Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 11 - Tiết 14: Kiểm tra

Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 11 - Tiết 14: Kiểm tra

 I. Mục đích:

 1, Ôn tập củng cố kiến thức chươngI, II, III.

 2, Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh.

II. Yêu cầu:

 1, Nắm vững lý tuyết.

 2, Vận dụng giải bài tập.

 

doc 1 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 11 - Tiết 14: Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14:	Kiểm tra
 I. Mục đích:
	1, Ôn tập củng cố kiến thức chươngI, II, III.
	2, Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh.
II. Yêu cầu:
	1, Nắm vững lý tuyết.
	2, Vận dụng giải bài tập.
II. Nội dung:
Bài 1, Hiện tượng mao dẫn là gì ?
Bài 2, Thế nào là độ ẩm tuyệt đối, cực đại và tương đối của không khí ?
Bài 3, Tại sao giữa các thanh ray của đường ray lại có khe hở ?
Bài 4, Nhúng một ống mao dẫn bán kính r = 0,1 mm vào một chậu thuỷ ngân (1 = 0,47N/m; D1 = 13600 kg/ m3). Tínhđộ hạ mực thuỷ ngân trong ống.
Nếu nhúng ống vào trong nước (s2 = 0,075 N/m; D2 = 1000 kg/m3) thì độ cao cột nước dâng lên trong ống gấp bao nhiêu lần độ hạ mực thuỷ ngân trong trường hợp trên ?
IV. Đáp án và thang điểm:
Bài1: (2đ).
	Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng trong các ống có tiết diện nhỏ dâng lên hoặc hạ xuống so với mực chất lỏngtrong bình.
	Độ cao cột chất lỏng dâng lên (hay hạ xuống)trong ống mao dẫn xác định bởi công thức:
	h = 4s/ D.d.g
	s - hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng.
	D - khối lượng riêng của chất lỏng.
	d - đường kính trong ống mao dẫn.
Bài 2: (2đ)
	+ Độ ẩm tuyệt đối làđại lượng a đo bằng hơi nước (tính ra gam) có trong 1 m3 không khí.
	+ Độ ẩm cực đại của không khí ở một nhiệt độ nhất định là đại lượng A đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) cả trong 1 m3 không khí bão hoà ở nhiệt độ đó.
	+ Độ ẩm tương đối f của không khí bằng thương số giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại ứng với cùng nhiệt độ. Độ ẩm tương đối tính ra phần trăm.
f = a/A
Bài 3: (2đ)
	Các thanh ray của đường ray đều có chiều dài thay đổi theo nhiệt độ do đó cần phải để khe hở ở đầu các thanh ray để đủ chỗ cho các thanh giãn nở.
Bài 4: (4đ)
	r = 0,1 mm; s1 = 0,47 N/m ; D1 = 13600 kg/ m3
Độ hạ mực thuỷ ngân trong ống:
	h1 = 69 mm.
Độ cao của nước dâng lên trong ống:
	h2 = 150 mm
	ị h2/h1 = 150/69 = 2,2

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc