Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 21, 22, 23: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình chiểu

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 21, 22, 23: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

 Nguyễn Đình chiểu

I.Mục tiêu :

Giúp HS

-Nắm được những nét chính về cuộc đời nghị lực nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

-Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kỳ khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.

-Hiểu những nét cơ bản về thể loại văn tế và thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.

II.Phương pháp : Phát vấn ,thuyết giảng , thảo luận .

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 21, 22, 23: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 21,22,23
Ngày soạn :..
Ngày dạy:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
 Nguyễn Đình chiểu
I.Mục tiêu :
Giúp HS
-Nắm được những nét chính về cuộc đời nghị lực nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
-Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kỳ khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
-Hiểu những nét cơ bản về thể loại văn tế và thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.
II.Phương pháp : Phát vấn ,thuyết giảng , thảo luận .
III.Phương tiện :SGK,SGV
IV.Các hoạt động trên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
a/Đọc bài thơ chạy giặc và cho biết chủ đề của tác phẩm?
b/Nhận xét về các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản ?
 2.Giảng bài mới :
*Lời vào bài :Có ý kiến cho rằng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dựng được bức tượng đài bi tráng về chân dung những người nông dân khởi nghĩa trong những năm kháng chiến chống pháp .Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được ý kiến này cũng như thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
TG
HĐ của hs
HĐ của GV
Nội Dung
Hđ 1: HDHS tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.
Nêu những nét chính về cuộc đời của Nguyễn đình Chiểu?
GV :thuyết giảng về con người Nguyễn Đình Chiểu:
+NĐC ,1 con người gặp nhiều bất hạnh.
+Một tấm gương sang về đạo đức và nghị lực.
+1 con người giàu long yêu nước
+1 nhân cách cao cả đáng quý.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
Sự nghiệp thơ văn của NĐC được chia làm mấy giai đoạn?Các tác phẩm chính của từng giai đoạn?
Nội dung chủ yếu trong sang tác của Nguyễn Đình Chiều là gì?
Cho HS thảo luận câu hỏi 2 SGK
GV nhận xét phần thảo luận của Hs
Già trị nghệ thuật trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
GV thuyết giảng thêm về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông.
HĐ 3:HDHS khái quát lại nội dung bài học
 Nhận xét về vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong VHTĐ
 HĐ 4: HDHS tìm hiểu tác phẩm.
 HDHS đọc văn bản
Nội dung của tác phẩm?
GV thuyết giảng về những đặc điểm cơ bản của thể loại văn tế.
Cho HS thảo luận :Phân tích hình ảnh người nông dân –nghĩa sĩ trong tác phẩm?
*Định hướng :
-Hoàn cảnh họ hy sinh và quan niệm sống –chết?
-Cuộc đời ,tình cảm và sự hy sinh của họ?
-Tinh thần quyết tâm chiến đấu?
Nguồn gốc xuất thân của nghĩa sĩ?
Thái độ của họ như thế nào khi có giặc xâm lược?
Những biểu hiện về lòng yêu nước của họ?
Nhận thức của họ như thế nào khi có giặc ngoại xâm?
Ý thức trách nhiệm ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?
Tinh thần quyết tâm chiến đấu của họ được thể hiện qua những chi tiết nào?
Quyết tâm của họ được thể hiện thông qua đâu?
Niềm tiếc thương và sự cảm phục của tác giả đối với người chết được thể hiện như thế nào?
Bên cạnh niềm tiếc thương đối với người chết ,tác giả còn bày tỏ niềm tiếc thương thông qua đâu?
Vì sao tiếng khóc của tác giả bi thương nhưng không hề bi lụy ?
Nhận xét về nghệ thuật của bài văn tế?
HĐ 3:HDHS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
HĐ 1: Đọc phấn tiểu dẫn SGK.
HS suy nghĩ trả lời
2 giai đoạn
HS suy nghĩ trả lời
Chia 4 nhóm thảo luận
HS suy nghĩ trả lời.
HĐ 4:Đọc văn bản 
Hình ảnh của người nông dân đồng thời là tình cảm của tác giả đối với họ.
Chia 4 nhóm thảo luận .Đại diện nhóm trình bày.
Những người nông dân nghèo khổ gắn bó với cuộc sống gắn bó với quê hương .Họ không biết gì về chiến tranh .
 HS suy nghĩ trả lời.
Trách nhiệm phải đứng lên chống kẻ thù.
Tự nguyện tham gia vào nghĩa quân với khí thế hào hùng .
Chiến đấu với khí thế hào hùng quyết tâm cao độ mặc dù điều kiện thô sơ ,khó khăn nhưng họ chiến đấu rất gan dạ coi thường cái chết 
Các động từ mạnh .
Họ hy sinh khi sự nghiệp chưa thành →Nỗi đau trong lòng người và cỏ cây sông núi.
Thông cảm về nỗi mất mác của người còn sống.
Tác giả còn thương cho vận mệnh đất nước.
Tiếng khóc cổ vũ tinh thần chiến đấu ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng nông dân.
Ngôn ngữ có sức biểu cảm ,sử dụng nhiều điển tích điển cố ,ngôn ngữ giản dị chất phác hình ảnh sinh động .
Giọng văn bi tráng thống thiết.
HĐ 5: HS tự rút ra kết luận dựa vào phần ghi nhớ SGK.
A.PHẦN I.: TÁC GIẢ.
 I.Cuộc đời:
-Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)người đời gọi ông là Đồ Chiểu,quê mẹ ở Gia Định ,quê cha ở Huế.
-Xuất thân trong một gia đình nhà nho.thi đỗ tú tài năm 21 tuổi.
-1846 ra Huế học chuẩn bị thi thì hay tin mẹ mất .Trên đường về chịu tang mẹ do đau buồn thương tiếc ông bị đau mắt và mù .Sau đó trở về Gia Địnhmở trường dạy học và bốc thuốc cho nhận dân.
-Khi giặc Pháp vào Gia Định ông cùng với lãnh tụ bày mưu tính kế chống giặc .
-Thời gian sau ông trở về Bến Tre giữ trọn tấm long chung thủy của mình đối với nước với dân.
II. Sự nghiệp thơ văn :
 1.Những tác phẩm chính:
 (Xem SGK)
 2.Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:
- Đề cao lý tưởng đạo đức và nhân nghĩa.
-Thể hiện long yêu nước thương dân.
 +Ghi lại chân thật 1 thời đau thương của dân tộc .
 + Khích lệ lòng căm thù và ý chí cứu nước ,biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ.
 +Tố cáo tội ác thực dân Pháp và phê phán triều đình phong kiến.
3.Nghệ thuật thơ văn:
 -Mang bút pháp trữ tình đạo lý.
 -Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái Nam Bộ.
III.Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK.
B. PHẦN II: tác phẩm văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.
 I. Tiểu dẫn:
 1.Hoàn cảnh ra đời:SGK
 2. Thể loại: 
_Văn tế : kể lại công đức của người chết và bày tỏ nỗi đau thương của người sống đối với người chết.
_Hình thức : có nhiều thể loại.
_Bố cục: 4 phần: lung khởi ,thích thực ,ai vãn,kết.
_Âm hưởng :bi thương .
_Giọng điệu:lâm li thống thiết thường dung trong tang lễ.
II.Đọc –hiểu văn bản:
 1.Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân:
 a/Hoàn cảnh hy sinh và quan niệm về lẽ sống chết:
_Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược,phong trào đánh Pháp sôi nổi trong toàn thể nhân dân.
_Họ có một quan niệm đẹp đẽ về lẽ sống chết ,đó là chết vinh còn hơn sống nhục,chết vì nước thì coi như ngủ.
 b/Cuộc đời tình cảm và sự chiến đấu hy sinh của nghĩa binh.
_Thành phần xuất thân: từ nông dân nghèo khổ lam lũ vất vả ,gắn bó với cuộc sống quê hương yêu quê hương ,yêu làng xóm .
_Họ không biết gì về chiến tranh và xa lạ với binh đao.
_Khi thực dân Pháp xâm lược .
 +Họ yêu nước thiết tha căm thù giặc sâu sắc.
 +Lo sợ cho vận mệnh dân tộc .
 +Trông chờ người đủ đức ,tài để lãnh đạo nhân dân cứu nước và muốn tự tay giết chết kẻ thù.
 +Nhận thức :tổ quốc đã bị cướp mất chủ quyền,xác định được trách nhiệm phải đứng lên chống giặc.
 +Hành động tự nguyện tham gia nghĩa quân và chiến đấu với khí thế hào hùng.
 c/Tinh thần quyết tâm chiến đấu :
_Họ đã chiến đấu với khí thế hào hùng ,tinh thần quyết tâm cao độ ,dũng cảm gan dạ .
_Điều kiện chiến đấu hết sức khó khăn thô sơ .
 +Chưa được tạp rèn võ nghệ ,chưa được học binh thư.
 +Trang bị vũ khí hết sức thô sơ,ngọn tầm vong ,dao phay ,rơm con cúi .
 +Chiến đâu rất gan dạ ,coi thường cái chết thể hiện qua động từ mạnh : đạp lướt ,xô ,xông
FNguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi bản chất cao quí tiềm ẩn đằng sau manh áo vải ,sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là long yêu nước và ý chí quyết tâm baỏ vệ đất nước.
Niềm tiếc thương và sự cảm phục của tác giả:
_Tác giả cảm thương cho họ phải hy sinh khi sự nghiệp chưa thành vì thế cái chết của họ để lại nỗi đau trong long người và cỏ cây song núi.
_Cảm phục về những người dân thường dám đứng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước làm rạng ngời chân lí :chết vinh còn hơn sống nhục.
_Xót xa thương cảm cho những nỗi mất mát không gì bù đắp được của những người vợ người mẹ .
_Tác giả thương cho quê hương Nam Bộ còn sống trong khổ đau dưới gót giày quân xâm lược .
]Tiếng khóc của tác giả đau thương nhưng không hề bi lụy bởi nó có tác dụng cổ vũ tinh thần chiến đấu ,ca ngợi hết mực vẻ đẹp người anh hùng nông dân.
 3.Nghệ thuật : 
 -Ngôn ngữ có sức biểu cảm cao ,sử dụng điển tích điển cố đa phần dể hiểu.
 -Ngôn ngữ có tính chất dân dã .
 -Giọng văn: bi tráng , thống thiết thay đổi theo cảm xúc .
 -Hình ảnh rất sinh động
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK 
56
Củng cố:
Vì sao nói Nguyễn Đình Chiểu đã thành công trong việc dựng nên bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân trong tác phẩm?
Dặn dò:
-Học bài,thuộc văn bản.
-Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doc21,22,23.doc