A- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
+ Học sinh biết được khái niệm mô hình dữ liệu
+ Biết các khái niệm khoá , khoá chính và mối liện kết.
2- Kĩ năng:
+ Xác định được khoá chính.
+ Liện hệ với lý thuyết làm quen ở chương 2
3- Thái độ
+ Nghiêm túc- tập trung tốt cho bài học.
B- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
+ Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, thao tác minh họa trên máy chiếu.
C- CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1- Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu Projector, một CSDL QuanliHS để minh họa cách thống kê điểm và báo cáo kết quả học tập.
2- Học sinh: SGK, vở soạn và vở ghi bài.
Tiết thứ 36-37 Ngày soạn:10-1-2009 CHƯƠNG II HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU Bài 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (t1,2) MỤC TIÊU Kiến thức: + Học sinh biết được khái niệm mô hình dữ liệu + Biết các khái niệm khoá , khoá chính và mối liện kết. Kĩ năng: + Xác định được khoá chính. + Liện hệ với lý thuyết làm quen ở chương 2 Thái độ + Nghiêm túc- tập trung tốt cho bài học. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY + Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, thao tác minh họa trên máy chiếu. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu Projector, một CSDL QuanliHS để minh họa cách thống kê điểm và báo cáo kết quả học tập... Học sinh: SGK, vở soạn và vở ghi bài. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số: (1 phút) Lớp 12A 12B1 12B2 12B3 Sĩ số Kiểm tra bài cũ: ( không) Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: (1 phút) Ở chương 2 các em đã làm quen với lý thuyết CSDL, các thao tác với Access Cũng với những kiến thức đó nhưng trong chương này các em sẽ đi sâu nghiên cứu CSDL quan hệ và các thao tác trên CSDL quan hệ. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Theo em để tiến hành xây dựng và khai thác một hệ CSDL thường được tiến hành qua mấy bước? HS: Trả lời câu hỏi: GV: Như trong chương I các em đã được học một CSDL bao gồm những yếu tố nào? GV: Các em đã biết k/n mô hình dữ liệu quan hệ là gì. Vậy chúng ta xét xem mô hình được dùng để làm gì? HS: Trả lời câu hỏi: GV: Như đã biết ở các chương trước, có thể mô tả dữ liệu lưu trữ trong CSDL bằng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của một hệ QTCSDL cụ thể. Tuy nhiên, để mô tả các yêu cầu dữ liệu của một tổ chức sao cho dễ hiểu đối với nhiều người sử dụng khác nhau cần có mô tả ở mức cao hơn (trừu tượng hóa) – mô hình dữ liệu. GV: Theo mức mô tả chi tiết về CSDL, có thể phân chia các mô hình thành 2 loại. Các mô hình lôgic (còn được gọi là mô hình dữ liệu bậc cao) cho mô tả CSDL ở mức khái niệm và mức khung nhìn. Các mô hình vật lí (còn được gọi là các mô hình dữ liệu bậc thấp) cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào. GV: Mô hình quan hệ được E.F.Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây các hệ CSDL theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến. GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về CSDL, khái niệm về hệ QTCSDL? HS: Trả lời câu hỏi: GV: Trong phần này GV nên sử dụng máy chiếu để thể hiện các bảng cũng như các mối quan hệ giữa các bảng trong bài toán quản lý thư viện để từ đó chỉ ra cho HS thấy tại sao chúng ta phải liên kết giữa các bảng và tại sao chúng ta phải tạo các khóa cho các bảng. Như vậy trong các thuộc tính của một bảng, ta quan tâm đến một tập thuộc tính (có thể chỉ gồm một thuộc tính) vừa đủ để phân biệt được các bộ. Vừa đủ ở đây được hiểu không có một tập con nhỏ hơn trong tập thuộc tính đó có tính chất phân biệt được các bộ trong bảng các bộ trong bảng. Trong một bảng, tập thuộc tính được mô tả ở trên được gọi là khóa của một bảng. GV: Khi các em gửi thư , các em phải ghi đầy đủ địa chỉ của người gửi và địa chỉ người nhận, như vậy địa chỉ của người gửi và địa chỉ của người nhận chính là các khóa: Song nếu các em không ghi 1 trong 2 địa chỉ thì điều gì sẽ xảy ra? HS: Có thể không ghi địa chỉ người gửi, nhưng bắt buộc phải ghi địa chỉ người nhận. GV:Vậy địa chỉ người nhận chính là khóa chính. GV: Để đảm bảo sự nhất quán về dữ liệu, tránh trường hợp thông tin về một đối tượng xuất hiện hơn một lần sau những lần cập nhật. Do đó người ta sẽ chọn 1 khóa trong các khóa của bảng làm khóa chính. GV: Mục đích chính của việc xác định khóa là thiết lập sự liênkết giữa các bảng. Điều đó cũng giải thích tại sao ta cần xác định khóa sao cho nó bao gồm càng ít thuộc tính càng tốt. Thông qua các ví dụ có thể diễn giải cách thiết lập sự liên kết giữa các bảng và qua đó giúp học sinh hiểu được thêm về ý nghĩa và phương pháp xác định khóa. Mô hình dữ liệu: Cấu trúc dữ liệu. Các thao tác và các phép toán trên dữ liệu. Các ràng buộc dữ liệu. Khái niệm: Mô hình dữ liệu là một tập các khái niệm, dùng để mô tả CTDL, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL. Mô hình dữ liệu được dùng để làm gì: Mô hình dữ liệu được dùng để thiết kế CSDL. Các loại mô hình dữ liệu Mô hình lôgic. Mô hình vật lí. D.Mô hình dữ liệu quan hệ: Trong mô hình quan hệ: + Về mặt cấu trúc dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng thể hiện thông tin về một loại đối tượng (một chủ thể) bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một đối tượng cụ thể (một cá thể) trong quản lí. + Về mặt thao tác trên dữ liệu: có thể cập nhật dữ liệu như : thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng. + Về mặt ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong một bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc. Chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn; với sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính ở các bảng, mối liên kết giữa các bảng được xác lập. Mối liên kết này thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể được CSDL phản ánh. Cơ sở dữ liệu quan hệ: Khái niệm: CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là CSDL quan hệ. Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ. Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ có những đặc trưng sau: Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng. Mỗi thuộc tính có một tên để phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng. Quan hệ không có thuộc tính là đa trị hay phức hợp. Ví dụ: (các ví dụ trong SGK83 – 84) Khóa và liên kết giữa các bảng: Khóa: Khóa của một bảng là một tập thuộc tính gồm một hay một số thuộc tính của bảng có hai tính chất: Không có 2 bộ khác nhau trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa. Không có tập con thực sự nào của tập thuộc tính này có tính chất trên. Khoá chính: Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính. Khi nhập dữ liệu cho một bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống. Chú ý : Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị của các dữ liệu. Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất. Liên kết: Thực chất sự liên kết giữa các bảng là dựa trên thuộc tính khóa. Chẳng hạn thuộc tính số thẻ là khóa của bảng người mượn xuất hiện lại ở bảng mượn sách đã tạo nên liên kết giữa 2 bảng này. Ví dụ: Củng cố - dặn dò: Quan bài này các em cần nắm: + Mô hình CSDL + Mô hình CSDL dùng làm gì? + Khái niệm khoá, khoá chính. - Về nhà làm bài tập 3.1 đến 3.9 SBT
Tài liệu đính kèm: