Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

HAI ĐỨA TRẺ

 Thạch Lam

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS: - Hiểu được tấm lòng thương cảm sâu xa của Thạch Lam đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi và thái độ nâng niu, trân trọng của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện.

 - Thấy được nét tinh tế của nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng và tạo không khí truyện trong tác phẩm.

II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

 Kết hợp phương pháp phát vấn, diễn giảng, thảo luận.

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, giáo án, bài soạn của HS

 Bảng phụ

IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

 ? Trình bày đặc điểm VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng 8 – 1945.

 ? Giới thiệu những thành tựu nổi bật của VHVN đầu thế kỉ XX đến Cách mạng 8 – 1945.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 37,38,39
Ngày soạn:
Ngày dạy:.
HAI ĐỨA TRẺ
 Thạch Lam
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS: - Hiểu được tấm lòng thương cảm sâu xa của Thạch Lam đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi và thái độ nâng niu, trân trọng của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện.
 - Thấy được nét tinh tế của nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng và tạo không khí truyện trong tác phẩm.
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 Kết hợp phương pháp phát vấn, diễn giảng, thảo luận.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 SGK, giáo án, bài soạn của HS
 Bảng phụ 
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày đặc điểm VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng 8 – 1945.
 ? Giới thiệu những thành tựu nổi bật của VHVN đầu thế kỉ XX đến Cách mạng 8 – 1945.
 Dạy bài mới:
 Giới thiệu: Khi đã chọn nghề văn làm sự nghiệp, mỗi nhà văn đều có phát biểu riêng của mình về quan niệm đối với văn chương. Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, bên cạnh những nhà văn lãng mạn mải mê thả hồn theo ước vọng, thì nhà văn Thạch Lam đã nêu lên nguyện ý cầm bút của mình “Đối với tôi, văn chương không là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới dối trá và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.” 
Nội dung
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:
- Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Sinh tại Hà Nội, tuổi thơ sống ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Là cây bút viết truyện ngắn tài hoa.
- Các thể loại sáng tác: tiểu thuyết, tùy bút, đặc sắc nhất là truyện ngắn. 
* Đặc điểm truyện ngắn:
 -Nghệ thuật
 + Không có cốt truyện
 +Hai yếu tố hiện thực và trữ tình luôn xen kẻ vào nhau .
 +Đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật.với những cảm xúc cảm giác mơ hồ tinh tế.
 + Lời văn bình dị mà gợi cảm
 -Nội dung
 + Cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo ở phố huyện, ngoại ô.
 + Những trí thức bình dân
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK
Tác phẩm: 
Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Bức tranh phố huyện nghèo:
*Không gian : được diễn tả theo sự thu hẹp dần của không gian phố huyện nghèo nàn ,một phiên chợ ,một góc chợ đơn sơ ,một quán hàng lụp xụp,
 -Người thì ít ỏi ,thưa thớt :
 +Vài ngôi nhà ,vài nguòi bán hàng .
 +Mấy đứa trẻ ,mấy người phu gạo hay phu xe .mấy chú lính lệ.
 "Một loạt từ “ vài, mấy” cho thấy được nhịp sống đơn điệu ,buồn tẻ và nhàm chán.
*Thời gian: hoàng hôn đến đêm khuya.
 a.Phố huyện lúc hoàng hôn:
-Âm thanh:
 +Tiếng trống thu không : chất chứa cả nỗi niềm của con người .
 +Tiếng ếch nhái kêu ran ngoià đồng ,tiếng muỗi vo ve : là những âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
-Màu sắc :cuối cùng của một ngày lóe lên “ đỏ rực như lửa cháy” và thay bằng màn đêm dần buôn xuống”.
-Hình ảnh chợ tàn :
 +Cảnh chợ “đã vãn từ lâu”bây giờ vắng tanh , “không một tiếng ồn ào để lại rác rưởi,vỏ bưởi ,vỏ thị,”.
 +Mùi ẩm bốc lên "đó chính là mùi vị của ao đời của kiếp sống quẩn quanh ,lầm than và nghèo khổ.
 b. Phố huyện khi về đêm:
-Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua như gió mát 
-Vũ trụ bao la thăm thẳm hàng ngàng ngôi sao lấp lánh .
*Cảnh phố huyện 
-Bóng tối hoàn toàn chiếm lĩnh : “Con đường thăm thẳm ra sông , con đường qua chợ về nhà ,các ngõ vào làng”.
-Ánh sáng hiếm hoi và đơn độc :
 +Hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”
 + “..Từng hạt sáng lọt qua phên nứa”
 + “Cửa hàng nhà ai khe ánh sáng”.
]Bóng tối tràn lan đậm đặc bao trùm những cuộc đời đơn độc đối lập với ánh sáng lẻ loi đơn độc không đủ sức xua tan bóng tối. 
 2.Những cảnh đời tối tăm và lầm lụi đáng thương nơi phố huyện:
-Những đứa trẻ đi nhặt nhạnh ,tìm kiếm bất cứ cái gì dùng được .
-Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt óc ;chiều nào cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm màchẳng được bao nhiêu”"cuộc sống lay lắt bế tắt .
-Bà cụ thi hơi điên với tiềng cười khanh khách "ám ảnh một cuộc đời tàn tạ bi thương .
-Gia đình Bác Xẩm với tiếng đàn bầu “run bần bật”.
-Bác Siêu bán phở cũng chập chờn một chấm lửa nhỏ trong đêm tối mất đi rồi lại hiện ra .Cuộc đời bác chẳng khác gí cái chấm lửa ấy yếu ớt lẻ loi.
-Hai chị em Liên và An :
 +Tuy còn nhỏ phải lo bán hàng từ sáng đến tối .
 + Cửa hàng nhỏ bán những thứ lặt vặt, rẻ tiền ,ít người mua .
]Nhân vật không nhiều ,ít nói mà hành động thì lặng lẽ như một cái bóng ,cuộc sống của họ đơn điệu ,nhàm chán và buồn tẻ.
 3.Tâm trạng của Liên và hình ảnh chuyến tàu đêm:
- a.Diễn biến tâm trạng của Liên:
-Người chị đảm c9ang thương em .
-Nhạy cảm có đời sống tâm hồn,biết ước mơ và giàu lòng nhân ái.
ÊThạch Lam thể hiện niềm trân trọng ,thương xát đối với những kiếp người nhỏ bé ;Tác giả còn kêu gọi những con người đang buồn chán cố vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.
 b. Chuyến tàu đêm:
-Được miêu tả tỉ mỉtheo trình tự thời gian ,qua tâm trạng mog chờ của chị em Liên và An.
-Là niềm vui duy nhất trong ngày ,là hoạt động cuối cùng của đêm khuya .
-Là hình ảnh của thế giới khác đầy ánh sáng và niềm vui ,hạnh phúc .
-Là hình ảnh gợi nhớ những kỷ niệm xa xăm của chị em Liên.
 4.Giá trị nghệ thuật:
-Nghệ thuật tả cảnh : Tài quan sát và sự tinh tế trong trang văn đầy chất thơ.
-Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật : chan chứa tình yêu thương .
-Giọng văn nhỏ nhẹ tâm tình.
III. Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK)
- Lúc chiều muộn:
+ Tiếng trống thu không
+ Phương tây đỏ rực  sắp tàn
+ Dãy tre làng .. đen lại
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng muỗi vo ve
+ Trời nhá nhem
à thật êm ả thi vị nhưng thấm đượm nỗi buồn
+ Liên lặng yên, lòng buồn man mác
+ Phiên chợ vãn
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh
+ Mẹ con chị Tí dọn hàng nghèo nàn, ế ẩm; buông xuôi, chán nản
+ Cụ Thi hơi điên
à cái nghèo khó, lam lũ, xa sút
 Mọi hình ảnh đều gợi cảm giác buồn bâng khuâng, man mác. Và sự hòa trộn giữa hai loại chi tiết, h/ả êm đếm thi vị và h/ả gợi cái nghèo khó, lam lũ, xa sút à một sự hòa hợp, một nỗi buồn lây vào nhau, nhuốm sang nhau.
- Lúc đêm về: 
+ Có một sự hòa trộn đầy dụng ý về bóng tối và ánh sáng
+ Ánh sáng thì chỉ le lói: “khe sáng; chấm sáng; hột sáng”
+ Bóng đêm vừa mênh mông, hiu quanh, vừa dày đặc: tối hết cả con đường ra sông, con đường vào làng, các ngõ càng thẫm đen hơn nữa”
+ Gánh phở của bác Siêu ế ẩm – món hàng xa xỉ
+ Gia đình bác Xẩm
à Gợi một nỗi buồn đầy cảm thương, một nhận thức – dù còn rất mơ hồ - về những kiếp sống chìm khuất, le lói, những thân phận như bị bỏ quên nơi ga xép phố huyện.
- Lúc đêm khuya: có sự tương phản nổi bật giữa h/ả đoàn tàu và phố huyện
+ Lí do chờ đợi đoàn tàu: để bán hàng, thỏa mãn niềm khao khát, mong mỏi được ngắm đoàn tàu – “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn đến với cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
+ Đoàn tàu: “sự hoạt động náo nhiệt cuối cùng của đêm”, “sáng rực, vui vẻ và huyên náo”, đầy vẻ hấp dẫn, nhưng chỉ thoáng qua trong chốc lát ngắn ngủi.
 Nhà văn quan sát, miêu tả đoàn tàu từ xa đến gần, rồi gần đến xa, bằng nhiều giác quan, với nhiều sắc thái cảm giác, bằng hồi ức, thực tại, trực tiếp, gián tiếp.
+ Phố huyện lại trở về với trạng thái mênh mông, yên lặng và đầy bóng tối, khiến nỗi buồn càng thấm thía hơn trong tâm hồn hai đứa trẻ.
 Ä Tương ứng với mỗi cảnh là một sắc thái cảm xúc, tâm trạng: 
- Buồn man mác, mơ hồ, khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo lúc chiều muộn
- Buồn khắc khoải trong cảnh đợi chờ, mong ước một cái gì tốt đẹp, tươi sáng hơn cuộc sống nghèo khổ thường ngày.
- Buồn thấm thía sâu xa về một cuộc sống quẩn quanh, không thể đổi thay và mọi cái tươi sáng, tốt đẹp chỉ là kì vọng xa xôi.
 Thạch Lam đã quan sát, miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế với biến thái phong phú, tinh vi. Điều đó góp phần làm nổi bật bức tranh đời sống phố huyện nghèo và niềm khoa khát một cuộc sống tươi sáng của hai đứa trẻ.
TỔNG KẾT
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ là bức tranh sinh động về đời sống hiện thực của người dân phố huyện nghèo trước CM 8- 1945: cuộc sống quẩn quanh, bế tắc; niềm mơ ước của họ xa xôi, bị đè nặng bởi bóng tối cuộc đời.
 Câu chuyện về hai đứa trẻ trong khoảng thời gian từ chiều muộn đến đêm khuya đã có sức gợi niềm thương cảm sâu xa. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó cũng là tấm lòng của Thạch Lam dành cho những tâm hồn thơ ngây, những đứa trẻ như Liên và An.
Nghệ thuật: 
 + truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch lam đã khéo chọn những chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm trạng
 + miêu tả diễn biến tâm lí hai đứa trẻ một cách rất tinh tế
 + ngôn ngữ linh hoạt, nhẹ nhàng, đằm thắm.
Cuûng coá: giaù trò nhaân ñaïo trong truyeän ngaén cuûa Thaïch Lam.
Daën doø:
HS hoïc baøi, naém vöõng noäi dung taùc phaåm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc37,38,39.doc