I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ.
- Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm 3 thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp; chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Giải thích tại sao lúa nước, các cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á.
- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra nhận xét.
- So sánh qua các biểu đồ.
- Phân tích bảng số liệu thống kê.
3. Thái độ
- Có tinh thần tích cực học tập để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các nước trong khu vực.
- Có ý chí vượt khó đi lên, hợp tác giữa các nước để phát triển kinh tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu
Tuần: 5 Tiết PPCT: Lớp: Người soạn: Nông Đức Thắng Ngày soạn : Ngày giảng : Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2. KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Kiến thức - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm 3 thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp; chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. - Giải thích tại sao lúa nước, các cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á. 2. Kĩ năng - Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra nhận xét. - So sánh qua các biểu đồ. - Phân tích bảng số liệu thống kê. 3. Thái độ - Có tinh thần tích cực học tập để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các nước trong khu vực. - Có ý chí vượt khó đi lên, hợp tác giữa các nước để phát triển kinh tế. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên Thiết bị dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á - Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. Học liệu - SGV, SGK, giáo án Học sinh - Đọc trước bài. - Tìm hiểu hình 11.5 chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á. III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Khởi động a. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số b. Kiểm tra bài cũ - Kể tên thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á c. Vào bài Đông Nam Á thường được biết đến là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế sôi động nhất trên thế giới với phần lớn các nước thành viên là các nền kinh tế đang phát triển. Vậy các nhành kinh tế có sự phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay 2. Hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á - Thời gian dự kiến : 7 phút - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương pháp: Đàm thoai, thuyết trình, giảng giải, NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. CƠ CẤU KINH TẾ - Cơ cấu kinh tế phân thành 2 nhóm nước + Nhóm nước phát triển hơn + Nhóm nước chậm phát triển hơn - Đang có sự chuyển dịch: + Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. + Mức độ chuyển dịch khác nhau giữa các nước. GV: Các em hãy quan sát hình 11.5, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á? - Cơ cấu kinh tế của các nước đang sự chuyển dịch: + Giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và III (Trong nội vùng cũng có sự chuyển dich. Ví dụ: Nông nghiệp giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi. CN giảm tỉ trọng CNKT, tăng tỉ trọng CNCB, Các sản phẩm thì chú trọng đầu tư phát triển những ngành có giá trị kinh tế cao và hàm lượng khoa học cao) + Đặc biệt, VN có sự chuyển dịch rõ rệt đến năm 2014 cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế là: KV I 18,1; KV II 38,5; KV III 43,4 Campuchia xu hướng chuyển dịch còn chậm GV: Giải thích tại sao lại có xu hướng chuyển dịch trên? Và tại sao có sự chuyển dịch không đều giữa các nước? - Do các nước trong khu vực ĐNÁ đang thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước, nhưng trình độ CNH khác nhau giữa các nước. - HS phân tích hình 11.5 - HS vận dụng kiến thức để trả lời * Hoạt động 2. Tìm hiểu ngành công nghiệp - Thời gian dự kiến : 10 phút - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ nhóm - Phương pháp: Đàm thoai, thuyết trình, giảng giải, NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS II. CÔNG NGHIỆP * Chiến lược phát triển - Tăng cường liên doanh với nước ngoài. - Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệ. - Đào tạo kĩ thuật cho người lao động. - Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu - Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất Sản xuất các sản phẩm hướng sang xuất khẩu, tập trung một số mặt hàng chủ đạo 2. Các ngành công nghiệp trọng điểm - CN lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử - Khai thác khoáng sản - CN sản xuất hàng tiêu dùng - CN chế biến LT-TP * Phân bố - Một số nước có công nghiệp phát triển như: Xingapo, Thái Lan, Indo, Malai - Một số nước công nghiệp còn kém phát triển như: Lào, Campuchia, Đông Timo GV: Công nghiệp của khu vực ĐNÁ có trình độ phát triển vào loại thấp so với mức trung bình của thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng rất cao. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho công nghiệp có bước tăng trưởng cao như vậy? - Dựa vào kiến thức trong SGK, hãy nêu cho biết những chiến lược phát triển của công nghiệp khu vực ĐNÁ? Liên hệ VN - Vậy tại sao khu vực ĐNÁ lại chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng này ? - Tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. GV: Với những xu hướng phát triển công nghiệp trên, công nghiệp ĐNÁ đã có những bước tăng trưởng cao, đã đạt được những thành tựu đáng kể, phải kể đến một số nước có quá trình công nghiệp hóa nhanh và thành công trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Indonexia Cơ cấu ngành công nghiệp của ĐNÁ khá đa dạng, tuy nhiên chỉ có một số ngành có nhiều ưu thế phát triển; GV: Hãy kể tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở ĐNÁ? Phát triển ở những quốc gia nào? - Hiện nay ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy do liên doanh với các hãng nổi tiếng của nước ngoài (Nhật, Đức) nên sản phẩm có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực (Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam) - Khai thác dầu khí: Brunay, Indonexia, Việt Nam, Malaixia Indonexia là nước khai thác nhiều nhất, tính chung cả khu vực ĐNÁ, sản xuất hiện nay trên 130 triệu tấn/ năm (chiếm 3% SL TG). - Khai thác than: được khai thác nhiều ở Indonexia, Việt Nam - Khai thác các mỏ kim loại khác như đồng, boxit, chì kẽm - Các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, sản xuất đồ chơi cũng khá phát triển ở nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Việt Nam, Indonexia - Công nghiệp chế biến thực phẩm với nhiều loại sản phẩm gắn liền với nông sản nhiệt đới (ca cao, đường, cà phê) được thế giới ưa chuộng. GV: Vậy tại sao các nước ĐNÁ lại tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp trên? - Dựa vào liên doanh với nước ngoài - Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu cạnh tranh => tăng tích lũy vốn cho quá trình CNH. - Khai thác các thế mạnh vốn có: về tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường => Công nghiệp của ĐNÁ có sự tăng trưởng cao và cơ cấu khá đa dạng. Tuy nhiên, về trình độ và giá trị sản xuất công nghiệp giữa các nước ĐNÁ còn có sự chênh lệch lớn. GV: Nêu tình hình phân bố công nghiệp của các nước Đông Nam Á - HS khai thác kiến thức SGK trả lời - HS vận dụng kiến thức trả lời - HS quan sát SGK trả lời - HS vận dụng kiến thức trả lời - HS khai thác kiến thức SGK trả lời * Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ - Thời gian dự kiến : 10 phút - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương pháp: Đàm thoai, giảng giải, NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS III. DỊCH VỤ - Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế các nước ĐNÁ. - Cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại hóa. - Hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển du lịch GV: Sự đóng góp vào GDP của ĐNÁ từ ngành dịch vụ cao hơn công nghiệp. Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua, đa số các quốc gia ĐNÁ đều dành đầu tư phát triển cho dịch vụ nhiều hơn cho sự phát triển công nghiệp. - Nêu tình hình phát triển ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á. GV: Em hãy kể tên một số địa danh du lịch nổi tiếng của các nước Đông Nam Á và Việt Nam => Các nước ĐNÁ có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên đa dạng phong phú (VD các nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Singapo) - HS khai thác SGK trả lời - HS vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời * Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành nông nghiệp - Thời gian dự kiến : 15 phút - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương pháp: Đàm thoai, nêu vấn đề, giảng giải, NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS IV. NÔNG NGHIỆP - Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghệp nhiệt đới. Trong đó nổi bật lên là: + Trồng lúa nước + Cây công nghiệp, cây ăn quả + Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản 1. Trồng lúa nước - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của ĐNÁ. - Sản lượng lúa tăng liên tục (Từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004). - Phân bố tập trung nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái lan, Việt Nam - Các nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a - Một số nước hình thành thương hiệu gạo quốc gia như Thái Lan, Cam-pu-chia 2. Trồng cây công nghiệp - Sản lượng các cây công nghiệp tăng -Có nhiều cây CN nhiệt đới: + Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. + Cây lấy dầu, lấy sợi được trồng nhiều nơi. - Cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở hầu hết các nước. 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản * Chăn nuôi - Có cơ cấu đa dạng, số lượng khá lớn nhưng chưa trở thành ngành chính. - Phân bố: Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a * Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản - Đây là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển - Sản lượng tăng liên tục Tại sao nói Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới GV: Quan sát SGK và trình bày vai trò, tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng lúa nước GV. Hãy xác định trên bản đồ các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á * Liên hệ: Sản lượng lúa VN 2015 đạt 45 triệu tấn GV: Dựa biểu đồ hình 11.7, nhận xét tình hình phát triển của cao su, cà phê của ĐNÁ so với thế giới? - Các cây công nghiệp và cây ăn quả của các nước Đông Nam Á có sự phân bố như thế nào? GV: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở ĐNÁ? - Do thuận lợi về điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đỏ badan quy mô lớn, nguồn nước dồi dào, lao động đông đảo GV: Nêu tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi? * Liên hệ VN + Đàn trâu: 2,5 triệu con + Đàn bò: 5,3 triệu con + Gia cầm: 340 triệu con GV: Tại sao ngành chăn nuôi chưa là ngành sản xuất chính? - Do cơ sở thức ăn chưa được đảm bảo - Cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi chưa được hiện đại, chăn nuôi theo hình thức cổ truyền còn phổ biến, chăn nuôi công nghiệp chưa được phát triển. - Do ảnh hưởng của tôn giáo: ví dụ: những nước có người theo đạo Hồi thì chăn nuôi lợn không phát triển. GV: Nêu hiện trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy, hải sản * Liên hệ VN - Tổng sản lương 6,5 triệu tấn + Sản lượng khai thác 3,0 triệu tấn + Sản lượng nuôi trồng 3,5 triệu tấn - HS vận dụng kiến thức về tự nhiên để trả lời - HS khai thác SGK trả lời - HS xác định trên bản đồ: Lúa nước được trông ở các vùng ĐB ven sông của Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin. HS quan sát hình 11.7 trả lời: - Sản lượng cao su và cà phê của Đông Nam Á và thế giới đều tăn - Cao su: đều tăng nhanh, nhưng thế giới tăng nhanh hơn. - Cà phê: đều tăng, nhưng thế giới tăng không ổn định và chậm hơn ĐNÁ. - HS quan sát SGK trả lời - HS dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên trả lời - HS quan sát SGK trả lời - HS vận dụng hiểu biết và đặc điểm tự nhiên trả lời - HS quan sát SGK trả lời 3. Luyện tập, củng cố Kể tên một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước Đông Nam Á 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng IV. RÚT KINH NGHIỆM Giáo viên hướng dẫn Người soạn Nông Đức Thắng
Tài liệu đính kèm: