Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 20: Bài tập

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 20: Bài tập

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 - Nắm được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.

 - Nắm được các công thức trong các cách ghép nguồn thành bộ.

2.Kỉ năng:

 - Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện,

 - Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.

 - Vận dụng các công thức trong cách ghép nguồn thành bộ nguồn.

3.Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận trong bài tập.

4.Trọng tâm:

 - Đăc điểm của cách ghép các nguồn thành bộ nguồn.

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1518Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 20: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 theo ppct	Ngày soạn:10/10/2009
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
	- Nắm được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.
	- Nắm được các công thức trong các cách ghép nguồn thành bộ.
2.Kỉ năng:
	- Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện,
	- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.
	- Vận dụng các công thức trong cách ghép nguồn thành bộ nguồn.
3.Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận trong bài tập.
4.Trọng tâm:
	- Đăïc điểm của cách ghép các nguồn thành bộ nguồn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
	- Hệ thống bài tập có liên quan.
Học sinh
	- Xem trước các công thức đã học.
	- Giải các bài tập đã cho.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Hệ thống công thức đã học có liên quan.
 - Hiệu điện thế mạch ngoài: 	UAB = – I(r + R)
 - Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín 	I = 
 - Các nguồn ghép nối tiếp	b = 1 + 2 +  + n
 	rb = r1 + r2 +  + rn
 - Các nguồn giống nhau ghép nối tiếp	b = ne ; rb = nr
 - Các nguồn giống nhau ghép song song	b = e ; rb = 
 - Ghép hỗn hợp đối xứng	b = ne ; rb = 
Hoạt động 2 (35 phút) : Bài tập.
1.Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong của nguồn là r, mắc với điện trở ngoài R = r , cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện bằng ba nguồn giống nhưh nguồn E thì cường độ dòng điện trong mạch là:
	a.3I	b.2I	c.1,5I	d.2,5I
2.Một điện trở 15 mắc vào hai cực của nguồn điện có điện trở trong 1 thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 7,5V, công suất của nguồn:
	a.3,75W	b.4W	c.7,75W	d.Một giá trị khác
3.Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
	a.Sử dụng dây dẫn ngắn để mắc mạch điện
	b.Nối hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở nhỏ.
	c.Không mắc cầu chì cho một mạch điện kín
	d.Dùng pin hay acquy để mắc mạch kín
4.Một nguồn điện có điện trở trong là 0,2 được mắc nối tiếp với điện trở 2,4 thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V.Tính suất điện động của mạch
	a.11V	b.12V	c.13V	d.14V
5.Đối với mạch điện kín bao gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài:
	a.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
	b.tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng
	c.giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch giảm.
	d.tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
6.Một mạch điện gồm 6 nguồn giống nhau mắc thành 3 nhóm, mỗi nhóm có hai nguồn mắc song song. Mỗi pin có suất điện động =3V. Suất điện động của bộ nguồn là:
	a.1,5V	b.3V	c.6V	d.18V
7.Một mạch điện gồm 6 nguồn giống nhau mắc thành 3 nhóm, mỗi nhóm có hai nguồn mắc song song. Mỗi pin có điện trở trong r = 1. Điện trở trong của bộ nguồn là:
	a.0,5	b.1	c.1,5	d.6
8. Cho mạch điện như hình vẽ biết , điện trở trong 
r1 = 0,1, r2 = 0,2. Điện trở mạch ngoài R = 4. Tính:
	a.Suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn.
	b.Hiệu điện thế giữa hai điểm A-B.
	c.Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính, chạy qua từng nguồn.
	d.Công suất của bộ nguồn, của mạch ngoài.
	e.Hiệu suất của mạch.
IV.CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: 
	+ Nhận biết được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.
	+ Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện,
	+ Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.
V. DẶN DÒ:
 - Nắm được các công thức cần thiết để giải bài toán.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
* CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.Một mạch điện gồm 6 nguồn giống nhau mắc thành 3 nhóm, mỗi nhóm có hai nguồn mắc song song. Mỗi pin có suất điện động =4V. Suất điện động của bộ nguồn là:
	a.1,5V	b.8V	c.6V	d.18V
Một mạch điện gồm 6 nguồn giống nhau mắc thành 3 nhóm, mỗi nhóm có hai nguồn mắc song song. Mỗi pin có điện trở trong r=0,5. Điện trở trong của bộ nguồn là:
	a.0,5	b.1	c.1,5	d.6

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20 Bài tập.doc