Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 11 (bộ môn Tin học văn phòng) - Tuần 20 - Bài 24, 25

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 11 (bộ môn Tin học văn phòng) - Tuần 20 - Bài 24, 25

A. Mục tiêu bài học:

Kiến thức: - Biết các khả năng định dạng ô: kẻ đường biên và tô màu nền, gộp/tách ô.

Kỹ năng: - Kẻ đường biên và tô màu nền cho các ô tính. Gộp/tách các ô tính.

Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tuân thủ theo qui trình, vệ sinh lao động.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Máy tính, thiết kế bài học.

- HS: Sách giáo khoa.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2033Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 11 (bộ môn Tin học văn phòng) - Tuần 20 - Bài 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	10/01/2016
Ngày dạy:	15/02/2016
Bài Lý thuyết - Thực hành
Lý thuyết: 	01 tiết
Thực hành: 	01 tiết
§ BÀI 24. TRÌNH BÀY TRANG TÍNH: ĐỊNH DẠNG Ô
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 	- Biết các khả năng định dạng ô: kẻ đường biên và tô màu nền, gộp/tách ô.
Kỹ năng: 	- Kẻ đường biên và tô màu nền cho các ô tính. Gộp/tách các ô tính.
Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tuân thủ theo qui trình, vệ sinh lao động.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy tính, thiết kế bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 (2’): Ổn định lớp
- Điểm danh
Điểm danh trực tiếp
HS báo cáo.
Hoạt động 2 (8’): Kiểm tra bài cũ
Nêu các bước để định dãng dữ liệu trong một cột là số với hai chữ số thập phân, với dấu thập phân là dấu phẩy (,), dấu phân cách hàng ngàn, hàng triệu là dấu chấm(.) (VD: định dạng số 2500000) trên ô B3.
Gọi một HS lên trả lời và thao tác trên máy. Gọi HS khác bổ sung (nếu cần).
Đánh giá, cho điểm HS
Một HS thực hiện.
Các HS khác nghe và bổ sung bài cho bạn.
Hoạt động 3 (10’):
I. KẺ ĐƯỜNG BIÊN VÀ TÔ MÀU NỀN
1. Kẻ đường biên:
Chọn ô hay khối → Chọn lệnh Format → Cells... → chọn trang Border → thực hiện các bước như hình 4.46a trang 168/SGK.
2. Tô màu nền:
Chọn ô hay khối → Chọn lệnh Format → Cells... → chọn trang Patterns → thực hiện các bước như hình 4.47a trang 168/SGK.
? Em hãy nêu cách kẻ đường biên và tô màu nền cho văn bản trong Word.
GV hướng dẫn HS cách kẻ đường biên và tô màu nền cho văn bản trong Excel.
HS trả lời.
HS nghe và ghi.
HS thao tác trên máy theo ví dụ minh họa.
Hoạt động 4 (20’):
II. GỘP Ô VÀ TÁCH Ô ĐÃ GỘP
1. Các bước Gộp các ô:
- Bước 1: Chọn các ô cần gộp.
- Bước 2: Chọn lệnh Format → Cells... → chọn trang Alignment.
- Bước 3: Đánh dấu ô Merge cells và nháy OK.
2. Các bước Tách ô đã gộp
- Bước 1: Chọn ô đã được gộp.
- Bước 2: Chọn lệnh Format → Cells... → chọn trang Alignment.
- Bước 3: Xóa dấu ô Merge cells và nháy OK.
? Em hãy cho biết cách gộp ô trong bảng trên trang word.
GV diễn giải và minh họa về các bước gộp ô, tách ô đã gộp trên trang tính.
HS trả lời.
HS nghe và ghi
HS thao tác trên máy theo ví dụ minh họa.
Hoạt động 5 (5’):
III. SỬ DỤNG THANH CÔNG CỤ ĐỊNH DẠNG
1. Tính năng của các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng:
- Chọn phông, cỡ chữ: nút Font, nút Font Size.
- Chọn kiểu chữ: nhóm nút lệnh 
- Căn chỉnh lề trong ô: nhóm nút lệnh 
- Kẻ đưởng biên: bảng chọn từ nút lệnh Borders
- Chọn màu chữ: nút lệnh Font Color.
- Chọn màu nền: nút lệnh Fill Color. ...
2. Các bước Sao chép định dạng:
- Bước 1: Chọn ô định dạng cần sao chép.
- Bước 2: Nháy chuột vào nút lệnh Format Painter trên thanh công cụ chuẩn.
- Bước 3: Nháy chuột vào ô hay chọn các ô cần sao chép định dạng.
GV hướng dẫn sử dụng nút lệnh Border, Fill Color, Merge and Center trên thanh công cụ định dạng.
GV hướng dẫn sử dụng nút lệnh Format Painter trên thanh công cụ chuẩn.
HS nghe và ghi
HS nghe và ghi
Tiết 2
Hoạt động 6 (40’): THỰC HÀNH
1. Nội dung thực hành:
Thực hiện bài tập 1,4 trang 171,172,173/SGK.
2. Tiến trình thực hiện:
- Khởi động Excel
- Định dạng: kẻ đường biên, tô màu nền, gộp/ tách ô (bằng cách dùng lệnh từ bảng chọn và cách thao tác nhanh từ các nút lệnh trên thanh công cụ.
- Lưu bảng tính và kết thúc Excel. 
3. Đánh giá:
- Về thời gian thực hiện bài.
- Về thao tác: Sử dụng công thức thích hợp và sao chép công thức bằng thao tác điền. Chọn đúng các ô hay khối cần kẻ đường biên, tô màu nền. Gộp các ô thích hợp để căn chỉnh đúng yêu cầu.
Yêu cầu HS cho biết tiến trình thực hành trên máy vi tính
Quan sát HS thực hành.
Có biện pháp uốn nắn những HS yếu kém. 
Đánh giá bài thực hành của HS.
HS thực hành các thao tác trên máy tính theo tiến trình thực hành.
Lưu ý HS cách trình bày bảng tính sao cho cân đối, hài hoà.
Sửa chữa bài thực hành.
HS tự đánh giá bài thực hành về quy trình thực hành, thời gian
Hoạt động 6 (5’): Củng cố, dặn dò
Củng cố lại kiến thức đã học.
Dặn dò HS về nhà thực hành tiếp các bài còn lại.
GV củng cố lại kiến thức đã học.
HS nghe
Duyệt của Lãnh đạo
Duyệt của Tổ trưởng
Người soạn
Nguyễn Văn Long
Ngày soạn: 	10/01/2016
Ngày dạy:	15/02/2016
Bài Lý thuyết - Thực hành
Lý thuyết: 	01 tiết
Thực hành: 	01 tiết
§ BÀI 25: BỐ TRÍ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 	- Hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc phân tích yêu cầu lập trang tính.
Kỹ năng: 	- Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích trước khi lập trang tính.
	- Lập được trang tính dựa trên các kết quả phân tích.
Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tuân thủ theo qui trình, vệ sinh lao động.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy tính, thiết kế bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 (2’): Ổn định lớp
- Điểm danh 
Điểm danh gián tiếp
Lớp trưởng báo cáo (có mặt, vằng)
Hoạt động 2 (20’):
I. GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH YÊU CẦU LẬP TRANG TÍNH
Giai đoạn phân tích yêu cầu lập trang tính là gia đoạn trước khi lập trang tính, ta tự đặt và trả lời các câu hỏi để xác định:
- Mục tiêu lập trang tính.
- Các loại dữ liệu cần nhập và cần tính toán.
- Tính toán bằng công thức nào?
- Trình bày trang tính như thế nào?
Một số câu hỏi gợi ý:
- Mục đích của việc lập trang tính để làm gì?
- Dữ liệu cần tính toán là gì? Liên quan đến dữ liệu nào?
- Tính toán như thế nào: sử dụng công thức, sử dụng hàm gì để tính toán?
- Trình bày trang tính như thế nào để tính toán nhanh và dễ dàng nhập dữ liệu mới, định dạng dữ liệu như thế nào cho phù hợp và rõ ràng (như màu nền, màu chữ)?
GV đưa ra một số câu hỏi để HS tìm hiểu và phân tích.
Phân chia các nhóm thảo luận và trình bày.
GV cho ví dụ cụ thể về bảng tính tiền điện, yêu cầu HS tìm hiểu và thực hiện cho việc trình bày trang tính.
Rút ra kết luận về việc trình bày trang tính và bố trí dữ liệu trên trang tính.
HS thảo luận theo nhóm về việc phân tích và trình bày dữ liệu trên trang tính. Trình bày từng câu hỏi giáo viên đưa ra.
Từ các câu trả lời trên tìm hiểu việc bố trí dữ liệu đối với bảng tính tiền điện.
Hoạt động 3 (23’):
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Bài toán: Kết hợp bài toán 1+2 trang 175, 177/SGK.
Các câu hỏi gợi ý:
a/. Về mục tiêu: Mục tiêu lập trang tính là gì?
Ä Lưu các số liệu và tính được doanh số, tiền hoa hồng, tiền thưởng, tổng doanh thu.
b/. Về dữ liệu: Dữ liệu cần tính toán là gì? Dữ liệu liên quan là gì?
Ä Dữ liệu cần tính toán là: doanh số, tiền hoa hồng, tiền thưởng, tổng doanh thu.
Ä Dữ liệu liên quan là: số lượng bán ra, giá đơn vị, tỷ lệ hoa hồng, định mức thưởng, số điểm thưởng.
c/. Về tính toán: Dùng công thức nào hàm nào để tính toán?
Ä Công thức tính toán gồm:
Doanh số = Tổng số tiền bán ra từng loại PM
Tiền bán từng loại PM = Số lượng bán x Giá đơn vị
Tiền hoa hồng = Doanh số x 5,8%
Điểm thưởng cho từng loại PM = Số lượng bán x Điểm
Tổng điểm thưởng = Tổng điểm thưởng cho ba loại PM
Tiền thưởng = Tổng điểm thưởng x 50
Tổng doanh thu = Tiền hoa hồng + Tiền thưởng.
d/. Về trình bày: Vùng nhập dữ liệu ít thay đổi, vùng nhập dữ liệu thường thay đổi? Vùng dữ liệu hiển thị Kết quả cần tính toán?
Ä Bố trí các bảng trên trang tính như sau:
? GV cho ví dụ về việc trình bày trang tính cho bảng theo dõi doanh thu và hoa hồng, cần tính toán thêm về tiền thưởng và tổng doanh thu.
Hướng dẫn HS về những dữ liệu cố định và những dữ liệu thường xuyên thay đổi.
Các công thức cần dùng để tính toán là gì?
? Các trình bày để tránh những khuyết điểm nhập liệu vào và xuất dữ liệu ra như thế nào.
HS thảo luận theo nhóm cách trình bày trang tính trên máy tính.
Trình bày cách bố trí dữ liệu trên máy tính.
Thiết lập công thức để tính toán trên máy tính.
Sửa chữa những nhực điểm và công thức khi tíanh toán.
Tiết 2
Hoạt động 4 (40’): THỰC HÀNH
1. Nội dung thực hành:
Thực hiện bài tập 1,2 trang 179,180/SGK.
2. Tiến trình thực hiện:
- Phân tích các yêu cầu về mục đích lập trang tích, dữ liệu đã biết, số liệu cần tính, công thức cần sử dụng.
- Xác định cách trình bày dữ liệu: theo cột, theo hàng, số bảng, ...
- Khởi động Excel
- Lập trang tính theo kết quả phân tích.
- Kiểm thử tính đúng đắn của các công thức để có chỉnh sửa nếu cần.
- Lưu bảng tính và kết thúc Excel. 
3. Đánh giá:
- Về thời gian thực hiện bài.
- Về thao tác: Ghi lại được những kết quả phân tích làm cơ sở lếp trang tính. Nhập và trình bày dữ liệu theo các cột, hàng, bảng hợp lý và thuận tiện cho việc điền nhanh dữ liệu. Sử dụng đúng công thức cần thiết.
Yêu cầu HS cho biết tiến trình thực hành trên máy vi tính.
Quan sát HS thực hành.
Có biện pháp uốn nắn những HS yếu kém. Và cho thêm bài thực hành cho HS giỏi thực hành.
Đánh giá bài thực hành của HS.
HS thực hành các thao tác trên máy tính theo tiến trình thực hành.
Lưu ý HS cách trình bày bảng tính sao cho cân đối, hài hoà.
Sửa chữa bài thực hành
HS tự đánh giá bài thực hành về việc tuân thủ quy trình thực hành, thời gian
Hoạt động 5 (5’): Củng cố, dặn dò
Củng cố lại kiến thức đã học.
GV củng cố lại kiến thức đã học.
HS nghe
Duyệt của Lãnh đạo
Duyệt của Tổ trưởng
Người soạn
Nguyễn Văn Long
D. Đánh giá – Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_20.doc