I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được độ từ thiên là gì? Độ từ khuynh là gì?Bão từ là gì?
- Phân biệt được Từ cực của trái đất, sự khác nhau giữa các từ cực của trái đất và các địa cực.
2. Về kĩ năng:
- Giải thích dược sự định hướng của nam châm trên mặt đất
- giải thích được hiện tượng bão từ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV
- Tranh vẽ phóng to hình 35.1, 35.2 SGK
- Dự kiến nội dung ghi bảng:
Người dạy: Nguyễn Đình Căng GV hướng dẫn: Nguyễn Viết Chính Tiết :54 Ngày soạn: 04/03/2009 TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Phát biểu được độ từ thiên là gì? Độ từ khuynh là gì?Bão từ là gì? - Phân biệt được Từ cực của trái đất, sự khác nhau giữa các từ cực của trái đất và các địa cực. 2. Về kĩ năng: - Giải thích dược sự định hướng của nam châm trên mặt đất - giải thích được hiện tượng bão từ. II. CHUẨN BỊ 1. GV - Tranh vẽ phóng to hình 35.1, 35.2 SGK - Dự kiến nội dung ghi bảng: Bài 35: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT 1. Độ từ thiên. Độ từ khuynh a. Độ từ thiên: Đ/n: Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý gọi là độ từ thiên (hay góc từ thiên), kí hiệu là D Quy ước: D>0 nếu cực bắc kim nam châm lệch sang phía đông và ngược lại. b. Độ từ khuynh Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh (hay góc từ khuynh), kí hiệu là I. Quy ước: I >0: cực bắc của kim nam châm nằm phía dưới mặt phẳng nằm ngang, ngược lại I<0. 2. Các từ cực của Trái Đất - Địa cực Bắc- từ cực Nam - Địa cực Nam- từ cực Bắc 3. Bão từ - Những biến đổi của các yếu tố từ trường trái đất xảy ra hầu như cùng một lúc trên toàn cầu thì gọi là bão từ. - Có hai loại: bão từ mạnh, bão từ yếu. +Bão từ mạnh: +Bão từ yếu: 2. HS: đọc trước bài học ở nhà III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giói thiệu vao bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ: + Giải thích tính từ hóa mạnh ở sắt từ? Gọi HS lên trả lời. - Ta đã biết kim nam châm của la bàn định hướng như thế nào? => Như vậy rõ ràng trên bề mặt trái đất có từ trường. Để tìm hiểu từ trường trái đất như thế nào ta vào bài hôm nay. Trả lời theo câu hỏi của giáo viên - Định hướng bắc nam - Theo dõi giáo viên giải thích. Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ từ thiên, độ từ khuynh Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Thông báo cho HS biết: các đường sức của từ trường Trái Đất nằm trên mặt đất gọi là các kinh tuyến từ - Dán hình vẽ lên bảng, chỉ cho HS thấy định hướng của nam châm. Đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý có trùng nhau không? - Khẳng định phát biểu của HS là đúng. - Chỉ trên hình vẽ: góc này là độ từ thiên. Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa độ từ thiên -Phát biểu lại định nghĩa. Đưa ra quy ước: trường hợp cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông là độ từ thiên dương D>0, ngược lại độ từ thiên âm D<0. - Giới thiệu một số giá trị độ từ thiên ở Việt Nam trong SGK - GV giới thiệu cho HS la bàn từ khuynh, chỉ góc từ khuynh( độ từ khuynh). Yêu cầu HS đưa ra định nghĩa? - Phát biểu định nghĩa: - Đưa ra quy ước: I >0: cực bắc của kim nam châm nằm phía dưới mặt phẳng nằm ngang, ngược lại I<0. - Giới thiệu một số giá trị độ từ khuynh ở Việt Nam - HS chú ý theo dõi, ghi nhận kiến thức. + Không trùng nhau. Vì định hướng nam châm không trùng kinh tuyến địa lí. - HS phát biểu định nghĩa độ từ thiên theo cách hiểu - Ghi định nghĩa vào vở - HS chú ý theo dõi, ghi nhận kiến thức - HS phát biểu định nghĩa độ từ khuynh. - Ghi nhận kiến thức Theo dõi SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu các từ cực của Trái Đất Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Trái Đất là một nam châm khổng lồ có hai từ cực, hai cực địa lý là cực Bắc và cực Nam. - Cực bắc của kim la bàn hướng về phía Bắc cực, cực Nam hướng về phía nam cực. - Vậy: + Đường sức từ của Trái Đất có chiều như thế nào? Tại sao? + Từ cực nằm ở Nam bán cầu gọi là từ cực gì? - GV lưu ý cho HS: Tên gọi từ cực ở bán cầu Bắc là từ cực Bắc, từ cực ở Nam bán cầu là từ cực Nam là tên gọi theo thói quen, (có thể xem cách gọi tên ấy như một quy ước). - Đặt câu hỏi: Các từ cực Trái Đất có trùng với các địa cực của nó không? Vì sao? - Giới thiệu vị trí từ cực trong SGK - GV nói thêm: Kết quả nghiên cứu cho thấy các từ lực của Trái Đất không cố định mà di chuyển, sự di chuyển này diễn ra rất chậm. - HS trả lời: + Chiều Nam- Bắc vì chiều đường sức là chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử + Cực Bắc - HS trả lời: Không, vì các kinh tuyến từ không trùng với các kinh tuyến địa lý Hoạt động 4: Tìm hiểu bão từ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời: + Các yếu tố của từ trường trái đất có biến đổi không ? + Những biến đổi của các yếu tố này cùng một lúc trên quy mô toàn cầu gọi là gì? + Có mấy loại bão từ? - Thông báo cho HS: + Bão từ mạnh: kéo dài hàng chục giờ + Bão từ yếu: thời gian bão rất ngắn, có lúc vài giây. + Bão từ mạnh thường chỉ xuất hiện trong thời gian hoạt động mạnh của Mặt Trời, ảnh hưởng rất đáng kể đến liên lạc vô tuyến trên hành tinh. - HS đọc SGK trả lời: + Các yếu tố này có thay đổi + Gọi là bão từ + Có hai loại: bão từ mạnh và bão từ yếu Hoạt động 5: Cũng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK Về nhà giải các bài tập trong SGK và sách bài tập để chuẩn bị cho tiết Bài tập IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: