I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt.
1. Biết được Khái niệm, cách phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
2. Biết được một số khái niệm cơ bản, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
1. Về kiến thức
- Hiểu được Khái niệm, cách phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Trình bày được Khái niệm, cách phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Trình bày được một số khái niệm cơ bản, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được động cơ đốt trong.
3. Về phẩm chất
- Từ bài học học sinh hiểu thêm về các động cơ đốt trong.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường: sử dụng động cơ đốt trong đúng cách tránh xả quá nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
GV: - Kế hoạch bài dạy, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 4 kì trên mạng, hình vẽ SGK xác định được vị trí điểm chết, thể tích và áp suất trong xilanh; hiện tượng diễn ra, trạng thái các xupap ở mỗi kì trong chu trình làm việc cuả động cơ.
- Máy chiếu hoặc tivi dạy học.
- Padlet lớp học giáo viên đã tạo:
Ngày soạn: 03/01/2022 Lớp Ngày dạy Kiểm diện 11A / /202... 11B / /202... 11A / /202... 11B / /202... 11A / /202... 11B / /202... 11A / /202... 11B / /202... CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Tiết 22, 23, 24, 25 - Bài 20, 21 CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Mức độ cần đạt. Biết được Khái niệm, cách phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong. Biết được một số khái niệm cơ bản, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. 1. Về kiến thức - Hiểu được Khái niệm, cách phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong. - Hiểu được một số khái niệm cơ bản, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực Công nghệ - Trình bày được Khái niệm, cách phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong. - Trình bày được một số khái niệm cơ bản, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. 2.2. Năng lực chung - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được động cơ đốt trong. 3. Về phẩm chất - Từ bài học học sinh hiểu thêm về các động cơ đốt trong. - HS có ý thức bảo vệ môi trường: sử dụng động cơ đốt trong đúng cách tránh xả quá nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU GV: - Kế hoạch bài dạy, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 4 kì trên mạng, hình vẽ SGK xác định được vị trí điểm chết, thể tích và áp suất trong xilanh; hiện tượng diễn ra, trạng thái các xupap ở mỗi kì trong chu trình làm việc cuả động cơ. - Máy chiếu hoặc tivi dạy học. - Padlet lớp học giáo viên đã tạo: + Mã quét QR: + Hoặc link gv chia sẻ vào nhóm lớp: https://padlet.com/hoangmaigiang2212/uqbnxmubxp70ovmb HS: - Theo hướng dẫn về nhà của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu 1.1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, tạo tâm thế học tập cho học sinh trước khi vào bài học; học sinh hiểu được nội dung bài học. 1.2. Nội dung: Giáo viên trình chiếu kết quả làm bài tập vận dụng của HS vào tiết học trước: Tuyên dương bạn Chi được 3 sao (tương đương với được tặng 1 sao trong sổ điểm của GV) Khích lệ các em HS khác hoàn thành bài vận dụng. * Giáo viên đặt câu hỏi, đưa ra lời giới thiệu dẫn dắt vào bài học: ? Các em có biết ô tô, xe máy, có cấu tạo như thế nào không? ? Ô tô, xe máy,.. hoạt động như thế nào? Nhờ bộ phận nào mà chúng có thể chuyển động được? 1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh (học sinh trả lời theo hiểu biết của mình) Từ những câu hỏi, lời dẫn dắt vào bài của giáo viên; học sinh hiểu nội dung của bài học và có hứng thú học bài. 1.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên đặt câu hỏi như phần nội dung. - Cho học sinh thảo luận cặp đôi, giáo viên quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày câu trả lời vào vở hoặc nháp. - Tình huống đặt ra: Có thể có 1 số học sinh trả lời không biết, giáo viên sẽ trình chiếu 1 đoạn video về sự phát triển của động cơ đốt trong (từ chiếc động cơ đốt trong đầu tiên cải tiến thành động cơ xăng, động cơ điezen như ngày nay). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV: (Gợi ý trả lời) + Ô tô, xe máy,... có cấu tạo gồm các pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh để đốt cháy nhiên liệu làm động cơ hoạt động. + Tất cả các máy trên hoạt động nhờ 2 cơ cấu: trục khuỷu thanh truyền và phân phối khí. Bốn hệ thống: bôi trơn, làm mát, cung cấp nhiên liệu và không khí, khởi động để hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm. * GV dẫn dắt vào bài: Ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa, đều hoạt động dựa trên một nguyên lý đó là sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng, cụ thể là nhờ sự tăng áp suất của khí trong pittông của động cơ để sinh ra nhiệt đốt cháy nhiên liệu bên trong xilanh giúp động cơ hoạt động được (quá trình cháy chỉ diễn ra bên trong động cơ). 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm, phân loại động cơ đốt trong. 2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu khái niệm, phân loại động cơ đốt trong. 2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 2.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Cô chia 2 bàn thành 1 nhóm, các nhóm sẽ có 3p chuẩn bị để lên báo cáo nội dung đã được giao chuẩn bị ở nhà. - Sau 3p cô sẽ gọi một nhóm ngẫu nhiên lên báo cáo một trong 2 nhiệm vụ trên. Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo. - Nhiệm vụ: nêu khái niệm và phân loại động cơ đốt trong. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu, thảo luận chuẩn bị báo cáo. Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập - HS trình bày báo cáo. - Các học sinh khác phản biện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV đánh giá buổi học, nhận xét các bài báo cáo. - GV chốt lại kiến thức mục I (tiết 1 của chủ đề). - Tổng NL do động cơ đốt trong tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NL cả TG dùngà ĐCĐT có vai trò quan trọng trong SX và đời sống. (GV bổ sung thêm kiến thức cho hs: Động cơ hơi nước không phải là ĐCĐT- dùng t0 đun sôi nước trong nồiàhơi nướcàcơ năng do xilanh công tác, 2 bộ phận này không đặt trong một buồng) - ĐCĐT gồm: động cơ Pit tông, động cơ tua bin khí(tuabin cánh quạt – trực trăng+ tuabin phản lực- máy bay), động cơ phản lực. Ta chỉ xét động cơ đốt trong kiểu Pitông. * Giáo dục bảo vệ môi trường: ĐCĐT cung cấp nguồn năng lực vô cùng lớn nhưng chúng cũng sản sinh ra lượng khí thải vô cùng nhiều. Do đó, đòi hỏi con người không ngừng cải tiến theo hướng thân thiện môi trường và thu hồi phá hủy những động cơ quá hạn sử dụng. I- Khái niệm, phân loại động cơ đốt trong 1. Khái niệm: - Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến nhiệt năng thành công cơ học, quá trình diễn ra ngay trong xilanh (buồng đốt) của động cơ. 2. Phân loại: + Phân loại theo nhiên liệu: - Động cơ xăng - Động cơ Điezen - Động cơ Gas + Phân loại theo số hành trình Pittông gồm: 2 kì , 4 kì 3. Hoạt động 3. Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản 3.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào điểm chết của pittông, hành trình của pittông, thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác, tỉ số nén, chu trình làm việc của động cơ và hiểu thế nào là kì. 3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 3.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Mỗi hs nghiên cứu sách giáo khoa và quan sát hình vẽ cho trên bản powerpoint trong 4p sau đó kết hợp bạn bên cạnh giải quyết nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ: - Xác định vi trí và đặc điểm của điểm chết, hành trình pittông, thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác? - Nêu khái niệm tỷ số nén? So sánh tỉ số nén của động cơ xăng và động cơ điegen? - Nêu và phân biệt chu trình và kì, hành trình? - Dự kiến câu hỏi cần giải đáp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu, thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập - HS trả lời các câu hỏi - Hỏi các vấn đề thắc mắc (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét, thể chế hóa kiến thức C1 RB3 Câu hỏi dự kiến (sẽ cho học sinh làm trên phần mềm trong phần vận dụng của tiết học): ?. Không gian bên trong xilanh được giới hạn bởi chi tiết nào?(xilanh, đỉnh pittông, nắp máy)à Thể tích toàn phần. ? Khi động cơ làm việc trong xi lanh xảy ra mấy quá trình? Là các quá trình nào? Các quá trình này có khác nhau trên động cơ 2 kì và 4 kì không? ? Trong 1 chu trình động cơ 4 kì có mấy hành trình của Pitông? (hành trình chỉ khoảng chạy của pittông giữa 2 điểm; kì là chỉ diễn biến quá trình làm việc của động cơ trong 1 hành trình ) I- Một số khái niệm cơ bản 1. Điểm chết của pittông + Là vị trí mà tại đó pittông đổi chiều chuyển động. + Điểm chết dưới: Là điểm chết mà tại đó pittông ở gần tâm trục khuỷu nhất + Điểm chết trên: Là điểm chết mà tại đó pittông ở xa tâm trục khuỷu nhất 2. Hành trình Pitông(S) + Là quãng đường Pitông dịch chuyển được giữa hai điểm chết + Pitông đi được 1 hành trình => trục khuỷu quay nửa vòng = 1800 => nếu gọi R là bán kính quay trục khuỷu thì: S=2R 3. Thể tích toàn phần: (Vtp ) - Là thể tích xi lanh khi pittông ở điểm chết dưới Vtp = Vbc+ Vct (cm3, lít) 4. Thể tích buồng cháy: (Vbc ) - Là thể tích xi lanh khi Pitông ở ĐCT (cm3, lít) 5. Thể tích công tác (Vct) - Là thể tích Xilanh giới hạn bởi 2 điểm chết, (cm3, lít) Vct = Vtp – Vbc Vct = πD2S4 . Vbc 6. Tỉ số nén: + Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy + Động cơ Điezen có tỉ số nén lớn hơn động cơ xăng 7. Chu trình làm việc của động cơ - Là tổng hợp 4 quá trình : Nạp, Nén, Cháy, Thải, tính từ khi bắt đầu nạp cho đến khi kết thúc quá trình thải 8. Kì + Là một phần của chu trình, diễn ra trong thời gian 1 hành trình của Pitông + Động cơ 2 kì trong 1 chu trình có 2 hành trình Pitông, 4 kì có 4 hành trình Pitông 4. Hoạt động 4. Tìm hiểu Nguyên lí làm việc động cơ điêzen 4 kì 4.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Nguyên lí làm việc động cơ điêzen 4 kì 4.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 4.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Cô chia 2 bàn thành một nhóm các nhóm theo dõi video mô tả nguyên lí hoạt động của động cơ Điêzen 4 kì. Rồi thảo luận trong 3 phút hoàn thành nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ: Nêu rõ các nội dung (vị trí điểm chết, thể tích và áp suất trong xilanh; hiện tượng diễn ra, trạng thái xupap) trong mỗi kì của động cơ điegen 4 kì? - Dự kiến câu hỏi cần giải đáp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu, thảo luận các câu hỏi được giao. Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập - HS: báo cáo, hỏi (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Hệ thống hóa kiến thức. - Lưu ý, kì 3: cháy - dãn nở còn được gọi là kì sinh công. Câu hỏi dự kiến: (sẽ cho học sinh làm trên phần mềm trong phần vận dụng của tiết học): ? Chuyển động của pittông trong mỗi kì do đối tượng nào dẫn động? ? Trạng thái 2 xupap trong kỳ nạp? (?) Áp suất nhiên liệu phun vào xilanh cao hay thấp? tại sao? (Nhiên liệu phun vào xilanh phải có áp suất cao vì lúc này không khí đang bị nén tạo áp suất cao để đảm bảo cho quá trình phun tơi, hòa trộn tốt và quá trình cháy diễn ra hoàn hảo thì nhiên liệu phun vào phải có p cao). GV: (?) Để nạp được nhiều hơn và thải sạch khí cháy trong xilanh ra ngoài các xupap được bố trí như thế nào? (Bố trí xupap mở sớm, đóng muộn) ? Làm thế nào để quá trình cháy diễn ra tốt hơn? ( vòi phun cũng được bố trí phun ở cuối kì nén. Đây còn được gọi là quá trình cháy sớm, mục đích để nhiên liệu cháy sạch hơn và cũng vì thế giúp tăng công suất, đạt hiệu suất gần tối đa) II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì 1. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kì. a. Kì 1: Nạp - Pittông đi từ ĐCT- ĐCD do trục khuỷu dẫn động. - Xupap nạp mở, xupap thải đóng. - Pxilanh giảm, Vxilanh tăng. - Không khí được nạp vào xilanh qua cửa nạp. b) Kì 2: Nén - Pittông đi từ ĐCD- ĐCT do trục khuỷu dẫn động. - 2 xupap đều đóng. - Pxilanh tăng, Vxilanh giảm. - Không khí bị nén trong xilanh, cuối kì nén vòi phun phun 1 lượng nhiên liệu p cao vào buồng cháy. c) Kì 3: Cháy - dãn nở - Pittông đi từ ĐCT- ĐCD - 2 xupap đều đóng. - Pkhí cháy cao, Vkhí cháy tăng. - Khí cháy tạo áp suất cao đẩy pittông đi xuống, thông qua thanh truyền làm trục khuỷu quay. d) Kì 4. Thải - Pittông đi từ ĐCD- ĐCT do trục khuỷu dẫn động. - Xupap nạp đóng, xupap thải mở. - Pkhí cao, Vkhí giảm. - Pittông đi lên đẩy khí cháy trong xilanh ra ngoài. 5. Hoạt động 5. Tìm hiểu Nguyên lí làm việc động cơ xăng 4 kì 5.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Nguyên lí làm việc động cơ xăng 4 kì 5.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 5.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 5.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Chiếu video nguyên lí làm việc động cơ Xăng 4 kì. Căn cứ video và nội dung 1, Các em vẫn hoạt động theo nhóm, yêu cầu hs hoàn thành nhiệm vụ sau: Nội dung nghiên cứu Trả lời + Chuyển động của pittông do cái gì dẫn động. + Trạng thái 2 xupap + P, Vkhí trong xilanh. + Hiện tượng gì diễn ra. - Dự kiến câu hỏi cần giải đáp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nghiên cứu và thảo luận tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập - HS trình bày báo cáo. - Các học sinh khác đặt câu hỏi (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV chốt kiến thức, đánh giá buổi học. * Tích hợp giáo dục môi trường: Khi động cơ đốt trong hoạt động sẽ thải ra một lượng khí thải lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sốngà tăng cường trồng cây xanh, bảo dưỡng động cơ đúng định kì, thu hồi những xe đã quá hạn sử dụng. Câu hỏi dự kiến: (sẽ cho học sinh làm trên phần mềm trong phần vận dụng của tiết học): (?) Cấu tạo động cơ xăng 4 kì và Điêzen 4 kì có tượng tự nhau không? (?) Nêu điểm giống về nguyên lí của 2 loại động cơ? (?) Hãy chỉ rõ điểm khác biệt về nguyên lí giữa 2 loại động cơ xăng và Điêzen? 2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì - Tương tự động cơ Điêzen. - Khác: + Ở kì nạp: nạp hòa khí (xăng + không khí) vào xilanh. + Cuối kì nén: bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí. 6. Hoạt động 6. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì 6.1. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì. 6.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 6.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 6.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Nghiên cứu hình vẽ mô tả cấu tạo động cơ 2 kì hãy nêu rõ điểm giống khác của động cơ 2 kì so với động cơ 4 kì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu phần GV đã giao Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập - HS trả lời các câu hỏi sau khi nghiên cứu, thảo luận. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Thể chế hóa kiến thức. - Yêu cầu học sinh đưa ra câu hỏi cần giải đáp về nội dung 1(nếu có) II. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì 1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì. - Tương tự động cơ 4 kì - Khác: + 3 cửa: nạp, thải, quét. + Không dùng xupap, pittông làm nhiệm vụ đóng mở các cửa. 7. Hoạt động 7. Tìm hiểu đặc điểm nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì 7.1. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì. 7.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 7.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 7.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm các nhóm theo dõi video mô tả nguyên lí hoạt động của động cơ Điêzen 2 kì. Rồi thảo luận trong 3 phút hoàn thành nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ: Nêu rõ nội dung trong mỗi giai đoạn (vị trí điểm chết, hiện tượng diễn ra, trạng thái các cửa) ở trong mỗi kì của động cơ điegen 2 kì? ? Nêu sự khác biệt của động cơ xăng 2 kì và đieegen 2 kì? - Dự kiến câu hỏi cần giải đáp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu câu trả lời, chuẩn bị câu hỏi thắc mắc nếu có. Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập - HS trình bày kết quả đã thảo luận. - Đặt câu hỏi thắc mắc để giáo viên giải đáp (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV chốt lại kiến thức, đánh giá buổi học. - GV: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. * Tích hợp giáo dục môi trường: Khi động cơ đốt hoạt động thải ra một lượng khí thải lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, hơn nữa động cơ 2 kì còn thải ra lượng khí thải không được đốt cháy hoàn toàn nên tốn nhiên liệuà tăng cường trồng cây xanh, bảo dưỡng động cơ đúng định kì, hạn chế sử dụng động cơ 2 kì. GV: Lưu ý: quá trình diễn ra ở cuối kì 1 sẽ là đầu kì 2 và cuối kì 2 cũng sẽ bắt đầu kì 1. + Quá trình nạp hòa khí vào cacte. + Quá trình nạp ở động cơ 2 kì là quá trình hòa khí qua cửa quét đi vào xilanh. 2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì. a) Kì 1: Pittông đi từ ĐCT-ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình: - Chãy - dãn nở: + Pittông từ ĐCT đến khi bắt đầu mở cửa thải. + Cửa thải, quét: đóng hoàn toán, cửa nạp đóng dần. + Khi cháy có Pcao dãn nở, đẩy pittông đi xuống đến trục khuỷu quay. - Thải tự do: + Pittông mở cửa thải, bắt đầu mở cửa quét. + Cửa thải mở, cửa nạp, quét đóng. + Khí cháy có Pcao được thải tự do ra ngoài. - Quét thải khí: + Pittông mở cửa quét đến khi pittông ở ĐCD + Cửa quét và thải mở, cửa nạp đóng. + Hòa khí có Pcao từ cacte đến đường thông 8, đến cửa quét 9, đến quét khí cháy trong xilanh ra ngoài. b) Kì 2. Pittông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD- ĐCT - Quét - thải khí: + Pittông đi từ ĐCD đến khi đóng kín cửa quét. + Cửa thải, quét mở, cửa nạp đóng. + Hòa khí trong cacte có Pcao qua (8) →(9) → tiếp tục vào xilanh đẩy khí cháy trong xilanh ra ngoài. - Lọt khí: + Pittông đóng kín cửa quét đến khi đóng kín cửa thải. + cửa quét, nạp đều đóng; cửa thải mở. + Một phần hòa khí trong xilanh bị lọt ra ngoài. - Nén và cháy: + Pittông đóng kín cửa thải đến khi pittong ở ĐCT + Cửa thải, quét: đóng, cửa nạp mở. + Hòa khí bị nén trong xilanh. Cuối GĐ nén, bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí. 3. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì. - Tương tự động cơ xăng 2 kì. - Khác: + Khí nạp vào là khí thải + Cuối kì nén: vòi phung phun nhiên liệu với Pcao vào xilanh, P, tcao, hòa khí tự bốc cháy. 8. Hoạt động 8. Luyện tập 8.1. Mục tiêu: Học sinh áp dụng kiến thức vừa học để thực hiện bài tập được giao 8.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập. GV: Nếu động cơ đốt trong làm việc xả khí thải mầu đen mùi nhiên liệu thì nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào? 8.3. Sản phẩm: Bài làm của học sinh (do cháy không hoàn hảo vì thừa nhiên liệu và thiếu ô xyà kiểm tra: bộ phận lọc, dẫn khí vào, hệ thống phun nhiên liệu (vòi phun, P phun, thời điểm phun, thời gian phun), bơm cao áp, xilanh, xéc măng ) 8.4. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình. 9. Hoạt động 9. Vận dụng 9.1. Mục tiêu: làm bài tập trên trang padlet của lớp. 9.2. Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh HS truy cập theo mã quét QR hoặc đường link giáo viên gửi ở phần đầu bài và làm phần vận dụng. Gv sẽ chọn ra ba học sinh làm bài nhanh nhất để tuyên dương và tặng sao vào đầu tiết học sau. 9.3. Sản phẩm: Kiến thức học sinh lĩnh hội được. 9.4. Tổ chức thực hiện: a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đăng nhập vào theo đường link hoặc mã QR giáo viên cấp. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm trên lớp. c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV chụp lại kết quả làm bài của HS, tuyên dương và tặng sao 3 em hoàn thành nhanh nhất. d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau).
Tài liệu đính kèm: