Tiết 95 - Hướng dẫn đọc thêm:
Bài thơ số 28
(Trong tập Người làm vườn - R. Ta-go)
Giáo viên hướng dẫn: Lương Ngọc Thanh
Giáo sinh : Nông Thị Thuỳ Dương
Ngày soạn : 06/03/2010.
Ngày giảng : 12/03/2010
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, văn nghiệp R. Ta-go.
- Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua Bài thơ số 28 và đôi nét về vẻ đẹp thơ Ta-go, một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với triết lí trầm tư, sâu sắc.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng phát hiện, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
3. Giáo dục
Qua bài thơ, học sinh có thể hiểu và trân trọng tình yêu chân chính trong cuộc sống.
Tiết 95 - Hướng dẫn đọc thêm: Bài thơ số 28 (Trong tập Người làm vườn - R. Ta-go) Giáo viên hướng dẫn: Lương Ngọc Thanh Giáo sinh : Nông Thị Thuỳ Dương Ngày soạn : 06/03/2010. Ngày giảng : 12/03/2010 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, văn nghiệp R. Ta-go. - Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua Bài thơ số 28 và đôi nét về vẻ đẹp thơ Ta-go, một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với triết lí trầm tư, sâu sắc. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng phát hiện, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học. 3. Giáo dục Qua bài thơ, học sinh có thể hiểu và trân trọng tình yêu chân chính trong cuộc sống. II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách thiết kế Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2009. - Các tài liệu tham khảo. - Giáo án bài học. III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy theo sự phôi hợp các phương pháp: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm,... IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ "Tôi yêu em" của A. X. Puskin? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình bộc lộ qua bốn dòng thơ đầu? Gợi ý trả lời: Bốn dòng thơ đầu cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình đang dần được hé lộ: chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu. Lớp Học sinh Điểm 2. Dẫn vào bài mới (1 phút) Chúng ta vừa tìm hiểu xong bài thơ Tôi yêu em, một trong những kiệt tác trữ tình của Pu-skin. Bây giờ cô và các em tiếp tục khám phá một trong những bài thơ tình hay nhất của Ta-go, đó là Bài thơ số 28. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm. - Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK - 61 - Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Ta-go, tập thơ Người làm vườn và Bài thơ số 28. I. Hướng tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của Ấn Độ. - Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bàlamôn, tại thành phố Can-cut-ta, bang Ben-gan. - Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công suất sắc: + 52 tập thơ. + 12 bộ tiểu thuyết. + 42 vở kịch. + Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn cac khúc, hàng nghìn bức hoạ... - Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh). 2. Tập thơ Người làm vườn - là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go, tác phẩm dược dịch ra nhiều thứ tiếng và chinh phục độc giả nhiều nước. - gồm 85 bài thơ, sáng tác bằng tiếng Ben-gan, sau tác giả tự dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1914. - tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. 3. Bài thơ số 28 - Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn (các bài trong tập thơ này không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự). - Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902). Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ. - Gọi HS đọc bài thơ. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? - Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh đôi mắt. Hình tượng ấy thể hiện khao khát gì trong tình yêu? GV: Nguyệt - Thuỷ là cặp hình ảnh giàu ý nghĩa trong triết học và trong văn chương Ấn Độ. Khi vầng trăng lên cao cách xa mặt biển, trăng nhìn và biết biển như chủ thể - khách thể trong quan hệ lạnh lùng. Khi bóng trăng long lanh đáy nước, trăng và biển đồng nhất, trăng sẽ hiểu biển như chính bản thân mình, đó là biểu hiện viên mãn. - Đón nhận ánh mắt đó, nhân vật trữ tình đã bày tỏ điều gì? GV: Tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn, nếu không: Dù tin tưởng chung một đời một mộng Anh là anh, em vẫn cứ là em. (Xa cách - Xuân Diệu) - Mặc dù cả hai cùng chân thành và khao khát hoà nhập nhưng họ có làm được điều đó không? GV: Khao khát hiểu biết viên mãn nhưng không thành là giọng nghịch lí kéo dài cho đến hết bài thơ và giải thích ý nghĩa của nghịch lí ấy là tìm hiểu bản chất cuộc sống, con người và tình yêu. - Cấu trúc của đoạn thơ này có gì đặc biệt? - Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc ấy? - Từ đó đưa ra quan niệm về tình yêu của tác giả? - Cấu trúc của đoạn 3 giống đoạn 2 ở điểm nào? Ý nghĩa của việc sử dụng cấu trúc đó? II/ Gợi ý đọc hiểu bài thơ 1. Bố cục 3 đoạn: - Đoạn 1 gồm 6 câu đầu (Tự đầu đến "không biết gì tất cả về anh"): tình yêu là sự hoà điệu giữa hai tâm hồn con người. - Đoạn 2 gồm 6 câu tiếp (Câu tiếp đến "em có biết gì về biên giứo của nó đâu"): tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận. - Đoạn 3 gồm những câu thơ còn lại: tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống. 2. Đọc - hiểu bài thơ * Đoạn 1 (6 câu thơ đầu) Hình ảnh đôi mắt: - Đôi mắt băn khoăn dò hỏi => khao khát đươc thấu hiểu trái tim, tình yêu của người mình yêu. - Đôi mắt được so sánh với hình ảnh vầng trăng muốn dò chiều sâu biển cả => khao khát hiểu biết trọn vẹn, sâu sắc tâm tưởng của người tình. - Nhân vât trữ tình bày tỏ sự chân thành hết mực, nỗ lực làm tất cả để em hiểu anh, dốc trọn tâm hồn để lấp khoảng cách, để hai tâm hồn được hoà điệu: Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em Anh không giấu em một điều gì. - Mặc dù cả hai cùng nỗ lực vươn tới nhau nhưng hiểu biết viên mãn về nhau vẫn có thể bất khả (Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh). * Đoạn 2 (6 câu tiếp) Cấu trúc so sánh, ẩn dụ trùng điệp độc đáo trong bài thơ: đưa ra những giả đinh (Nếu A chỉ là B), rồi phủ định (nhưng A lại là B) => nhấn mạnh tính chất thiêng liêng, cao cả của tình yêu, đối lập với quan niệm yêu đương tầm thường khác: - Đời anh như đóa hoa, viên ngọc = trái tim vừa cụ thể vừa bé nhỏ. - Đời anh là đóa hoa, viên ngọc có thể quàng vào cổ em, gài lên tóc em = em có thể nhận, hiểu khá dễ dàng. - Đời anh là trái tim bí ẩn = thật khó hiểu anh trọn vẹn dù em nhìn thật gần, dù em bên cạnh anh, dù em tìm mọi cách. => Tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa hữu hạn vừa vô hạn, muôn cung bậc. Không thể hiểu được tình yêu nếu chỉ đứng ngoài quan sát, lạnh lùng. Chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu. Chỉ có những ai yêu mới thực sự có thể hiểu đầy đủ, sâu sắc về tình yêu. * Đoạn 3 (những câu thơ còn lại) - Cấu trúc sóng đôi: Anh là A. - Trái tim chứa những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập: niềm vui - khổ đau. Thực chất nó ẩn chứa một triết lí: tình yêu chẳng dễ bày tỏ, không dễ bộc lộ trọn vẹn và không dễ hiểu trọn vẹn; cuộc sống cần là yêu thương. Hoạt động 3: Khái quát về phương diện nội dung và nghệ thuật. - Rút ra những nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu. - Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi môtj cách sáng tạo, đưa ra được những triết lí về tình yêu. 2. Nội dung Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính. Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía. Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn. Tình yêu là cuộc sống, hưóng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm. V/ CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (2 phút) -Yêu cầu HS nêu cảm nhận chung về bài thơ - Học thuộc lòng bài thơ và khám phá tiếp nhãng giá trị ẩn dấu trong bài thơ. - Soạn bài "Người trong bao".
Tài liệu đính kèm: