Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG
(Hồ Biểu Chánh)
I. Mục tiêu: Giúp HS
-Cảm nhận được tình cảm cha con trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
-Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh.
II.Phương pháp: phát vấn ,thuyết giảng.
III. Phương tiện : SGK, SGV.
IV. Các hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giảng bài mới:
Tiết PPCT: 67,68 Ngày soạn: Ngày dạy: Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh) I. Mục tiêu: Giúp HS -Cảm nhận được tình cảm cha con trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. -Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh. II.Phương pháp: phát vấn ,thuyết giảng. III. Phương tiện : SGK, SGV. IV. Các hoạt động trên lớp: Kiểm tra bài cũ: Giảng bài mới: TG HĐ của GV HĐ của HS Nội dung HĐ 1: HDHS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. Nêu những nét chính về cuộc đời của nhà văn Hồ Biểu Chánh? Đặc điểm chính trong sự nghiệp văn học của ông ? GV tóm tắt lại toàn bộ nội dung tác phẩm cha con nghĩa nặng. HĐ 2: HDHS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thật của tác phẩm. Tình nghĩa cha con trong đoạn trích được thể hiện qua chi tiết nào? Tình cha đối với con được thể hiện như thế nào? Qua đó cho thấy Trần Văn Sửu là người như thế nào? Chi tiết nào cho thấy tình con đối với cha sâu nặng? Qua đó cho thấy Tí là đứa con như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện ,miêu tả nhân vật ,sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích? HĐ 1: HDHS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm HS hoạt động độc lập Đại diện trình bày. HĐ 2: HDHS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thật của tác phẩm. HS trao đổi ở đơn vị bàn. Đại diện trình bày. HS hoạt động độc lập Dựa vào ngữ liệu SGK trình bày. tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam : bình dị đôn hậu ,rất mực thương vợ thương con HS hoạt động độc lập Dựa vào ngữ liệu SGK trình bày. tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam vừa có hiếu vừa nhanh nhẹn có trách nhiệm và tình yêu đối với cha 2 HS trao đổi với nhau Đại diện trình bày các HS khác nhận xét bổ xung. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: -Hồ Biểu Chánh(1885-1958) -Quê :làng Bình Thành -Là người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam . -Am hiểu nhiều về cuộc sống của người dân Nam Bộ. -Ông để lại 64 tiểu thuyết đậm đặc dấu ấn cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ 2. Tác phẩm : - “Cha con nghĩa nặng” là tác phẩm thứ 15 ,xuất bản 1929. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Tình nghĩa cha con: Được thể hiện qua 2 màn kịch diễn tả mâu thuẫn lớn: +Tình cha thương con ><hạnh phúc của con. +Tình con thương cha >< hạnh phúc của chính mình. *Tình cha đối với con : -Được thể hiện bằng những ý nghĩ ,lòi nói hành động cụ thể: tự nguyện chấp nhận chịu khổ thậm chí tìm đến cái chết .Khi gặp lại con ,hiểu rõ lòng con ,thương và hiểu mình . Sửu vẫn một mực đòi đi ,nhận mọi đau khổ về mình để con được trọn vẹn hạnh phúc ,được sống yên ổn lâu dài. -Trần văn Sửu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam : bình dị đôn hậu ,rất mực thương vợ thương con ,sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời thậm chí cả tính mạng để bảo toàn hạnh phúc của con. *Tình con đối với cha : -Tý rất mực thương cha sẵn sàng tạm gác hạnh phúc riêng của mình để giải tỏ nỗi đau của cha : “Chăm sóc an ủi cha”trong cuộc sống đầy khó khăn thử thách ; thể hiện qua hành động ý nghĩ ,lời nói thiết thực mạnh dạng và khá thông minh . -Nhân vật Tý tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam vừa có hiếu vừa nhanh nhẹn có trách nhiệm và tình yêu đối với cha . 2. Nghệ thuật: -Tạo tình huống giàu kịch tính ,gây cấn hấp dẫn . -Ngôn gnữ giản dị ,mộc mạc ,gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân Nam Bộ. -Miêu tả nhân vật với ý nghĩ ,hành động lời nói thể hiện phẩm chất người nông dân Nam Bộ. VI HÀNH Nguyễn Ái Quốc I. Mục tiêu: Giúp HS -Thấy được mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện . -Nghệ thuật trào phúng của tác giả thông qua hình ảnh Vua Khải Định . II. Phương pháp:phát vấn, thuyết giảng. III. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV. IV. Các hoạt động trên lớp: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Giảng bài mới: TG HĐ của GV HĐ của HS Nội dung HĐ 1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫnSGK Dựa vào ngữ liệu SGK trình bày: Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Mục đích sáng tác ? HĐ 2: HDHS tìm hiểu cụ thể tác phẩm Nghệ thuật của truyện thông qua những yếu tố nào? Mâu thuẫn cơ bản trào phúng của truyện là gì? Nhận xét về giọng văn của tác giả? Hình tượng nhân vật Khải Định được tác giả miêu tả như thế nào? HĐ 1: Đọc ngữ liệu SGK HS làm việc độc lập Đại diện trình bày. HĐ 2: HS tìm hiểu tác phẩm. HS làm việc ở đơn vị bàn . Đại diện trình bày. HS làm việc độc lập Nhận xét về : -trang phục. -bộ dạng và cử chỉ -Giá trị của vua Khải Định: I.TÌM HIỂU CHUNG: - Thời điểm sáng tác: Tác phẩm được viết vào 1923. -Mục đích:Lật tẩy âm mưu của bọn cướp nước,Vạch trần bản chất bù nhình của vua Khải Định.Phơi bày bản chất xảo trá bịp bợm của những cái gì gọi là văn minhcủa thực dân Pháp. II.HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 1.Nghệ thuật: -Tình huống truyện độc đáo : đôi trai gái người Pháp nhầm lẫn tác giả là vua Khải Định .Qua đó biến Khải Định thành 1 trò cười để chế nhạo. -Mâu thuẫn trào phúng ngay trong việc vi hành của Khải Định trái với thói thường : vi hành để xem người Pháp có được uống rượu cồn và thuop6c1 phiện như dân Nam không ,hay là ngài chán cảnh xa hoa ,muốn vi hành để ăn chơi bừa bãi -Giọng văn : mỉa mai ,lời văn dí dỏm một lúc hướng vào nhiều đích khác nhau mỗi từ đều mang nhiều nghĩa ,tác phẩm có tính chiến đấu mạnh mẽ. 2.Nhân vật Khải Định: Khải Định hiện lên rất sinh động qua cái nhìn của người Pháp: -Trang phục: lòe loẹt ,lố lăng ,lạ mắt ,.. -Bộ dạng và cử chỉ :mặt bủng như vỏ xchanh ,mũi tẹt ,mắt xếch,nhút nhác lúng túng,không có vẻ đường hoàng của một chính khách ,vẻ uy nghi của một đấng quân vương,.. -Giá trị: rẻ mạc:.. "Không miêu tả trực tiếp tác giả miêu tả một cách gián tiếp vì đây là cơ hội để lắng nghe một cách khách quan sự đánh giá nhìn nhận của người Pháp về vua Khải Định. TINH THẦN THỂ DỤC Nguyễn Công Hoan I. Mục tiêu: Giúp HS -Thấy được mâu thuẫn trào phúng và ý nghĩa phê phán của truyện , -Đặc sắc trong việc xây dựng truyện của Nguyễn Công Hoan. II. Phương pháp:phát vấn, thuyết giảng. III. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV. IV. Các hoạt động trên lớp: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Giảng bài mới: TG HĐ của GV HĐ của HS Nội Dung HĐ 1: HDHS tìm hiểu tác giả và tác phẩm. Nêu những nét chính về tác giả ? Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của tác phẩm? HĐ 1: HDHS tìm hiểu tác phẩm GV cho HS tóm tắt tác phẩm Xác định bố cục của văn bản? Nhận xét về cách xây dựng truyện của tác giả? Mâu thuẫn trào phúng của truyện được thể hiẽn như thế nào trong tác phẩm? GV nhận xét và khái quát lại vấn đề. HĐ 1: Đọc ngữ liệu SGK Dựa vào ngữ liệu SGK trình bày HĐ 1: HS tìm hiểu Tác phẩm Tóm tắt tác phẩm HS làm việc cá nhân 2 HS trao đổi với nhau. Đại diện trình bày. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả (SGK) 2.Tác phẩm (SGK) II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 1.Bố cục và cách dựng truyện : -Mở đầu truyện là một tờ trát của tri huyện Lê Thăng. -Truyện tiếp theo với ba cảnh người dân tìm cách van xin thoái thác việc đi xem đá bóng. -Đoản mở đầu dùng nhiều từ cổ Hán Việt nhằm tạo ra vẻ trang nghiêm lạnh lùng cần có cho một tờ trát đồng thời dự báo những mẫu xung đột mang tính trào phúng và gây nhiều ấn tượng. 2.Mâu thuẫn trào phúng của truyện: -Nhan đề tinh thần thể dục thể hiện tiếng cười châm biếm chứa đựng mâu thuẫn trào phúng. -Đoạn hai,ba ,bốn người kể chuyện hầu như nhường lởi cho các nhân vậtđối đáp ,nhũng người dân đểu tìm đủ lý do để từ chối việc đi xem bóng đá . ]Tác giả vạch rõ tính chất bịp bợm của thực dân khi chúng đề xướng phong trào thể dục thể thao. Củng cố:3p Nắm vững giá trị tư tưởng của từng tác phẩm Dặn dò:2p -Học bài . -Chuẩn bị bài mới.
Tài liệu đính kèm: