Đời thừa - Tấn bi kịch của một con người có lương tri

Đời thừa - Tấn bi kịch của một con người có lương tri

Nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết: “Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người”. (Văn học 11, tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, trang 201). Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên. (3 điểm)

Nhà văn Nam Cao (1915 - 1951) là cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam trước cách mạng và cũng là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học non trẻ những ngày đầu. Trước cách mạng, do bên cạnh việc viết về bi kịch của người nông dân với tác phẩm bất hủ “Chí Phèo” người đọc còn nhớ mãi bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng trong tác phẩm “Đời thừa” mà được thể hiện rõ qua nhân vật Hộ. Nhà văn Nam Cao với tài năng xuất chúng và một tấm lòng yêu thương nhân ái bao la đã thể hiện rõ được tâm lý của người trí thức tiểu tư sản trong cảnh ngộ bi kịch ấy. Chính vì vậy nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết “Ông có sở trường về diễn tả, phân tích tâm lý con người”.

 

docx 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đời thừa - Tấn bi kịch của một con người có lương tri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đời thừa - Tấn bi kịch của một con người có lương tri
Nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết: “Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người”. (Văn học 11, tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, trang 201). Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên. (3 điểm)
Nhà văn Nam Cao (1915 - 1951) là cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam trước cách mạng và cũng là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học non trẻ những ngày đầu. Trước cách mạng, do bên cạnh việc viết về bi kịch của người nông dân với tác phẩm bất hủ “Chí Phèo” người đọc còn nhớ mãi bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng trong tác phẩm “Đời thừa” mà được thể hiện rõ qua nhân vật Hộ. Nhà văn Nam Cao với tài năng xuất chúng và một tấm lòng yêu thương nhân ái bao la đã thể hiện rõ được tâm lý của người trí thức tiểu tư sản trong cảnh ngộ bi kịch ấy. Chính vì vậy nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết “Ông có sở trường về diễn tả, phân tích tâm lý con người”.
Truyện ngắn “Đời thừa” ra mắt bạn đọc lần đầu tiên trong “Trang tiểu thuyết số 7” số ra ngày 4/3/1943. Tác phẩm cùng đề tài này có “Mực mài nước mắt” của Lan Khai, “Nợ văn” của Lãng Tử, Đời thừa còn gần gũi về đề tài với một số tác phẩm của Nam Cao như “Trăng sáng”, “Nước mắt” và tiểu thuyết “Sống mòn”. Qua tác phẩm Nam Cao đã miêu tả thành công tâm trạng của một người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng.
Hộ vốn là một nhà văn, một nhà văn mang trong mình hoài bão lớn ấy là viết được một tác phẩm “vượt qua mọi giới hạn và bờ cõi” ai đó vội cho đó là sự háo danh. Nhưng không phải vậy. Đó là ước mơ của một con người có lý tưởng, có hoài bão lớn, muốn khẳng định được tài năng của mình. Hộ còn là một nhà văn chân chính. Điều này được thể hiện qua một loạt quan niệm của anh về văn chương “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” với ý nghĩ ấy Hộ đã vô cùng căm ghét sự cẩu thả trong văn chương “cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Như vậy qua những quan niệm của Hộ về văn chương ta thấy đây là một nhà văn có hoài bão, một nhà văn chân chính, có lương tri của một người cầm bút chân chính ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Thế nhưng trước khi là một nhà văn Hộ còn là một người chồng, một người cha, hắn còn có một gánh nặng gia đình trên vai. Cuộc sống với một gia đình đông con, một người vợ thất nghiệp đã cướp đi ở hắn sự thanh thản sự thanh thản cần thiết để một tâm hồn văn chương thăng hoa, khi mà cứ hết tháng lại “tiền nhà, tiền gạo, tiền nước mắm”.
Hoài bão văn chương có thể nung nấu trong chốc lát nhưng chuyện cơm áo là chuyện phải đối mặt hàng ngày. Chả thế mà Xuân Diệu đã từng thốt lên:
“Nỗi đời cay đắng giơ nanh vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ”
Thế là Hộ điên lên, phải xoay tiền. Nam Cao đã thật tỉ mỉ khi miêu tả tâm trạng của Hộ trong cảnh túng quẫn ấy “đang ngồi hắn đứng phắt dậy mặt hầm hầm đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn”. Chỉ một đoạn văn ngắn mà ông đã tái hiện lại tâm trạng của Hộ: thật bức bách. Nanh vuốt của họa cơm áo đang có nguy cơ nuốt chửng nhà văn Hộ đầy tâm huyết ngày nào.
Và thế là để có tiền thì Hộ phải viết. Nam Cao là một nhà văn hiện thực nên ông biết rằng Hộ muốn có tiền thì phải viết, viết những tác phẩm đáp ứng được nhu cầu của một đám thị dân lúc bấy giờ “những tác phẩm làm người ta quên ngay sau lúc đọc”. Hộ phải viết những tác phẩm ấy, nhưng giả dụ có ai bảo hắn viết những tác phẩm cao quý hắn cũng chẳng biết đường nào mà viết bởi tâm trạng bức bách ở trên. Thế rồi Hộ bị văng vào quỹ đạo của bi kịch.
Hắn thấy xấu hổ khi đọc những tác phẩm ấy “hắn đỏ mặt lên”. Đó là sự xấu hổ của một chút lương tri ít nhiều chưa vỡ nát trong Hộ. Hộ đau đớn, tủi cực không phải vì không được viết, mà là anh đã tự giẫm lên những nguyên tắc do mình đặt ra, còn gì đau đớn hơn khi mình lại phản bội chính mình. Nam Cao tỏ ra rất tinh tế và cảm thông trước tâm trạng của Hộ. Phải hiểu, phải cảm thông thế nào thì ông mới có thể viết lên những trang văn đầy giằng xé như vậy.
Thế là từ không thực hiện được giấc mộng văn chương và Hộ đã trở thành kẻ phản bội chính mình. Nhưng Nam Cao không dừng lại ở đó, ông muốn người đọc đi đến tận cùng sự khổ cực, bi kịch của người trí thức. Hộ lại bị đẩy ra khơi – trước từng cơn sóng dữ của cuộc đời. Nó đã quăng anh vào bi kịch nghề nghiệp nó lại quật anh vào một bi kịch khác, bi kịch không thực hiện được tình người cho trọn.
Mọi chuyện bắt đầu từ lúc hắn lấy Từ. Lấy Từ hắn đã thực hiện được nguyên tắc tình thương của mình đã cứu được ba con người. Nhưng rồi, từ đó bi kịch đã mở ra với hắn. Gánh nặng gia đình đã đè nặng lên vai khiến hắn thấy mình khổ, đáng trách hơn là hắn coi Từ là nguyên nhân khiến mình khổ. Từ đó hắn đã tìm đến rượu, có lúc hắn toan ruồng bỏ vợ con. Khi say hắn đã có những hành động vũ phu quá đáng “hắn chỉ tay vào mặt Từ” đuổi mấy mẹ con Từ ra ngoài. Nam Cao đã có một lời biện hộ yếu ớt ấy là cho hắn hành động trong lúc say. Nhưng tất cả đều đổ nhào trước nguyên tắc: nguyên tắc tình thương. Hộ thật đáng trách khi coi vợ con là nguyên nhân làm mình khổ. Thế là mọi nguyên tắc tình thương mà hắn đặt ra trước đây “kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình” đã bị hắn đạp đổ.
Giờ đây đâu còn là một nhà văn Hộ giàu tâm huyết, giàu lòng nhân đạo nữa mà là một con người vũ phu quá đáng. Hộ thật đáng trách nhưng có lẽ đáng thương hơn là đáng trách. Thế nhưng Nam Cao đã để cho nhân vật của mình dừng lại trên con đường bị tha hóa ấy. Sau mỗi lần say, Hộ lại tỉnh và nhận rõ được sai lầm của mình xin lỗi và làm lành với vợ con. Phải là một người đầy tài năng, già tay nghệ thuật và vững tin vào con người thì Nam Cao mới có thể đặt nhân vật vào lốc xoáy cuộc đời nhưng cuối cùng tình người vẫn chiến thắng. Hộ đã khóc “Anh chỉ là một thằng khốn nạn”. Giọt nước mắt ăn năn, hối lỗi. Câu chuyện về cuộc đời Hộ đã khép lại bằng câu hát ru đẫm nước mắt của Từ:
“Ai làm cho khói lên giời
Cho mưa xuống đất cho người biệt li”
Như vậy, qua tấn bi kịch của nhà văn Hộ, Nam Cao đã khắc hoạ một cách chân thực và sâu sắc bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng. Đồng thời lên án xã hội bất công không cho con người phát triển toàn diện về tài năng và nhân cách. Qua đây ta cũng thấy được tài năng nghệ thuật về diễn tả và phân tích tâm lý bậc thầy của nhà văn Nam Cao. Nhưng dù cuộc đời có cay nghiệt, lốc xoáy có dữ dội thì nhân vật của ông vẫn hướng về chân trời của cái chân, thiện, mĩ.
Tấn bi kịch cũa Hộ
ĐỜI THỪA (NAM CAO)
1. Ý nghĩa của tiêu đề tác phẩm- Đời thừa là cuộc đời vô ích, vô nghĩa.
- Người lâm vào tình trạng sống thừa và ý thức được tình trạng ấy trong tác phẩm là Hộ, nhưng rộng hơn là người trí thức nghèo trong XH cũ. Điều đáng nói là không phải ai cũng đủ trung thực, tỉnh táo để ý thức được tình trang sống thừa như thế. Người trí thức của Nam Cao cảm nhận và ý thức được nỗi đau sống cảnh đời thừa bởi họ luôn khao khát sống cho có ích, có ý nghĩa, có giá trị.
2. Nhân vật Hộa. Mâu thuẫn nội tâm- Mâu thuẫn giữa khát vọng sống có ý nghĩa >< hiện thực
- Bi kịch của Hộ là không thể bỏ cái này chọn cái kia, không thể tiến hành đồng thời cả lí tưởng XH và trách nhiệm gia đình mà cũng không thể chọn cái nào làm trước cái nào làm sau
- Hộ không thể giải quyết được mâu thuẫn này bởi nó tiềm ẩn ngay trong đời sống XH đương thời, nhà văn không thể có cơ hội để thực hiện lí tưởng hoài bão của mình khi đang phải vật lộn với sự nghèo túng.
b. Nỗi đau tinh thần (bi kịch)
Bi kịch đầu tiên trong tấn bi kịch tinh thần của cuộc đời Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Hộ đã đặt văn chương lên trên hết: Văn chương dường như chính là khát vọng lớn nhất của đời anh. Anh muốn trở thành nhà văn chân chính – nhà văn viết “mở hồn đón lấy những vang vọng của đời”. Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm lớn chung cho cả loài người. “Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội của cả nhân loại. Nó nói được những cái lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” Và nhất định anh sẽ giật giải Nobel ! Đó là cuốn tiểu thuyết vĩ đại trong đời viết văn của anh. Nó sẽ làm rạng danh cho anh, cho nền văn học nước nhà. Đó quả là ước mơ chính đáng ! Không phải người nghệ sĩ nào cũng khao khát như vậy khi bước vào con đường văn chương đầy khổ ải. Nhà văn phải biết xây ước mơ đẹp, và khát vọng của Hộ là khát vọng mạnh mẽ nhất và đẹp nhất. Hộ xác định đúng con đường cho mình – xác định tư tưởng cho mình.
Anh không sa vào những mơ mộng về nghệ thuật - nghệ thuật là “ánh trăng huyền ảo” (như Điền tron Trăng sáng). Anh thấy ánh trăng của nghệ thuật biết “làm đẹp cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa”. Quan điểm của anh đúng đắn lắm ! Tư tưởng của anh tiến bộ lắm ! Thế nhưng, trong sáng tác của mình anh đã viết những gì ? Anh đã cho ra đời những sáng tác như thế nào ? Anh không hướng nghệ thuật vào “thứ văn chương của bọn nhàn rỗi”; anh không biết để cho những cô gái áo xanh, áo đỏ tha thướt đọc, nhưng anh viết những gì từ khi anh bắt tay vào sáng tác? Chao ôi ! Anh đã viết những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình dưới bài viết, anh phải “đỏ mặt” xấu hổ. Anh giận dữ với chính anh. Anh khinh ghét những tác phẩm chỉ biết “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông bằng một thứ văn quá ư bằng phẳng dễ dãi” của chính mình. Dường như anh hoảng hốt, anh ngạc nhiên trước những bài viết của mình mới ra đời. Anh dằn vặt ghê gớm. Anh muốn nhưng có phải bao giờ ý muốn cũng thành viện thực đâu ! Và đó chính là cái bi kịch của anh – bi kịch của một đời viết văn – bi kịch của người hiểu mình biết mình phải làm gì và đành lựa bút theo những điều mình chẳng hề muốn. Tôi cảm thấy cái đau đớn khủng khiếp tự chốn sâu thẳm của tâm hồn anh. Một cái gì đó bỗng chốc sụp đổ trong anh. Đấy chính là sự sụp đổ của một khát vọng đẹp và chân chính.
Anh phải sống như thế, bôi bác như thế cũng chính là vì những ràng buộc của “áo cơm”. Chao ôi ! Giá như anh đựơc bay nhảy với những giấc mơ ấy !Nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Anh còn vợ và một đàn con nhỏ. Kiếp người với bao toan tính bộn bè níu kéo anh, không cho anh bay lên cùng giấc mộng của đời trai trẻ. Chính nỗi lo về tiền bạc đã buộc anh phải viết những bài trái với lương tâm và trách nhiệm. Trong đầu anh luôn quay cuồng với những tính toán về giá cả sinh hoạt, về bữa ăn hằng hàng thì đâu còn chỗ cho văn chương nữa. Anh phải viết thật nhanh, thật nhiều để người vợ, đàn con và chính anh khỏi chết đói. Giá như anh cứ bỏ dứt cái mộng văn chương thì chắc đời anh chẳng khốn đốn đến thế ! Nhưng anh cần nghĩ tới tác phẩm của anh – các tác phẩm cho toàn nhân loại nên anh lại càng đau đớn ! Nước mắt anh không chảy nhưng đớn đau thì chồng chất tập trung hơn. Chao ôi ! “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn). Đó chính là bi kịch của cuộc đời viết văn của anh – bi kịch của nh ... ành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó.
Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói – hành động (nhất là qua khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói – hành động của Đan Thiềm – Vũ Như Tô đối đáp với nhau và với phe đối nghịch; qua lời nói – hành động của những người khác trong vai trò đưa tin, nhịp điệu “ra”, “vào” của các nhân vật đầu và cuối mỗi lớp – các lớp đều ngắn, có những lớp rất ngắn: chỉ dăm ba lượt thoại nhỏ; những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường phản ánh cục diện, tình hình nguy cập, điên đảo trong các lời chú thích nghệ thuật hàm súc của tác giả).
Với một ngôn ngữ có tính tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ) và tính hành động rất cao như vậy, người ta dễ dàng hình dung cả một không gian bạo lực kinh hooàng trong một nhịp điệu chóng mặt: Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết, Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại); Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ; Vũ Như Tô ra pháp trường. Rồi tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu, nước mắt tất cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi lửa bỏng khổng lồ.
Nhưng đây lại là một bi kịch lịch sử. Viết một vở kịch lịch sử, Vũ Như Tô tất nhiên dựa trên các sử liệu: sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử. Điều quan trọng là khai thác vận dụng các sử liệu ấy như thế nào, sao cho phù hợp với yêu cầu của bi kịch. Và lịch sử có lô gic và qui luật của nó, tàn khốc, lạnh lùng. Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài cho Lê Tương Dực (theo như sách Đại Việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc. Ở đây, để góp phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của lịch sử, tác giả đã đặt hành động kịch vào trong “một cung cấm”, nhiều nhân vật kịch là những nhân vật lịch sử. Nhiều tên đất tên người gắn với triều Lê Đúng như lời chú thích sân khấu của tác giả: Sự việc trong vở kịch xảy ra ở Thăng Long trong khoảng thời gian từ năm 1516 đến năm 1517, dưới triều Lê Tương Dực.
4. Thực tại được phản ánh trong bi kịch theo lối cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực độ mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật. Tác phẩm thường đặt độc giả trước những câu hỏi phức tạp, hóc búa, nhức nhối của cuộc sống.
Trong lời Đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch, chính Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: “Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải []. Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với đan Thiềm”.
Cho đến khi bi kịch hạ màn, người xem vẫn chưa thấy đâu câu trả lời dứt khoát của tác giả. Nói đúng hơn ông nhường câu trả lời cho người đọc người xem. Mâu thuẫn và tính không dứt khoát trong cách giải quyết mâu thuẫn này được thể hiện tập trung trong hồi cuối của vở kịch. Cửu Trùng Đài sụp đổ và bị đốt cháy, nhân dân trước sau vẫn không hiểu gì việc sáng tạo của nghệ sĩ, không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như “mộng lớn” của hai nhân vật hiện thân cho tài sắc này. Về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô và Họ Vũ vẫn không thể, không bao giờ hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn.
Mâu thuẫn mà vở bi kịch nêu lên thuộc loại mâu thuẫn không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thỏa được, nhất là trong thời đại Vũ Như Tô. Mâu thuẫn này may ra có thể giải quyết được phần nào thỏa đáng khi mà đời sống vật chất của nhân dân thật bình ổn, đời sống tinh thần nhu cầu về cái đẹp trong xã hội được nâng cao lên rõ rệt.
Mặc dầu vậy, chủ đề và định hướng tư tưởng của vở kịch vẫn được phát triển tương đối sáng tỏ.
Một mặt, trên quan điểm nhân dân, vở kịch lên án bạo chúa tham quan, đồng tình với việc dân chúng nổi dậy trừ diệt chúng; nhưng mặt khác, trên tinh thần nhân văn, vở kịch đã ca ngợi những nhân cách nghệ sĩ chân chính và tài hoa như Vũ Như Tô, những tấm lòng yêu quý nghệ thuật đến mức quên mình như Đan Thiềm.
Đây là chủ đề được thể hiện chủ yếu qua mâu thuẫn thứ hai của vở kịch: mâu thuẫn giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ich trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân.
(In trong Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007.)
Chú thích:
[1] Mâu thuẫn thứ nhất: mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, đọa lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực thống khổ của nhân dân lao động (nói gọn lại là mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của thường dân). Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân.
[2] Tri thức đọc hiểu “bi kịch”, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, tr.
II- Đọc hiểu
1. Các xung đột (mâu thuẫn) kịch trong đoạn trích
a-  Mâu thuẫn 1: Tình huống kịch trong hồi V xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ, lầm than và bọn hôn quân, bạo chúa.
+ Chúng xây Cửu Trùng Đài để ăn chơi, hưởng lạc .
+Việc xây dựng khiến cho nhân dân vất vả, đói khát, nhiều người chết vì bệnh dịch, tai nạn.
Hai điều trên chứng tỏ Tương Dực không phải là ông vua yêu nước, thương dân. Xung đột này tất yếu dẫn đến “loạn” và “biến”.
- Mâu thuẫn trên được giải quyết theo hướng: hôn quân bị giết, hoàng hậu nhảy vào lửa, Cửu Trung Đài - hiện thân cho tham vọng ăn chơi bị quần chúng đốt thành tro bụi.
b- Mâu thuẫn 2 : Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
+Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là một phần máu thịt của mình. Nó sẽ làm đẹp đất nước, khẳng định tài năng, tâm huyết của ông . Vì nó, ông chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa; bị thương vẫn không nghỉ ngơi; kiên quyết  trị tội thợ bỏ trốn.
+ Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là nơi ăn chơi xa xỉ, hiện thân của tội ác, Vũ Như Tô là kẻ thù trực tiếp của họ. Dân  vui mừng khi  thấy Đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp trường.
Rõ ràng, Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, hết mình phụng sự cái đẹp. Căm ghét Lê Tương Dực, nhưng Vũ Như Tô muốn mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão nghệ thuật. Nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi mâu thuẫn với đời sống nhân dân. Trước khi chết, Vũ Như Tô vẫn chưa thấu hiểu: vì sao dân chúng đốt Cửu Trùng Đài, thù ghét ông. K hác với mâu thuẫn 1, kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hòa của xung đột.
2. Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô:
a. Nhân vật Đan Thiềm :
- Đan Thiềm là một cung nữ nhưng có con mắt “biệt nhỡn liên tài”, - đặc biệt đam mê, trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô. Trước đây, nàng đã hết lòng khuyên Vũ Như Tô ở lại, xây Cửu Trung Đài. Bây giờ, biết tính mạng Vũ Như Tô sắp gặp nguy hiểm, nàng thúc giục ông đi trốn. Vũ Như Tô tin ở lẽ phải của mình, trông đợi vào An Hòa Hầu nên cương quyết ở lại cùng Cửu Trùng Đài. Đan Thiềm bất chấp dư luận, quên cả nguy hiểm để bảo vệ Vũ Như Tô bằng mọi giá. Hành động này nhằm mục đích bảo vệ cái tài, cái đẹp. Lập luận của nàng là “khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”. Điều này chứng tỏ : sự khác biệt giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô là ở chỗ: nàng không mơ mộng mà rất tỉnh táo, thức thời, hiểu đời, hiểu người sâu sắc...
Tác giả đã thành công khi khắc họa tâm trạng Đan Thiềm khi biết giấc mộng Cửu Trùng Đài hoàn toàn thất bại. Nàng đau đớn và chỉ nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô. Hai mươi lần nàng thúc giục “ trốn đi”, “lánh đi”, “đi đi”, “chạy đi”.  Lời nàng vừa van xin, năn nỉ vừa khẩn thiết, quyết liệt: “ Ông nghe tôi ! . Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn đi !” . Bốn lần Đan Thiềm nhấn mạnh “đợi thời” . Nàng sẵn sàng lấy tính mạng của mình để đánh đổi sự sống còn cho Vũ Như tô (“Đừng giết ông Cả . Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”.
Khi  nhận ra Vũ Như Tô có muốn trốn “cũng không được nữa”, Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô. Thấy Đài lớn tanh tành! Đan Thiềm nói lời cuối cùng thật thảm thiết: Ông Cả ơi! Xin cùng ông Vĩnh biệt !”.
Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm. Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài, cái tài, cái đẹp, tất cả đền tan tành. Mọi cố gắng của Đan Thiềm đều vô ích.  Lời trăng trối của nàng là lời vĩnh biệt một giấc mộng lớn.
b.Nhân vật Vũ như Tô.
Tài của Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào? Mơ mộng và vỡ mộng, phải chăng là tâm trạng đầy bi kịch của ông ? Gíâc mộng của Vũ  bắt đầu từ đâu? Lúc nào Vũ nhận ra giấc mộng lớn đã tan tành? Tâm trạng của ông khi ấy ra sao ?...
Tài của Vũ Như Tô đạt đến độ siêu phàm; ông là thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”; ông có thể sai khiến gạch đá  như viên tướng cầm quân”. Một số người có chung ý nghĩ khi nói về Vũ Như Tô:  “Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai để tô điểm nữa”, “đừng để phí tài trời”. Điều ấy chứng tỏ, Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài hoa. Vì quá khao khát, đam mê chìm đắm trong cái đẹp, Vũ Như tô trở nên mơ mộng, ảo vọng. Gíâc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định xây Cửu Trùng Đài; ông muốn mượn tay bạo chúa để xây dựng một công trình cho muôn đời. ông không biết càng sáng suốt trong thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài, ông càng xa rời thực tế, càng ảo vọng.
Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn chưa thực sự tỉnh, vẫn say xưa với giấc mơ. Giữa lúc  “Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông”, Vũ Như Tô vẫn cho là “họ hiểu nhầm”. Tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân reo tìm mình phanh thây,Vũ Như Tô vẫn cho là “vô lý”.  Bị bắt , ông vẫn hi vọng có thể “phân trần”, “giảng giải cho người đời ...” Chỉ đến khi thấy Cửu Trùng Đài cháy ,ông mới nhận ra giấc mộng lớn đã tan tành.  Ông “rú lên” kinh hoàng, tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!... Ôi mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài”.  Nỗi đau vỡ mộng hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng...
Bi kịch thức tỉnh chúng ta điều gì?
Bi kịch đã thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn đề:  Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống - PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.
Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Tác giả rất thành công trong dẫn đắt xung đột, thể hiện tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động. Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, cùng tiếng reo, tiếng théttạo không khí bạo lực kinh hoàng. Địa điểm cung cấm với các tên đất , tên người cụ thể  góp phần làm cho vở kịch có không khí lịch sử.
Vở kịch khẳng định Nguyễn Tưởng “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” - giữa Vũ Như Tô – Đan Thiềm – Nguyễn Huy Tưởng có sự tương giao - đồng cảm của những người cùng hết lòng yêu quý, trân trọng cái đẹp, cái tài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDoi Thua Cuu Trung Dai qua hay.docx