Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp - Bài 15: Thao tác với tệp

Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp - Bài 15: Thao tác với tệp

I. MỤC TIÊU

- Biết khái niệm và vai trò của kiểu tệp.

- Biết hai cách phân loại tệp: Theo cách tổ chức dữ liệu và cách truy cập

- Hiểu bản chất của tệp văn bản.

- Biết các bước làm việc với tệp

- Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bảng đen, sgk, .

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Vấn đáp, thuyết trình, .

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp - Bài 15: Thao tác với tệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp
 Bài 15: Thao tác với tệp.
Ngày soạn: 19/12/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Kí duyệt của BGH, TCM.
3
4
5
6
I. Mục tiêu
- Biết khái niệm và vai trò của kiểu tệp.
- Biết hai cách phân loại tệp: Theo cách tổ chức dữ liệu và cách truy cập
- Hiểu bản chất của tệp văn bản.
- Biết các bước làm việc với tệp
- Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn.
II. Phương tiện dạy học
Bảng đen, sgk,.
III. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, thuyết trình,..
IV. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nêu vấn đề: Chúng ta đã học các kiểu dữ liệu như mảng, bản ghi, .các dữ liệu này được lưu trữ trong bộ nhớ Ram, vì vậy khi mất điện dữ liệu cũng mất. Vì vậy người ta đưa ra kiểu dữ liệu tệp, Để giải quyết những bài toán lớn, có yêu cầu lưu trữ để xử lý nhiều lần.
GV: Nêu mục 2:
GV: Giải thích về tệp văn bản
GV: Nêu 2 thao tác cơ bản với tệp.
?Tương tự như kiểu dữ liệu cấu trúc đã học, để xây dựng được kiểu dữ liệu tệp, ngôn ngữ lập trình đưa ra những cách thức gì.
GV: Nêu cách khai báo, và cho ví dụ.
?Yêu cầu HS lấy ví dụ.
GV: Mỗi tệp dữ liệu có một tên tệp. Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu. 
- Do trong lập trình ta không thao tác trực tiếp với tệp trên đĩa mà thông qua biến tệp. 
- GV: Mô phỏng trực quan. 
- Vì vậy ta có thủ tục gán tên tệp cho biến tệp như sau:
GV: Lấy ví dụ:
?HS lấy vd:
?Sau khi gắn tên tệp cho biến tệp, ta thực hiện mở tệp. Ta phải lưu ý điều gì.
GV:- Mở tệp nhằm 2 mục đích là mở tệp để ghi dữ liệu mới vào tệp hoặc mở tệp để đọc dữ liệu đã có trong tệp.
GV: Nêu và lấy ví dụ.
?HS lấy ví dụ
GV: Sau khi mở tệp ra, ta thực hiện đọc/ghi dữ liệu trên tệp.
GV: Nêu và lấy ví dụ.
?HS lấy vd.
?HS lấy vd.
GV: Nêu một số hàm chuẩn trong khi đọc/ ghi tệp.
Hàm eof().
GV: Nêu thao tác cuối cùng đó là thao tác đóng tệp:
GV: tổng quát các thao tác qua mô tả hình 16(sgk);
I. Kiểu dữ liệu tệp
1. Vai trò của kiểu tệp
- Đặc điểm: 
+ Dữ liệu kiểu được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài 
+ Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp là rất lớn.
2. Phân loại tệp và thao tác với tệp.
- Xét theo cách tổ chức dữ liệu:
+ Tệp văn bản.
+ Tệp có cấu trúc.
- Xét theo cách truy cập:
+ Tệp truy cập tuần tự
+ Tệp truy cập trực tiếp.
- Hai thao tác cơ bản: 
+ Đọc/ghi với tệp.
* Cách thức:
- Khai báo biến tệp.
- Mở tệp.
- Đọc/ghi dữ liệu
- Đóng tệp.
II. Thao tác với tệp.
1. Khai báo:
VAR :text;
VD: Var lan: text;
2. Thao tác với tệp.
a. Gắn tên tệp
- Thủ tục:
Assign (,);
VD: Assign(f,’lan.dat’);
b. Mở tệp.
- Chú ý: Trước khi thực hiện mở tệp, biến tệp phải được gắn tên tệp bằng thủ tục assign .
- Mở tệp để ghi dữ liệu bằng thủ tục.
Rewrite();
+Sau khi mở tệp để ghi dữ liệu: Nếu trên tệp chưa có dữ liệu, hoặc nếu trên tệp đã có dữ liệu thì nội dung cũ sẽ bị xoá=> tệp được tạo luôn rỗng để chuẩn bị ghi dữ liệu mới.
VD: rewrite(f);
- Mở tệp để đọc dữ liệu:
Thủ tục: reset();
+ Sau khi mở tệp không bị mất dữ liệu.
VD: reset(f);
c. Đọc/ghi tệp văn bản.
- Sau khi mở tệp đã có sẵn bằng thủ tục reset, ta thực hiện đọc dữ liệu từ tệp vào danh sách biến.
Thủ tục: Readln(, .
Hoặc read(, ).
VD: readln(f, x,y);
- Sau khi mở tệp để ghi dữ liệu, ta thực hiện việc ghi dữ liệu vào tệp.
Thủ tục:Write(, danh sách kết quả>) hoặc writeln(, danh sách kết quả>)
- Chú ý: danh sách kết quả phải được xác định trước.
VD: write(f,’hoa’);
- Một số hàm chuẩn trong khi đọc/ ghi tệp.
+ Hàm eof().
+ Hàm eoln().
d. Đóng tệp.
Close();
* Khi đóng tệp, hệ thống mới thực sự hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp.
V. Củng cố:
- Biết cách khai báo tệp và thao tác với tệp.
- Làm bài tập trang 89.

Tài liệu đính kèm:

  • doctin11 bai 1415.doc