ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC.
I. MỤC TIÊU.
-Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại mà học sinh được học trong học kì I.
- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
- Bồi dưỡng thái độ trân trọng và gìn giữ các giá trị văn học.
II.PHƯƠNG PHÁP:phát vấn ,thuyết giảng
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :SGV, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ .
Kiể m tra sự chuẩn bị của học sinh.
Tieát: .67- 68. Ngaøy soaïn:. Ngày dạy: ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC. I. MỤC TIÊU. -Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại mà học sinh được học trong học kì I. - Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. - Bồi dưỡng thái độ trân trọng và gìn giữ các giá trị văn học. II.PHƯƠNG PHÁP:phát vấn ,thuyết giảng III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :SGV, SGK. IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1.Kieåm tra baøi cũ . Kiể m tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Giảng bài mới TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 40 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập những vấn đề chung. GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập theo các câu hỏi sau. 1) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa như thế nào? So với thời kì trung đại hoàn cảnh ấy có gì khác biệt? 2) Em hãy chỉ ra các bộ phận và các xu hướng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân của sự phân hóa phức tạp? Thành tựu nổi bật nhất về mặt thể loại của các xu hướng và các bộ phận văn học trên là gì? 3) Chỉ ra một số nguyên nhân thúc đẩy nền văn học giai đoạn này có sự phát triển nhanh chóng? 4) Hai nội dung chính của văn học Việt Nam từ văn học dân gian , văn học trung đại đến văn học hiện đại là gì? Biểu hiện của nó trong các bộ phận văn học trên? Nêu tên các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu thiên về các nội dung kể trên? Hoạt động 1: HS Đã chuẩn bị kĩ ở nhà, lên lớp suy nghĩ và trả lời lần lượt. 1)- Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến, có nền văn hóa phong kiến. Chịu ảnh hưởng chủ yếu của văn hóa phương Đông, nhất là văn hóa Trung Quốc. - Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, có nền văn hóa mới, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. 2) –Hai bộ phận văn học. + Văn học công khai. +Văn học không công khai. - Các xu hướng văn học. +Xu hướng lãng mạn. +Xu hướng hiện thực. - Thể loại. + Xu hướng lãng mạn, thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ. + Xu hướng hiện thực, thể loại chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết. - Bộ phận văn học không công khai, thể loại chủ yếu là thơ ca. 3) Thảo luận phát biểu. - Nguyên nhân khách quan. - Nguyên nhân chủ quan. 4) Suy nghĩ, trả lời. - Nội dung yêu nước. - Nội dung nhân đạo. I. Những vấn đề chung. 1) Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội. - Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến. - Xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc trên mọi mặt sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. - Về văn hóa : Thoát dần sự ảnh hưởng và chi phối của văn hóa phong kiến Trung Hoa, quan hệ, giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. - Từ sự thay đổi hoàn cảnh văn hóa, xã hội đã tác động và thúc đẩy văn học phải diễn ra công cuộc hiện đại hóa. 2) Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng. - Bộ phận văn học công khai đã phân hóa thành nhiều xu hướng, nhưng nổi lên là hai xu hướng. + Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa. + Xu hướng hiện thực chủ nghĩa. * Nguyên nhân của sự phân hóa: Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ. * Thành tựu: Thành tựu nổi bật nhất của xu hướng văn học lãng mạn chủ nghĩa là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Văn học hiện thực là truyện ngắn và tiểu thuyết. - Bộ phận văn học không công khai, thành tựu nổi bật nhất là thơ ca yêu nước, thơ ca tuyên truyền, cổ động cách mạng. 3) Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. * Nguyên nhân chính. - Khách quan: Do sự thôi thúc của thời đại. -Chủ quan: Xuất phát từ tiềm lực chủ quan của nền văn học Việt Nam, lòng yêu nước, yêu tiếng Việt và văn chương tiếng Việt. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút. 4) Hai nội dung cơ bản của văn học Việt Nam là yêu nước và nhân đạo. - Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nhiều tác giả, tác phẩm, mỗi tác giả, tác phẩm là một thế giới riêng biệt nhưng tựu trung vẫn là sự kết tinh trên hai cơ sở, chủ đề lớn, hai nguồn cảm hứng sáng tác lớn như đã diễn ra với văn học trung đại là yêu nước và nhân đạo. 45 Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề cụ thể. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời một số câu hỏi trong mục II SGK. 1) Đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn qua các tác phẩm :Hai đứa trẻ; Chữ người tử tù; Chí Phèo. 2) Nghệ thuật trào phúng qua chương truyện Hạnh phúc của một tang gia. 3) Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng và Nam Cao. GV:Gợi ý học sinh tự ôn tập các câu hỏi còn lại trong SGK. Hoạt động 2:Thảo luận trả lời. HS: Suy nghĩ, trả lời. -Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đặc sắc. - Chữ người tử tù thành công ở tình huống truyện, ở bút pháp xây dựng nhân vật. HS: Thảo luận trả lời. - Tạo dựng tình huống trào phúng độc đáo. - Nghệ thuật tả cảnh, dựng cảnh tài tình. HS: Thảo luận trả lời. II. Các vấn đề cụ thể. 1) Đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn. - Khác với thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, nột khoảnh khắc cuộc sống hay một quãng đời của nhân vật. - Văn học thời kì này đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc ở thể loại truyện ngắn. + Hai đứa trẻ: Là một truyện ngắn trữ tình, cấu tứ như một bài thơ. Truyện không có cốt truyện, giọng văn nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa một tình cảm xót thương da diết đối với những người nghèo khổ sống quẩn quanh nơi phố huyện lụi tàn trong xã hội cũ. +Chữ người tử tù: Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập để đặt tả tính cách, tâm hồn nhân vật. Nhà văn phát huy tối đa sức mạnh của bút pháp lãng mạn với một nghệ thuật văn xuôi điêu luyện. + Chí Phèo: Có lối kết cấu mới mẻ, độc đáo, rất phóng túng nhưng hết sức chặt chẽ, lôgic. Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, bất ngờ.Nghệ thuật trần thuật, phân tích nội tâm tinh tế với nhiều giọng điệu khác nhau. Xây dựng những hình tượng nhân vật điển hình, xứng đáng là một kiệt tác của văn chương Việt Nam hiện đại. 2) Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích. - Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, dùng hình thức giễu, nhại để lật tẩy bản chất giả dối, bịp bợm và lối sống ăn chơi đồi bại của xã hội thượng lưu tư sản thành thị. - Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phát hiện và tạo dựng được tình huống trào phúng độc đáo, nghệ thuật miêu tả đám đông, ngôn ngữ mang giọng điệu mỉa mai, giễu nhại và cách chơi chữ, so sánh độc đáo, bất ngờ, 3) Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng qua đoạn trích Vinh biệt Cửu Trùng Đài. Qua đoạn trích, tác giả đã đặt ra và giải quyết mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao cả với cuộc sống thực tế của nhân dân lao động. Nghệ thuật cao cả trước hết phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dân tộc. III. Kết luận. - Đây là một giai đoạn văn học có vị trí rất quan trọng và to lớn trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. - Sự phong phú và đa dạng về các thể loại văn học, sự mới mẻ về đề tài và nội dung văn học tạo điều kiện cho nền văn học nước ta, giao lưu, hòa điệu cùng nền văn học thế giới. - Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được những đặc điểm và thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Baøi taäp veà nhaø: Chuẩn bị kiểm tra kết thúc học kì I. IV. RUÙT KINH NGHIEÄM.
Tài liệu đính kèm: