A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: - Hiểu mục đích sử dụng và các nhập một vài hàm lôgic phổ biến.
Kỹ năng: - Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm lôgic.
Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tuân thủ theo qui trình, vệ sinh lao động.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy tính, thiết kế bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học:
Ngày soạn: 10/01/2016 Ngày dạy: 22/02/2016 Bài Lý thuyết - Thực hành Lý thuyết: 01 tiết Thực hành: 03 tiết § BÀI 26: SỬ DỤNG CÁC HÀM LÔGIC A. Mục tiêu bài học: Kiến thức: - Hiểu mục đích sử dụng và các nhập một vài hàm lôgic phổ biến. Kỹ năng: - Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm lôgic. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tuân thủ theo qui trình, vệ sinh lao động. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Máy tính, thiết kế bài học. - HS: Sách giáo khoa. C. Các hoạt động dạy học: Tiết 1: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1 (2’): Ổn định lớp - Điểm danh Điểm danh trực tiếp HS báo cáo. Hoạt động 2 (8’): Kiểm tra bài cũ Gọi một HS lên trả lời và thao tác trên máy. Gọi HS khác bổ sung (nếu cần). Đánh giá, cho điểm HS GV gợi ý HS trả lời các cấu hỏi giai đoạn phân tích yêu cầu lập trang tính Một HS thực hiện. Các HS khác nghe và bổ sung bài cho bạn. Hoạt động 3 (10’): I. VÍ DỤ VỀ TÍNH TOÁN CÓ ĐIỀU KIỆN Kiểm tra sự tồn tại nghiệm của phương trình ax2+bx+c=0. GV đặt ra các yêu cầu về tính toán có điều kiện như tính kết quả thi, tính xếp loại của HS cần phải dùng các hàm logic. GV minh họa chi tiết bằng ví dụ bên. HS tìm hiểu về yêu cầu khi cần dùng hàm có điều kiện. Hoạt động 4 (25’): II. CÁC HÀM LÔGIC THÔNG DỤNG - Khi cần trả về 1 giá trị (kết quả) trong trường hợp n kết quả ta dùng hàm lôgic. - Các phép so sánh: Ký tự Ý nghĩa Ví dụ = Bằng nhau A1=B2 Khác nhau A1B3 > Lớn hơn A1>B4 >= Lớn hơn hoặc bằng A1>=B5 < Nhỏ hơn B4<B2 <= Nhỏ hơn hoặc bằng B5<=B2 1. Hàm IF: + Thực hiện tính toán với hai công thức khác nhau, phụ thuộc vào việc thỏa mãn hay không thỏa mãn một điều kiện nhất định nào đó. + Điều kiện được được phát biểu dưới dạng một phép so sánh có thể nhận một trong hai giá trị: đúng (khi điều kiện được thỏa mãn) hoặc sai (khi điều kiện không thỏa mãn). a/. Công dụng: Hàm if trả về giá trị đúng khi điều kiện đúng, ngược lại trả về giá trị sai. b/. Cú pháp: =IF(Điều kiện,Trị đúng,Trị sai) Trong đó: - Điều kiện là một biểu thức so sánh. - Trị đúng, trị sai có thể là dữ liệu số, dãy ký tự, địa chỉ ô, công thức, Nếu dãy ký tự là một chuỗi (văn bản) phải được nhập vào giữa cặp dấu ngoặc kép. c/. Sử dụng hàm IF đơn: Nếu chỉ có hai điều kiện và cho ra hai kết quả tương ứng, khi đó ta chỉ dùng một hàm IF với cú pháp như nêu trên. Ví dụ 3: d/. Sử dụng hàm IF lồng nhau: Nếu có n điều kiện và cho ra n kết quả tương