt động 4: Củng cố bài học và dặn dò
Củng cố:
Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng ở rễ của thực vật?
So sánh các con con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ dung dịch đất vào rễ cây?
Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari của rễ
Dặn dò: học bài và chuẩn bị trước bài 2. Trao đổi nước ở thực vật
Tuần: 01
Tiết dạy:02 Bài: 2 
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Ngày soạn: 19/08/2012 
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức:
- Mô tả được thành phần và đường đi của dịch mạch gỗ
- Mô tả được thành phần và sự dẫn truyền của dịch mạch rây
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Lập được bảng so sánh giữa các thành phần và dòng dẫn truyền của dịch mạch gỗ và dịch mạch rây
CHUẨN BỊ:
2.1. Học sinh:
-	Sách: SGK, Sách bài tập sinh học 11.
-	Vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,
2.2. Giáo viên:
	2.2.1) Phương tiện dạy học: 
- Các hình H2.1 – H2.6
- SGK, SBT SH11, Cơ sở lí thuyết & 500 câu hỏi trắc nghiệm SH 11, 
	2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ: Trình bày cơ chế hấp thụ nước ở rễ của thực vật trên cạn?
Bài mới:
	Có hai con đường (dòng) vận chuyển các chất trong cây: 
	* Con đường theo mạch gỗ: Vận chuyển nước, muối khoáng từ dưới lên.
	* Con đường theo mạch rây: Nước, chất hữu cơ chủ yếu từ trên xuống.
 	Ngoài ra nước có thể được vận chuyển ngang, từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo, thành phần và đường đi của dòng mạch gỗ trong cây
CH1: Hãy trình cấu tạo của dòng mạch gỗ ? 
GV củng cố và tổng quát về cấu tạo mạch gỗ(nhanh)
CH2: Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?
CH3: Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được từ rễ lên thân tới các cơ quan bộ phận của cây?
Cơ chế vận chuyển của nước trong mạch là thụ động (khuếch tán); cơ chế vận chuyển của muối khoáng và các chất hữu cơ có thể là thụ động (khuếch tán) có thể là chủ động (hoạt tải – vận chuyển ngược chiều nồng độ).
Trình bày thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ? 
Vì sao sự thoạt hơi nước qua lá lại tạo ra lực hút nước từ dưới lên trên?
CH4: So sánh sự dẫn truyền nước và ion khoáng từ đất vào rễ cây và sự dẫn truyền nước và ion khoáng trong thân cây?
Nghiên cứu mục I.1 và quan sát H 2.1 SGK để trả lời
Nghiên cứu mục I.2 SGK để trả lời :
Nhờ 3 lực : Lực đẩy, lực hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
- Quan sát H2.3 và trả lời lệnh I.2 SGK
 => đưa ra câu trả lời.
- Giống nhau: 
+ Cơ chế dẫn truyền nước: thẩm thấu
+ Cơ chế dẫn truyền ion khoáng: theo cơ chế thụ động và chủ động.
- Khác nhau: 
1. Dòng mạch gỗ
1.1. Cấu tạo: 
Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.
1.2. Thành phần của dịch mạch gỗ:
Bao gồm H2O(chủ yếu), các ion khoáng và một số chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ.
1.3. Động lực của dòng mạch gỗ:
Nước, muối khoáng được vận chuyển trong cây nhờ bó mạch gỗ theo chiều từ dưới lên nhờ các lực sau:
Lực đẩy(áp suất rễ) 
Lực hút của lá(do thoạt hơi nước)
Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về về cấu tạo, thành phần và đường đi của dòng mạch rây trong cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH 5: Hãy trình cấu tạo của dòng mạch rây ? 
CH6 : Hãy nêu thành phần của dịch mạch rây?
CH7: Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Nghiên cứu mục II.1 và quan sát H 2.5 SGK để trả lời
Nghiên cứu mục II.2 SGK để trả lời :
Nghiên cứu mục II.3 SGK để trả lời :
2. Dòng mạch rây
2.1. Cấu tạo: 
Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
2.2. Thành phần của dịch mạch rây:
Saccarôzơ, các axit amin, hoocmôn thực vật, các hợp chất hữu cơ, một số ion khoáng (nhiều K+)
2.3. Động lực của dòng mạch rây:
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) và cơ quan chứa (rễ)
Hoạt động 3: Củng cố bài học và dặn dò
Củng cố:
Trình bày mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?
Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành hay thân cây thì một thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?
Nêu những điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?
Dặn dò: học bài và chuẩn bị trước bài 3. Thoát hơi nước
Tuần: 02
Tiết dạy:03 Bài: 3 
THOÁT HƠI NƯỚC
Ngày soạn: 25/08/2012 
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức:
- Trình bày được cơ chế thoát hơi nước, ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật.
- Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.
- Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Lập được bảng so sánh giữa các thành phần và dòng dẫn truyền của dịch mạch gỗ và dịch mạch rây
CHUẨN BỊ:
2.1. Học sinh:
-	Sách: SGK, Sách bài tập sinh học 11.
-	Vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,
2.2. Giáo viên:
	2.2.1) Phương tiện dạy học: Các hình 3.1, hình 3.3 và hình 3.4
	2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ: Trình bày các con đường (dòng) vận chuyển các chất trong cây? 
Bài mới: Trọng tâm của bài: thoát hơi nước qua lá
	 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của quá trình thoát hơi nước
CH1: Macximôp nhà sinh lí thực vật Nga cho rằng « Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây », Hãy lí giải câu nói trên ?
Nghiên cứu mục I SGK, tiến hành thảo luận nhóm ® để trả lời
1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Tạo ra sức hút nước ở rễ.
Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi ® tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí....
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình thoát hơi nước qua lá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH 2: Cơ quan nào là cơ quan chủ yếu điều tiết sự thoát hơi nước của cây ? 
Nêu thành phần cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
CH3: Quá trình thoát hơi nước qua lá diễn ra theo những con đường nào? Trong đó con đường nào đóng vai trò chủ yếu?
Nêu cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo nên khí khổng.
CH4: Nêu quá trình thoát hơi nước qua khí khổng? 
	Nêu cơ chế đóng, mở khí khổng
Lá là cơ quan thoát hơi nước
Chăm chú theo dõi :
- Nghiên cứu mục II.2 SGK => Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu,
Nghiên cứu mục II.2 SGK , tiến hành thảo luận nhóm để trả lời : 
2. Thoát hơi nước qua lá
Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây
+ Mặt trên của lá có lớp cutin(bảo vệ bề mặt lá, hạn chế sự mất nước)
+ Mặt trên(một số loại c ... .................................................................
	.............................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 22
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH
Tiết dạy: 28	 Bài 29 
Ngày soạn: 12/01/2013 
1. Mục tiêu : Học xong bài này, HS cần phải:
1.1. Kiến thức:
Nêu được khái niệm điện thế hoạt động.
Nguyên nhân hình thành điện thế hoạt động.
Phân biệt được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
1.2. Kĩ năng:
Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.
1.3. Về thái độ:
Giúp các em hiểu rõ được bản chất, khi tế bào bị kích thích làm xuất hiện và xảy ra sự lan truyền điện thế hoạt động(hưng phấn - xung thần kinh) qua các vùng kế tiếp nhau trên sợi thần kinh đây là cơ sở để tạo ra các phản xạ giúp cho động vật thích nghi với môi trường sống. Qua đó tạo niềm tin của bản thân vào khoa học đặc biệt biết chăm sóc, bảo vệ và khai thác tiềm năng có sẵn trong hệ thần kinh của mình.
2. Chuẩn bị :
2.1. Học sinh: SGK, vở ghi lí thuyết, bút vở bài tập và đọc trước bài 28
2.2. Giáo viên:
Nghiên cứu nội dung SGK, SGV và chuẩn kiến thức – kĩ năng để xây dựng nội dung bài học 
2.2.1. Phương tiện thí nghiệm: 
Tranh minh hoạ phóng to 28.1 28.3, bảng 28 sách giáo khoa và một số hình ảnh sưu tầm khác.
 Máy tính, máy chiếu.	
 2.2.2. Thiết kế hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Điện thế nghỉ là gì? Phân tích vai trò của các nguyên nhân hinh thành điện thế nghỉ?
Bài mới :
Hoạt đông 1: Tìm hiểu về điện thế hoạt động và nguyên nhân hình thành ĐTHĐ
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
GV trình chiếu slide mô tả đồ thị H 29.1: mô tả sự biến đổi điện thế nghỉ của tế bào thần kinh mực ống khi bị kích thích
CH1: Khi TB bị kích thích thì điện thế của tế bào bị biến đổi như thế nào?
CH2: Sự biến đổi như vậy người ta gọi là điện thế hoạt động. Vậy điện thế nghỉ là gì? 
CH3: Nguyên nhân nào gây nên điện thế hoạt động khi tế bào bị kích thích? 
GV chiếu slide mô tả H29.2 để HS quan sát
CH4: Khi bị kích thích thì TB xuất hiện ĐTHĐ. Vậy, ĐTHĐ xuất hiện nhằm múc đích gì? 
... tạo ra xung điện - xung thần kinh(hưng phấn) để lan truyền theo cung phản xạ giúp động vật phản ứng lại các kích thích từ môi trường để tồn tại và phát triển.
Quan sát và phân tích đồ thị để trả lời CH1
Qua phân tích đồ thị ở trên, đồng thời nghiên cứu nội dung I.1 sau đó khái quát thành khái niệm
Quan sát và phân tích H29.2, đồng thời nghiên cứu nội dung I.2 để trả lời CH3.
Đa số HS khó khăn trong việc trả lời.
1. Điện thế hoạt động
Khái niệm: Là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích. 
Nguyên nhân: sự thay đổi tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự khử cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) - đảo cực (Na+ tiếp tục vào) - tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
CH5: Nêu đặc điểm khác nhau trong cấu tạo của sợi thần kinh không có bao miêlin và sợi thần kinh có bao miêlin?
GV chiếu Slide mô tả cấu tạo của 2 loại sợi thần kinh để HS quan sát và phân tích
CH6: Bao miêlin bao bọc sợi thần kinh như thế nào và vai trò của chúng trong quá trình truyền xung thần kinh?
CH7: Hãy so sánh sự lan truyền XTK trên sợi thần kinh không có bao miêlin với sợi có miêlin?
GV chiếu Slide chứa nội dung phiếu học tập, rồi nêu câu hỏi
 Loại sợi
Tiêu chí
Sợi không có bao miêlin
Sợi có bao miêlin
Cách lan truyền XTK
Cơ chế lan truyền XTK
Tốc độ lan truyền XTK
Tiêu tốn ATP
Quan sát Hình trên màn chiếu để trả lời
Bao bọc một cách ngắt quãng các eo Ranvie do vậy các bơm Na-K chỉ hoạt động ở các eo Ranvie. Vai trò của eo Ranvie là cách điện ...
Quan sát H29.3 và H29.4 kết hợp nghiên cứu nội dung mục II.1 và II.2 rồi tiến hành thảo luận nhóm trong 5’ để trả lời CH7
Bổ sung để hoàn thành nội dung
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
2.1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin 
Khi tế bòa bị kích thích màng tế bào thay đổi tính thấm đối với các ion Na+ và K+ xuất hiện điện thế hoạt động(xung thần kinh).
Xung thần kinh sẽ lan truyền trên sợi thần kinh một cách liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp. 
Các vùng XTK vừa đi qua điện thế nghỉ được tái lập lại nên “trơ” không nhận kích thích nên XTK không truyền ngược lại.
2.2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin 
Xung thần kinh sẽ lan truyền trên sợi thần kinh theo lối nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. 
Tốc độ lan truyền XTK nhanh và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với lan truyền XTK trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
Củng cố: + ĐTHĐ là gì ? ĐTHĐ được hình thành như thế nào?
	+ So sánh sự lan truyền XTK trên 2 loại sợi thần kinh?
	+ Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm(chiếu các slide)
Dặn dò: Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc và chuẩn bị trước bài 30
3. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy:
	.............................................................................................................................................................................................................................
	.............................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 23
TRUYỀN TIN QUA XINAP
Tiết dạy: 31	 Bài: 30 
Ngày soạn: 28/01/2013 
1. Mục tiêu : Học xong bài này, HS cần phải:
1.1. Kiến thức:
Mô tả (vẽ) được cấu tạo của xináp
Trình bày được cơ chế lan truyền của xung TK qua xináp
1.2. Kĩ năng:
Phân tích, so sánh, tổng họp và khái quát hóa.
1.3. Về thái độ:
Hiểu được bản chất của sự lan truyền xung thần kinh qua xinap, qua đó các em có ý thức bảo vệ hệ thần kinh và thêm yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị :
2.1. Học sinh: SGK, vở ghi lí thuyết, bút vở bài tập và đọc trước bài 30
2.2. Giáo viên: 
Nghiên cứu nội dung SGK, SGV và chuẩn kiến thức – kĩ năng để xây dựng nội dung bài học 
2.2.1. Phương tiện thí nghiệm: Tranh minh hoạ phóng to 30.1 đến 30.3 sách giáo khoa.
 2.2.2. Thiết kế hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: So sánh cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin?
Bài mới :
Hoạt đông 1: Tìm khái niệm và các kiểu xinap
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
CH1: Làm thế nào để xung thần kinh lan truyền theo một chiều từ cơ quan tiếp nhận kích thích cho đến cơ quan đáp ứng trong 1 cung phản xạ? 
Khi xung thần kinh(hưng phấn) lan truyền đến cuối sợi trục của sợi thần kinh này sau đó nó lại tiếp tục được lan truyền sang các TB tiếp theo thông qua 1 bộ phận truyền tin – phần tiếp xúc giữa 2 tế bào được gọi là xináp
CH2: Vậy, xináp là gì ? Có những kiểu xináp nào ?
GV trình chiếu Slide có H30.1 để HS quan sát
Theo dõi và suy nghĩ
Quan sát hình 30.1 và độc lập nghiên cứu nội dung I.1 để trả lời CH2
1. Khái niệm: 
Xináp là diện tiếp xúc giữa TBTK với TB kế tiếp 
Có 3 kiểu xinap:
- XN giữa TBTK với TBTK
- XN giữa TBTK với TB cơ 
- XN giữa TBTK với TB tuyến
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của xinap hóa học
CH3: Có mấy loại xnap? Trong đó, loại nào phổ biến nhất ?
GV trình chiếu Slide có H30.2 để HS quan sát
CH4: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của xinap? Vai trò của các thành phần cấu tạo đó ?
Nghiên cứu nội dung mục II kết hợp với việc quan sát và phân tích H30.2 để trả lời các câu hỏi 3 và 4
2. Cấu tạo của xinap
Xinap gồm 02 loại : xinap điện và xinap hóa học.
Cấu tạo của một xinap hóa học:
Chuỳ xináp: có nhiều bóng nhỏ chứa chất TGHH
Màng trước : gắn với các bóng chất trung gian hóa học đồng thời tái hấp thụ sản phẩm phân hủy của chất TGHH vào chùy xinap.
Màng sau : Có thụ quan tiếp nhận chất trung gian hoá học (TGHH)
Khe xináp : nơi để chất TGHH giải phóng, để gắn với thụ thể của màng sau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xinap
CH5: Xung thần kinh truyền qua xináp trải qua những giai đoạn nào ?
GV trình chiếu Slide có H30.3 và đoạn phim về quá trình truyền tin qua xinap để HS theo dõi và quan sát
CH6: Có phải tất cả các chất TGHH đều là Axêtincôlin không? Khi các chất TGHH gắn vào thụ thể ở màng sau sẽ được tế bào biến đổi và sử dụng như thế nào?
CH7: Hãy so sánh tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và sự lan truyền xung thần kinh qua xináp?
CH8: Giải thích vì sao trong 1 cung phản xạ, xung kích thích luôn truyền theo một chiều từ cơ quan tiếp nhận cho đến cơ quan đáp ứng?
GV nhận xét và bổ sung
Theo dõi, quan sát và phân tích để trả lời câu hỏi: Lan truyền của ĐTHĐ qua xináp theo 3 bước : .
Thảo luận theo nhóm 5’. 
Nhóm 1: Cử đại diện trả lời CH6 và 7
Nhóm 2: Cử đại diện trả lời CH8
Chăm chú theo dõi và chủ động tiếp thu
3. Truyền tin qua xinap
Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xináp sẽ làm thay đổi tính thấm của màng TB đối với Ca2+ ® Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xi náp ® vỡ các bóng chứa chất trung gian hoá học ® giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xi náp
 Chất trung gian hoá học đến màng sau xináp ® kết hợp với thụ thể của màng sau ® làm thay đổi tính thấm màng sau xinap tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp.
Ở màng sau chất TGHH bị enzym phân huỷ thành các chất không hoạt động(Ví dụ: Axêtincôlin Axêtin + côlin). Hai chất này lại được tái hấp thụ vào màng trước chùy xinap để tổng hợp thành chất TGHH(Ví dụ: Axêtin + côlin Axêtincôlin).
Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
Củng cố: + Xinap là gì ? Trình bày quá trình truyền tin qua xinap?
	+ Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm(chiếu các slide)?
	Dặn dò: Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc và chuẩn bị trước bài 31
3. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy:
	............................................................................................................................................................................................................................. 	.............................................................................................................................................................................................................................
	.............................................................................................................................................................................................................................
	.............................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_11_bai_1_den_bai_30.doc