Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 33, 34: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 33, 34: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

I.Mục tiêu:

-Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa VN nửa đầu thế kỷ xx.

-Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ xx đến cách mạng tháng tám năm 1945.

-Rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức đó vào việc học những tác giả ,tác phẩm cụ thể.

II.Phương pháp : thuyết giảng ,phát vấn.

III.Phương tiện:SGK,SGV.

IV.Các hoạt động trên lớp:

 1.Kiểm tra bài cũ :

 a/Những biểu hiện chủ yếu của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam?

 b/Thành tựu chủ yếu của VHTĐ VN là gì?

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1771Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 33, 34: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 33,34
Ngày soạn:
Ngày dạy:.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I.Mục tiêu:
-Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa VN nửa đầu thế kỷ xx.
-Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ xx đến cách mạng tháng tám năm 1945.
-Rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức đó vào việc học những tác giả ,tác phẩm cụ thể.
II.Phương pháp : thuyết giảng ,phát vấn.
III.Phương tiện:SGK,SGV.
IV.Các hoạt động trên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ :
 a/Những biểu hiện chủ yếu của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam?
 b/Thành tựu chủ yếu của VHTĐ VN là gì?
 2.Giảng bài mới:
*Lời vào bài: VHVN là một nền văn hóa thống nhất ,luôn vận động và phát triển theo những quy luật riêng ,đặc thù .Các nhà nghiên cứu VH đã thống nhất trong việc phân kỳ VHVN thành các thời kỳ, giai đoạn khác nhau .Mỗi thời kỳ văn học vận động và phát triển khác nhau ,chịu sự chi phối quy định của hoàn cảnh xã hội lịch sử .Vậy thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ xx đến cách mạng tháng tám năm 1945đã ra đời phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào ?Đặc điểm và những thành tựu của nó ra sao?Tại sao nó được gọi là nền văn học hiện đại ?Bài học hôm nay sẽ giúp ta lý giải điều đó.
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm cơ bản của VH giai đoạn này.
GV phát vấn
VHVN từ đầu thế kỷ đến 1945 có đặc điểm gì cơ bản?Thế nào là hiện đại hóa văn học?
Nền VH đổi mới theo hướng hiện đại hóa nhờ vào những nhân tố nào?
Quá trình hiện đại hóa vh diễn ra mấy giai đoạn ?
Đặc điểm của giai đoạn vh này là gì?
Từ 1920 -1930 nền VH đạt được những thành tựu như thế nào?
I. Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỷ xx đến cách mạng tháng tám năm 1945:
 1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:
*Khái niệm HĐHVH: HĐHVH là quá trình VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VH trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây có khả năng hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.
*Những nhân tố thúc đẩy nền văn học đổi mới theo hướng HĐH:
 -Nhân tố chủ quan :
 +Chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán và Nôm.
 +Sự du nhập của văn hóa phương Tây .
 +Kỷ thuật in hiện đại .
 -Nhân tố khách quan :
 +Xã hội từ phong kiến chuyển sang thực dân nửa phong kiến .
 +Nhiều tầng lớp mới ra đời.
 +Nhiều thành phố CN đô thị được mọc lên.
ðTừ những nhân tố trên đòi hỏi phải đổi mới nền VH cho phù hợp với thời đại.
 Quá trình HĐHVH diễn ra 3 giai đoạn :
*Giai đoạn 1:(từ đầu thế kỷ xxđến khoảng năm 1920)
-Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩ bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc HĐH .
-Văn tự :chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi ,tiêu biểu ;báo chí và các dịch thuật phát triển rầm rộ thúc đẩy sự hình thành của nền văn xuôi quốc ngữ.
-Thành tựu chủ yếu :thơ văn của các chiến sĩ cách mạng .
ðVH ở giai đoạn này nhìn chung vẫn còn gần gũi với VHTĐ.
*Giai đoạn 2: (khoảng 1920-1930 )
Đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhiều thể loại tiêu biểu :truyện ngắn ,thơ ,kịch .Ngoài ra truyện ký của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đấu cao, bút pháp hiện đại điêu luyện.
*Giai đoạn 3: (khoảng 1930-1945 )
-Văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại nhất là tiểu thuyết ,truyện ngắn và thơ.
-Tiểu thuyết và truyện ngắn được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu của nhóm tự lực văn đoàn ;đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới.
-Nhiếu thể loại thơ mới như phê bình văn học ,phóng sự ,tùy bút , kịch nói cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể.
 2.VH hình thành 2 bộ phận phân hóa thành nhiều xu hướng :
 a/ Bộ phận công khai : phân hóa thành 2 xu hướng lãng mạn và hiện thực.
 -VH lãng mạn :khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân qua việc thể hiện cảm xúc diễn tả những khát vọng và ước mơ của con người .
 +Đề tài : tính yêu ,quê hương đất nước thiên nhiên ,quá khứ ,khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại .
 +Nội dung : chủ yếu diễn tả những tình cảm ,cảm xúc mạnh mẽ ,những tương phản gay gắt ,những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người 
 +Tác phẩm tiêu biểu : thơ mới ,tiểu thuyết tự lực văn đoàn .
 -VH hiện thực :phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội đương thời ,phãn ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp lao động đấu tranh chống áp bức giai cấp ;thành tựu của trào lưu văn học hiện thực được kết tinh ở thể loại văn xuôi ,truyện ngắn ,tiểu thuyết ,phóng sự.
 b/ Bộ phận văn học không công khai:
-Lực lượng sáng tác chủ yếu là những chiến sĩ và quần chúng cách mạng .
-Hoàn cảnh sang tác và lưu trữ bí mật hoặc lưu hành nửa hợp pháp .
-Tính chất :
 +Là phương tiện truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng.
 +Là vũ khí sắc bén chống kẻ thù.
-Nội dung :
 +Lên án chủ nghĩa thực dân và phong kiến tay sai.
 +Kêu gọi tinh thần yêu nước .
 +Tuyên truyền lý tưởng lao động tự do và CNXH.
 3.VH phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ

Tài liệu đính kèm:

  • doc33,34.doc