ứng, khi đó ta phải dùng n-1 hàm IF với cú pháp như sau: =IF(Đk1,Tđ1,IF(Đk2,Tđ2,IF(),Tsn) Ví dụ 4 GV diễn giải. GV diễn giải và minh họa. GV cần lưu ý việc dùng ký tự sai cho các phép so sánh (>) → thủ thuật: viết ký tự theo thứ tự nói! GV lấy ví dụ 3 (Kết quả trúng tuyển) để phát vấn: ? Điểm xét tuyển được như thế nào ? Có mấy điều kiện để tính ĐXT → Tóm tắt ĐK ? ĐK được phát biểu ở dạng phép so sánh gì. ? Lập hàm IF như thế nào (cho thí sinh thứ nhất) ? Sao chép công thức cho các thí sinh theo quy tắc nào (địa chỉ sử dụng trong công thức là loại địa chỉ nào?) GV phân tích ba điều kiện cho ví dụ 4 → hướng dẫn HS lập hàm IF lồng nhau. Gợi ý để HS lập trang tính bằng cách thêm các bảng phụ để tham chiếu các điều kiện tổng quát hơn. HS ghi. HS ghi. HS trả lời: Nếu MƯT là A thì ĐXT = Tổng ĐT + 4 Nếu MƯT là B thì ĐXT = Tổng ĐT + 2 Có 2 đk Nếu A thì bằng TĐT + 4, ngược lại thì TĐT + 2 Phép so sánh bằng (=) =IF(C5="A";(D5+4);(D5+2)) Theo quy tắc 1 (địa chỉ tương đối) HS thực hiện trên máy tính. 2. Hàm SUMIF a/. Công dụng: Hàm Sumif tính tổng các ô thỏa tiêu chuẩn (hay điều kiện). b/. Cú pháp: =SUMIF(Cột_so_sánh,Tiêu_chuẩn,Cột_lấy_tổng) Trong đó: - Cột_so_sánh: là một khối (trên một cột) có các ô chứa dữ liệu “tiêu chuẩn” cần so sánh. - Tiêu_chuẩn: là tiêu chuẩn so sánh. - Cột_lấy_tổng: là khối (trên một cột) có các ô tương ứng cần lấy tổng. Ví dụ 5: GV dùng VD 5 để đặt vấn đề: ? Tính số vé từng loại bán ra tại khối ô O9:O11 → liên quan khối ô J9:J21 (Chứa các loại vé – cột so sánh) và khối ô K9:K21 (Chứa số lượng vé tương ứng bán ra – cột lấy tổng) ? Tương tự cho việc tính Thành tiền tại khối ô P9:P11. GV thực hiện lập công thức tính → phân tích vì sao phải dùng địa chỉ tuyệt đối. HS nghe HS thực hiện lập công thức tính cho các ô còn lại. Tiết 2,3,4 Hoạt động 5 (125’): THỰC HÀNH 1. Nội dung thực hành: Thực hiện bài tập 1,2,3 trang 189,190/SGK. 2. Tiến trình thực hiện: - Khởi động Excel. Mở trang tính mới . - Sử dụng hàm IF, SUMIF và các hàm đã biết để thực hiện tính toán. - Lưu bảng tính và kết thúc Excel. 3. Đánh giá: - Về thời gian thực hiện bài. - Về thao tác: Sử dụng hàm IF, SUMIF đúng cú pháp và chính xác. Sử dụng địa chỉ thích hợp để có thể sao chép công thức. Yêu cầu HS cho biết tiến trình thực hành trên máy vi tính Quan sát HS thực hành. Lưu ý HS cách trình bày bảng tính sao cho cân đối, hài hoà. Có biện pháp uốn nắn những HS yếu kém. Đánh giá bài thực hành của HS. HS thực hành các thao tác trên máy tính theo tiến trình thực hành. HS tự đánh giá bài thực hành về quy trình thực hành, thời gian Hoạt động 6 (10’): Củng cố, dặn dò Củng cố lại kiến thức đã học. Dặn dò HS về nhà thực hành tiếp các bài còn lại. GV củng cố lại kiến thức đã học. HS nghe Duyệt của Lãnh đạo Duyệt của Tổ trưởng Người soạn Nguyễn Văn Long D. Đánh giá – Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: