Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 10 - GV: Nguyễn Thị Quỳnh My

Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 10 - GV: Nguyễn Thị Quỳnh My

Chủ đề 1:

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI.

(4 tiết)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Nắm vững những yêu cầu sử dụng tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.

- Nhận diện được những lỗi trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi.

- Nâng cao tình cảm yêu mến tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiéng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGV, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát và nâng cao 10.

 

doc 54 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2607Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 10 - GV: Nguyễn Thị Quỳnh My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1:
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI.
(4 tiết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp HS:
- Nắm vững những yêu cầu sử dụng tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
- Nhận diện được những lỗi trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi.
- Nâng cao tình cảm yêu mến tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiéâng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGV, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát và nâng cao 10.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới: 
 Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng người Việt. Việc sử dụng đúng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt là một việc không giản đơn, vì thế, trong các tiết học này, các em sẽ học cách nhận biết các lỗi thường hay mắc phải và cách sửa chữa chúng. Qua đó, chúng ta sẽ sử dụng đúng và phát huy hết tiềm năng tiếng mẹ đẻ giàu và đẹp này.
BÀI GIẢNG
Tiết 1: 
KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV giới thiệu cho HS những lỗi thường gặp và khái quát những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. 
-đẹp đẽ # đẹp đẻ, giặt quần áo # giặc quần áo, rửa xe # rữa xe, mù mịt # mù mựt, ngành nghề # nghành nghề,
-pê-đan, ghi-đông
-bàng quan/bàng quang, chinh phu/chinh phụ
-ngoan cố, ngoan cườngàgần âm, gần nghĩa cơ bản nhưng khác sắc thái biểu cảm.
-“Vì lợi ích trồng cây trồng người”.
- Tôi cảm ơn các bạn # Tôi tự hào các bạn. àsai về đặc điểm cấu tạo, cần có hư từ về khi tự hào kết hợp với các bạn.
- GV cho các ví dụ cụ thể, HS phân tích.
- Anh giúp tôi việc này với! à ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, hợp về phong cách.
- Đề nghị ban lãnh đạo giải quyết cho tôi việc này với! àkhông thể dùng với văn bản hành chính.
- “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới)
à nhịp 2/2/4/4 ngắn, dài; thanh bằng + trắc: làng, nước, tranh, chínà ngợi ca sức mạnh, phẩm chất cây tre và con người VN.
- “Ngày ngày mặt trờirất đỏ” (Viễn Phương): nhân hoá, ẩn dụ.
- “Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị” (Anh Đức).
à từ cảm thán biết bao nhiêu, ẩn dụ quả ngọt, trái sai, từ tượng thanh oa oa, màu sắc thắm hồng à tính hình tượng+biểu cảm
I. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ theo các chuẩn mực tiếng Việt
1. Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết
- Nguyên nhân mắc lỗi: ảnh hưởng của tiếng địa phương, giọng điệu cá nhân, bệnh của cơ quan phát âm
-Khi nói: phát âm phải tuân theo hệ thống phát âm chuẩn của tiếng Việt. Chuẩn phát âm liên quan đến tất cả các thành phần của âm tiết tiếng Việt: phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
- Khi viết: theo phát âm chuẩn tiếng Việt, viết theo những qui định hiện hành của chữ quốc ngữ, qui tắc viết hoa, viết tiếng nước ngoài
2. Chuẩn mực về dùng từ
- Dùng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ (chú ý các từ gần âm mà nghĩa khác nhau)
- Dùng đúng ý nghĩa của từ, cả ý nghĩa cơ bản và sắc thái biểu cảm.
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ (thể hiện ở sự kết hợp các từ với những từ đi trước và sau để tạo thành cụm từ và câu).
3. Chuẩn mực về đặt câu
- Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt 
- Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa.
4. Chuẩn mực về cấu tạo văn bản
- Trong văn bản, các câu cần có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản được tổ chức theo một kết cấu mạch lạc. 
- Những văn bản có độ dài lớn cần được phân chai, sắp xếp thành các phần, các chương, các mục để thể hiện được tính sáng rõ về tư tưởng tình cảm định truyền đạt và phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ chung của văn bản.
5. Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ
Chuẩn mực phong cách chi phối các phương diện dùng từ, đặt câu, tổ chức văn bản và chữ viết, kí hiệu trong văn bản. Chuẩn mực phong cách yêu cầu các phương diện trên phải phù hợp với từng phong cách chức năng.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
1. Đối với ngữ âm và chữ viết
- Những biện pháp sử dụng âm thanh, vần, nhịp điệu, có thể tạo nên những âm hưởng thích hợp, nâng cao hiệu quả biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
- Việc viết hoa, dùng chữ in, dùng dấu câu theo mục đích tu từ đều tạo nên những sắc thái biểu cảm tế nhị, có ấn tượng sâu sắc
2. Đối với từ ngữ
Các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói quá,) được sử dụng để tăng cường hiệu quả biểu đạt. Mỗi biện pháp cũng có những chuẩn mực sử dụng và đòi hỏi việc sử dụng phải phù hợp với nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện và PCNN chung của VB.
3. Đối với câu
Các phép tu từ (phép đảo, phép đối, phép điệp, phép song hành cú pháp, phép liệt kê,) tuy không phải là thành phần quan trọng về kết cấu ngữ pháp của câu, nhưng có giá trị rất lớn để tạo tính hình tượng và tính biểu cảm cho câu.
4. Đối với toàn văn bản
Để nâng cao hiệu quả biểu đạt của toàn VB, có thể dùng các biện pháp nghệ thuật như: thay đổi kết cấu của VB, pjối hợp các phương thức biểu đạt khác nhau, dùng những cách trình bày gây ấn tượng mạnh đến quá trình lĩnh hội VB.
III. Củng cố
* DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Nắm những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa.
- Tiết sau: Những loại lỗi thường mắc khi sử dụng tiếng Việt.
****************************************************************************
Tiết 2:
 NHỮNG LOẠI LỖI THƯỜNG MẮC KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV cho dẫn chứng cụ thể, hướng dẫn HS sửa chữa các lỗi.
1. Lỗi về phát âm và chữ viết
- Lỗi do nói, viết theo sự phát âm của phương ngữ hoặc cá nhân.
* Một số loại lỗi
+ lồng làn, chăng chối, dội dàng
+ uống riệu, yêu tiên, tùi tàn, xiên tạc
+ bác ngác, nhăng nhó, ngây ngấc, lần lược,
+ rộng rải, trống trãi, bình tỉnh,
+ ngắc ngải, chếnh cháng,
- Lỗi do viết không đúng những qui định về chữ viết hiện hành.
+ nghành nghề, ôm gì, thi sỹ, hoa quình,
+ Quảng ninh, quận cầu Giấy, bà Thu yến,
+ thủ đô Pa Ri, nước Bờ Ra Din, câylômét,
2. Lỗi về từ
* Một số loại lỗi
+ Trình độ tư di của nó còn yếu lắm. à dùng sai hình thức âm thanh của từ.
+ Trong vấn đề này có nhiều phương tiện khác nhau. à dùng sai nghĩa của từ
+ Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh toán được.
+ Thế là nó ám hiệu cho tôi biết.
+ Nghe tiếng gõ cửa, lão thân chinh ra đón.
3. Lỗi về câu
* Một số loại lỗi
+ Qua tác phẩm đã cho ta thấy tinh thần anh dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ.
à - giữ qua, bỏ đã cho, thêm dấu phẩy.
 - bỏ qua.
+ Ngôi nhà này tôi đã ra đời và sống qua những ngày thơ ấu.
à - Trong 
 - Tại
+ Trong xã hội phong kiến thối nát trước đây, cái xã hội làm cho con người chỉ biết tuân theo những lễ giáo hủ lậu.
àTrong hủ lậu, con người không thể sống tự chủ.
+ Trong tác phẩm Nguyễn Du đã lên án xã hội phong kiến thối nát vì lúc bấy giờ Nguyễn Du cũng xuất thân ở một xã hội phong kiến suy tàn.
àTrong tác phẩm, thối nát vì vốn xuất thân từ một gia đình quan lại, ông thấu hiểu mọi biểu hiện suy tàn của chế độ ấy.
* DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Chú ý những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa.
- Tiết sau: Thực hành sửa lỗi.
****************************************************************************
Tiết 3:
THỰC HÀNH SỬA LỖI
BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV cung cấp cho HS bài tập thực hành sửa lỗi.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, trình bày cách sửa phù hợp nhất.
Câu hỏi và bài tập
I. Về chữ viết:	
1. Phân tích và chữa các lỗi chính tả
a. Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ ngữ viết đúng, chữa lại từ viết sai:
1. khuếch trương 1. bạc mạng 
2. nguắt nguéo 2. lãn mạng
3. luạng chuạng 3. tàng ác
4. ngoằn ngoèo 4. lục lội
5. tranh dành 5. hoành hành
6. dọng điệu 6. đường hoàng
7. dao dịch 7. nhã nhặng
8. dận hờn 8. phú quới
9. giao dịch 9. kiêng quyếc
10. nguyếch ngoác 10. đả đời
11. cũng cố 11. nhân nghỉa
12. vẫn vơ 12. chặt chẽ
13. sĩ nhục 13. bẫn thĩu
14. vửng vàng 14. liêm sỉ
b. Phân tích và chữa những lỗi chính tả trong các câu sau:
- Cụ già bé loắc choắc, noạng choạng đi vào ngôi nhà chanh, ngồi suống cái trõng che, vớ lấy trai nước ở trên lền đất nổ chổ, uống ừn ực, rồi đắp triếu dên ừ ừ.
- Bác Tám đến chụ xở uỷ ban, chịnh chọng chình bày í kiến của mình nhằm thuyết phục chị em phụ lữ tham gia phong chào kế hoạch hoá da đình.
2. Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ viết đúng, chữa lại từ viết sai:
1. Nguyễn Tri Phương 1. Nhật bản
2. Trần hoàng 2. In Đô Nê Xi A
3. Thị nở 3. Tôn Trung Sơn
4. nguyễn văn bé 4. Bin Clin-tơn
5. Sông Đồng nai 5. vải 100% cô-tông
6. Bà Đoàn thị Điểm 6. Ma-lay-xi-a
7. Thị Xã hội an 7. kờ-lô-mét
8. tản đà 8. Internet
9. Napôlêông bônapac 9. hi-đrô
10. An Giê Ri 10. Pờ-rô-tê-in
II. Về từ 
1. Phân tích và chữa các lỗi về hình thức cấu tạo từ:
a. Chúng em đã quyên góp được nhiều tiền và vật dụng để ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt.
b. Các em học sinh ở đây thường được thưởng thức những vai điệu tuyệt vời của đoàn văn công.
c. Nếu không đoàn kết thì làm sao chống lại được những tên vũ trang bằng vô ngàn vũ khí?
* DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Chú ý những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa 
- Tiết sau: Thực hành sửa lỗi.
Tiết 4 :
THỰC HÀNH SỬA LỖI (tiếp theo)
BÀI GIẢNG
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
- GV cung cấp cho HS bài tập thực hành sửa lỗi.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, trình bày cách  ...  Luyện tập
1. Ghi lại những thu hoạch sâu sắc nhất của anh (chị) về một cuốn sách tâm đắc nhất.
2. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau của Gớt: “Cái gì chúng ta có thể coi là của riêng chúng ta được, ngoài năng lượng, sức lực và ý chí. Nếu như tôi có thể nói ra nổi, tôi đã lấy được những gì và như thế nào ở các vị tiền bối và những người đương thời thì còn lại của tôi còn chút ít thôi”
***************************************************************************
Tiết 27+28 
LUYỆN TẬP VỀ:
LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu rõ các khái niệm liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của chúng trong hoạt động sáng tác cũng như làm văn.
- Biết vận dụng các năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào việc học tập môn Ngữ văn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với 
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS tự củng cố kiến thức, lấy ví dụ 
- GV khái quát, nhấn mạnh
- HS thực hành bài tập
- GV sửa chữa, nhận xét
- GV có thể cho HS thảo luận, trình bày theo hình thức thuyết trình.
1. Liên tưởng
- Liên tưởng là năng lực tâm lí giúp con người chuyển động và chuyển hóa nhận thức từ một sự việc, một hiện tượng, một sự hiểu biết này sang một sự việc, một hiện tượng hay một hiểu biết khác:
+ Liên tưởng giống nhau
+ Liên tưởng khác nhau
- Liên tưởng là một hiện tượng tâm lí luôn diễn ra trong mỗi con người làm cuộc sống luôn rộng mở, phong phú.
* Ví dụ: bão à mất mát; người lái đò trên sông Đà à liên tưởng nhiều điều (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
2. Tưởng tượng
- Tưởng tượng là năng lực tâm lí giúp con người có thể hình dung được một hình ảnh, một sự vật, một câu chuyện hay một công việc khi nó chưa có thực trong đời sống hoặc đã có nhưng chưa thấy trực tiếp:
+ Nhờ tưởng tượng, nhà văn có thể hình dung ra nhiều điều.
+ Nhờ tưởng tượng, người đọc tái hiện được thế giới nghệ thuật.
+ Tưởng tượng giúp phát minh nhiều điều thú vị.
+ Tưởng tượng giúp sắp xếp, hình dung công việc sắp làm.
+ Không tưởng tượng cuộc sống nghèo nàn.
+ Tưởng tượng giúp học sinh tiếp nhận được văn chương dễ dàng.
* Luyện tập
1. Liên tưởng và tưởng tượng có giống nhau không ? Cho ví dụ?
2. Theo anh (chị) tác giả dân gian và người đọc chúng ta vận dụng liên tưởng và tưởng tượng như thế nào qua đoạn trích sau đây:
Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gì anh hóa ra cơi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng
* HS thực hành thêm về quan sát và thể nghiệm đời sống
***************************************************************************
Tiết 29+30
LUYỆN TẬP VỀ:
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong giao tiếp cũng như trong sáng tác văn học và làm văn.
- Biết lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với 
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS thảo luận và tự củng cố kiến thức.
- GV nhấn mạnh những điểm quan trọng.
- HS thảo luận nhóm, thực hành bài tập.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV cho HS thảo luận, trình bày theo hình thức thuyết trình.
1. Đọc một tác phẩm hay, chúng ta thấy tác giả đều chọn được những sự việc và chi tiết tiêu biểu để làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của mình.
* Ví dụ: 
- Đọc nhiều tình tiết cảm động trong Lão Hạc, Vợ chồng A Phủ, thơ Tố Hữu
+ “Không có chi tiết tác phẩm không sống được”.
+ “Một chi tiết tốt còn gợi lên cho người đọc biểu tượng trực giác và đúng đắn về toàn cục hoặc về một con người với tâm tình của anh ta hoặc về một sự kiện, hoặc hơn thế nữa, về cả một thời đại” (Pau-tốp-xki – Bông hồng vàng)
- Đọc văn không thể bỏ qua các chi tiết, sự việc tiêu biểu, nhất là trong các tác phẩm tự sự – đó là những điểm sáng thẩm mĩ à người đọc sẽ tiếp nhận tác phẩm chính xác và sâu sắc.
2. Trong giao tiếp cũng cần biết chọn lựa chi tiết, sự việc để biểu hiện ý tưởng rành mạch, hấp dẫn.
3. Học sinh khi làm văn – văn tự sự cũng cần chọn chi tiết, sự việc tiêu biểuà bài văn hấp dẫn và thuyết phục.
* Luyện tập
1. Liệt kê và phân tích một vài sự việc, chi tiết tiêu biểu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. 
2. Theo anh (chị) những sự việc và chi tiết nào là tiêu biểu trong hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và Ra-ma-ya-na.
3. Thử nêu vài sự việc, chi tiết tiêu biểu cho phác thảo về một câu chuyện mà anh (chị) định viết.
* HoÏc sinh thực hành thêm về Đọc và tích lũy kiến thức.
***************************************************************************
Chủ đề 8
LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT VÀ XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
(4 tiết)
Tiết 31+32 
LUYỆN TẬP VỀ NHẬN BIẾT VÀ XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM
CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu tính chất và yêu cầu của luận điểm, luận cứ và luận chứng trong bài văn nghị luận.
- Biết cách nêu luận điểm, luận cứ, luận chứng trên cơ sở tài liệu được cung cấp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với 
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS thảo luận, tự củng cố kiến thức
- GV khái quát, nhấn mạnh ý cơ bản
- HS thảo luận nhóm, thực hành
- GV định hướng, nhận xét, sửa chữa
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề nghị luận trong bài văn được thể hiện dưới dạng khẳng định.
2. Yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận
- Đúng đắn.
- Sáng rõ.
- Tập trung.
- Mới mẻ.
- Có tính định hướng.
3. Muốn xác định luận điểm theo yêu cầu, ta phải làm gì?
Luôn học tập, suy nghĩ, tìm tòi, liên hệ, đọc sách báo, phát huy sự liên tưởng, thể nghiệm của bản thân và đời sống, trau dồi kĩ năng xác lập luận điểm.
II. Luyện tập
1. Cho những câu danh ngôn, xác định những luận điểm khác nhau nhưng phù hợp:
a) Nguời sống không lí tưởng như con ngựa không cương, như tinh cầu không ánh sáng.
b) Đọc sách là cách học tốt nhất, theo dõi những tư tưởng vĩ đại của vĩ nhân là cách học thú vị nhất.
c) Đọc cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh.
d) Thói quen xấu giống như một người bạn qua đường, sau đó trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành một ông chủ nhà khó tính.
2. Từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi, nêu vài luận điểm về cách nhận thức sự vật và tiếp thu ý kiến người khác
Có thể:
- Nhận thức toàn diện sự vật là khó bới nhận thức mỗi người có giới hạn.
- Ở đời, phải biết lắng nghe, học hỏi ý kiến của người khác để làm giàu cho nhận thức của chính mình.
- Hãy nhìn thẳng vào sự hạn chế của mình mới đi đến nhận thức sự vật một cách toàn diện.
***************************************************************************
Tiết 33+34
LUYỆN TẬP VỀ NHẬN BIẾT VÀ XÂY DỰNG
LUẬN CỨ, LUẬN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS thảo luận, tự củng cố kiến thức
- GV khái quát, nhấn mạnh ý cơ bản
- HS thảo luận, thực hành bài tập
- GV định hướng, nhận xét, sửa chữa
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là luận cứ, luận chứng trong bài văn nghi luận?
- Luận cứ trong bài văn nghị luận chính là những những lí lẽ,những ý phục vụ, bổ sung, triển khai chi tiết hơn cho ý chính (luận đề, luận điểm)
- Luận chứng trong bài văn nghi luận là những dẫn chúng xác thực, khoa học, khách quan chứng minh và làm rõ luận cứ, luận điểm, luận đề.
2. Yêu cầu của luận cứ, luận chứng
- Đúng đắn
- Sáng rõ
- Có tính định hướng
- Bám sát luận điểm.
3. Muốn xác định luận cứ, luận chứng ta phải làm gì?
- Căn cứ vào luận điểm để tìm kiếm, triển khai luận cứ, luận chứng phù hợp.
- Học tâp, tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua học hỏi sách báo, trải nghiệm bản thân sẽ xây dựng được những luận cứ chính xác, khoa học,
II. Luyện tập
1. Hãy giải thích mối quan hệ giữa nhân nghĩa và hòa bình. Từ đó lấy dẫn chứng lịch sử và văn học để chứng minh hòa bình và nhân nghĩa là lí tưởng chiến đấu của Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.
* Dạng đề bài có sẵn luận điểm:
1. Giải thích mối quan hệ giữa nhân nghĩa và hòa bình
a) Thương người như thương mình là nhân. Quên mình để giúp người là nghĩa.
b) Đánh giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống thái bình, độc lập và tự do cho trăm họ là đại nhân, đại nghĩa.
2. Chứng minh: hòa bình và nhân nghĩa là lí tưởng chiến đấu của Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.
a) Mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi đã giương cao ngọn cờ Bình Định Vương (vua của hòa bình) để tập hợp hào kiệt trong thiên hạ.
b) Kết thúc mười năm chiến đấu gian khổ nhưng rực rỡ chiến công, Nguyễn Trãi khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
2. Lấy dẫn chứng văn học để làm sáng tỏ luận đề: Tấm lòng Việt Nam – tấm lòng kiên định và thủy chung.
* Dạng đề bài không có sẵn luận điểm
1. Tấm lòng Việt Nam là tấm lòng kiên định
a) Kiên định trong đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên.
b) Kiên định trong chiến đấu với kẻ thù.
2. Tấm lòng Việt Nam là tấm lòng thủy chung.
a) Thủy chung trong tình cảm lứa đôi.
b) Thủy chung trong tình yêu đất nước.
- Kết hợp dẫn chứng: ca dao, thơ văn trung đại, thơ kháng chiến,

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Chu de Tu chon Ngu van 11.doc