Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 9 Văn học: Thương vợ - Trần Tế Xương

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 9 Văn học: Thương vợ - Trần Tế Xương

Văn Học: THƯƠNG VỢ

 Trần Tế Xương

I.Mục tiêu :

 Giúp HS:

_Cảm nhận được hình ảnh bà Tú:vất vả ,đảm đang,thương yêu và lặng lẽ vì chồng con.

_Thấy được tình cảm yêu thương ,quý trọng của TTXdành cho người vợ ,Qua những lời tự trào thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.

_Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ : từ ngữ giản dị,giàu sức biểu cảm ,vận dụng hình ảnh ,ngôn ngữ văn học dân gian,sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và trào phúng.

II.Phương pháp: đọc sáng tạo ,thảo luận, phát vấn,thuyết giảng.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 9 Văn học: Thương vợ - Trần Tế Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:9,10
Ngày soạn :.
Ngày dạy:
 Văn Học: THƯƠNG VỢ
 Trần Tế Xương
I.Mục tiêu :
 Giúp HS:
_Cảm nhận được hình ảnh bà Tú:vất vả ,đảm đang,thương yêu và lặng lẽ vì chồng con.
_Thấy được tình cảm yêu thương ,quý trọng của TTXdành cho người vợ ,Qua những lời tự trào thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
_Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ : từ ngữ giản dị,giàu sức biểu cảm ,vận dụng hình ảnh ,ngôn ngữ văn học dân gian,sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và trào phúng.
II.Phương pháp: đọc sáng tạo ,thảo luận, phát vấn,thuyết giảng.
III.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : tranh ảnh ,giáo án.
 2.Học sinh : soạn bàiở nhà.
IV. Các hoạt động trên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 a/ Thế nào là thao tác phân tích?Mục đích yêu cầu của thao tác này là gì?
 b/Khi tiến hành thao tác phân tích ta cần phải làm gì?
 2.Giảng bài mới:
 *Lời vào bài: Trong xã hội PK ,thân phận những người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất vả ,khó khăn,thậm chí còn gắn liền với những bi kịch .Sự cảm thông của XH với họ là cần thiết .nhưng cần thiết nhất là tình cảm của chính thành viên trong gia đình với cuộc sống của những người vợ ,người mẹ là động lực để họ vươn lên ,hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.Tú Xương là 1 người chồng đã thấu hiểu những khó khăn vất vả của bà Tú.Bài thơ “Thương Vợ” giúp ta hiểu hơn về tấm lòng của ông với người vợ của mình
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
HĐ1:HDHS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của TTX?
Xác định thể loại và bố cục của tác phẩm?
HĐ2:HDHS tìm hiểu văn bản.
GV HD HS cách đọc văn bản.
Hình ảnh bà Tú được tác giả giới thiệu như thế nào ?
Với bối cảnh trên tác giả đã khắc họa hình ảnh bà Tú như thế nào?
Ngoài bối cảnh buôn bán hình ảnh bà Tú được giới thiệu bằng hình ảnh ,chi tiết nào?
Nhận xét về cách nói của Tú Xương ở câu 2. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ở bà Tú?
Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả ở câu 3,4?
Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ buổi đò đông”?Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Câu thơ nào thể hiện rõ đức tính của bà Tú ?
Nhận xét về nghệ thuật của 2 câu thơ trên?Qua đó cho thấy hình ảnh bà Tú hiện lên với 1 đức tính như thế nào?
Ông Tú xuất hiện như yhế nào trong bài thơ?
Ông hiện lên với 1 thái độ và nhân cách như thế nào?
Câu thơ nào thể hiện rõ nhân cách của Tú Xương?
Lời chửi của Tú xương có ý nghĩa như thế nào?
HĐ3: HDHS khái quát lại baì học.
HĐ1: Đọc ngữ liệu ở SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
Hs suy nghĩ trả lời.
HĐ2: HS đọc văn bản .
Bối cảnh buôn bán :kg :mom sông ;nơi rất nguy hiểm.
Tg :quanh năm suốt tháng
 Vất vả tàn tảo ngược xuôi gian truân.
 “Nuôi đủ 5 con với 1 chổng
 Cách nói khôi hài-tg tạo ra sự cân đối 1 bên 5con -1 chồng :sự đảm đang tháo vác của bà Tú.
Vận dụng ngôn ngữ vhdg ,h/a vhdg “con cò”
Nghệ thuật đảo ngữ. vất vả gian truân trong việc mưu sinh.
Nhiều đò trên sông hoặc nhiều người trên đò.
Sự bươn bả cạnh tranh trong canh chen chúclàm ăn.
Dùng thành ngữ dg “5 nắng 10 mưa” Cam chịu giàu đức tính hi sinh vì chồng vì con.
Hssuy nghĩ trả lời.
2 câu cuối.
Hssuy nghĩ trả lời.
I.Tiểu dẫn:
 1Tác giả:
_TTX(1870 -1907)thừong gọi là Tú xương quê ở phường Vị Hoàng ,TP Nam Định.
_Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng:trào phúng và trữ tình 
_Tú Xương có nhiều bài thơ viết về bà Tú nhưng “Thương vợ”là 1 trong những bài thơ hat và cảm động nhất của nhà thơ.
 2.Tác phẩm:
_Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
_Bố cục :2 phần :
 +Hình ảnh bà Tú:
 +Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ.
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Hình ảnh bà Tú :
_Giới thiệu cảnh mà bà Tú phải buôn bán :có thời gian, địa điểm sự vất vả, tần tảo, tất bật, ngược xuôi ,gian truân của bà Tú.
_ “Năm con với 1 chồng”:cách nói khôi hài ,trào phúng mà qua đó cho thấy bà Tú là 1 người đảm đang ,tháo vát ,chu đáo với chồng con
“Lặn lội thân cò khi quảng vắng ”.Tác giả sử dụng hình ảnh ngôn ngữ của văn học dân gianđể nói lên không gian heo hút rợn ngợp chứa đầy âu lo nguy hiểm .
_Cách sử dụng đảo ngữ kết hợp với từ “thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả đơn chiếc gian truân gợi nỗi đau thân phận.
 _ “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” :cho thấy sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn vật lộn với cuộc sống.
_ “ Một duyên 2 nợ âu đành phận .Năm nắng mười mưa dám quảng công”
 Tác giả dùng thành ngữ dân gian nói lên sự vất vả ,gian truân cho thấy sự cam chịu ,giàu đức tính hi sinh, quên mình chịu thương,chịu khó vì chồng vì con.
 2.Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ :
_Ông Tú không xuất hiện trực tiếp mà khuất ở đằng sau từng câu thơ Đó là tấm lòng xót thương da diết ,yêu thương trân trọng , tri ân.
_Ôn g Tú là người có nhân cách cao đẹp qua lời tự trách tự phán xét ,tự lên án .
 +Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải trả ,tự nhận ra thiếu sót ,khiếm khuyết của mình.
 +Lời chửi :tự chửi mình 
 Ý nghĩa xh ,phê phán thói đời bạc bẻo.
 Từ hoàn cảnh riêng tác giả lên án xã hội chung.
III.Tổng kết :
(Ghi nhớ SGK)
3.Củng cố:
 a/ Đức tính cao đẹp của bà Tú?
 b/ Đặc điểm nghệ tuật của bài thơ?
4.Dặn dò:
 _Học bài ,thuộc thơ.
 _Chuẩn bị bài mới.
V. Phần rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doc9.doc