Đề thi trắc nghiệm môn Vật lí 11 (cơ bản)

Đề thi trắc nghiệm môn Vật lí 11 (cơ bản)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là Đúng?Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.

B. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.

C. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.

D. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.

Câu 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một Thấu Kính Hội Tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách Thấu Kính một khoảng 30 (cm). ảnh A’B’ của AB qua Thấu Kính là:

A. ảnh thật, sau Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 60 (cm).

B. ảnh thật, sau Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 20 (cm).

C. ảnh ảo, trước Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 20 (cm).

D. ảnh ảo, trước Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 60 (cm).

Câu 3: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là

A. tam giác đều. B. tam giác vuông. C. tam giác vuông cân D. tam giác cân.

 

doc 3 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1662Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Vật lí 11 (cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN VẬT LÍ 11 CB
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(25 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 169
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp:............................................................................................
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là Đúng?Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
D. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
Câu 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một Thấu Kính Hội Tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách Thấu Kính một khoảng 30 (cm). ảnh A’B’ của AB qua Thấu Kính là:
A. ảnh thật, sau Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 60 (cm).
B. ảnh thật, sau Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 20 (cm).
C. ảnh ảo, trước Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 20 (cm).
D. ảnh ảo, trước Thấu Kính, cách Thấu Kính một đoạn 60 (cm).
Câu 3: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là
A. tam giác đều.	B. tam giác vuông.	C. tam giác vuông cân	D. tam giác cân.
Câu 4: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,01 (H), có dđ I = 5 (A) chạy ống dây. Năng lượng từ trường trong ống dây là:
A. 0,125 (J).	B. 0,050 (J).	C. 0,025 (J).	D. 0,250 (J).
Câu 5: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dđ chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là:
A. 5,0.10-7 (T)	B. 7,5.10-6 (T)	C. 5,0.10-6 (T)	D. 7,5.10-7 (T)
Câu 6: Lực Lorenxơ là:
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
B. lực từ do dòng điện này tdụng lên dòng điện kia.
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
D. lực từ tác dụng lên dòng điện.
Câu 7: Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, tiết diện là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên của lăng kính với góc tới i = 300. Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính là:
A. D = 2808’.	B. D = 52023’	C. D = 31052’.	D. D = 47023’.
Câu 8: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ
A. luôn lớn hơn góc tới	B. luôn bằng góc tới
C. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới	D. luôn nhỏ hơn góc tới
Câu 9:Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dđ cảm ứng.
B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
C. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.
Câu 10: Một e bay vào không gian có ttrường đều có cảm ứng từ B = 10-4 (T) với vận tốc ban đầu 
v0 = 3,2.106 (m/s) vuông góc với , khối lượng của e là 9,1.10-31(kg). Bán kính quỹ đạo của e trong từ trường là:
A. 27,3 (cm)	B. 20,4 (cm)	C. 18,2 (cm)	D. 16,0 (cm)
Câu 11: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,01 (H), cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 (A) trong khoảng thời gian là 0,1 (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
A. 3 (V).	B. 2 (V).	C. 1 (V).	D. 4 (V).
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng phản xạ toàn phần?
A. gương phẳng.	B. gương cầu
C. thấu kính.	D. cáp dẫn trong nội soi
Câu 13: .Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 14: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. nắm tay phải.	B. bàn tay phải	C. mặt nam bắc.	D. bàn tay trái.
Câu 15: Một hình vuông cạnh 5 (cm), đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 (T). Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6(Wb). Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến với hình vuông đó là:
A. α = 600.	B. α = 300.	C. α = 00.	D. α = 900.
Câu 16: Một bể chứa nước có thành cao 80 (cm) và đáy phẳng dài 120 (cm) và độ cao mực nước trong bể là 60 (cm), chiết suất của nước là 4/3. ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là:
A. 51,6 (cm)	B. 11,5 (cm)	C. 34,6 (cm)	D. 85,9 (cm)
Câu 17: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước thấu kính một khoảng
A. bằng 2f.	B. lớn hơn 2f.	C. từ 0 đến f.	D. từ f đến 2f.
Câu 18: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
B. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
C. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 19: Dòng điện qua một ống dây giảm đều theo thời gian từ I1 = 1,2 (A) đến I2 = 0,4 (A) trong thời gian 0,2 (s). ống dây có hệ số tự cảm L = 0,4 (H). Suất điện động tự cảm trong ống dây là:
A. 1,6 (V).	B. 3,2 (V).	C. 0,8 (V).	D. 2,4 (V).
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho ttrường về mặt gây ra tác dụng từ.
C. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
D. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
Câu 21: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây là:
A. 320	B. 497	C. 418	D. 250
Câu 22: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-6(T)	B. 4.10-6(T)	C. 4.10-7(T)	D. 2.10-8(T)
Câu 23: Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
A. igh = 62044’.	B. igh = 38026’	C. igh = 41048’.	D. igh = 48035’.
Câu 24: Thấu Kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là:
A. TKHT có tiêu cự f = + 20 (cm).	B. TKPK có tiêu cự f = - 5 (cm).
C. TKPK có tiêu cự f = - 20 (cm).	D. TKHT có tiêu cự f = + 5 (cm).
Câu 25: Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước một thấu kính phân kì tiêu cự 20cm một khoảng 60cm. Ảnh của vật nằm
A. trước thấu kính 30cm.	B. sau thấu kính 15cm.
C. sau thấu kính 30cm.	D. trước thấu kính 15cm.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_VL_11_HK_HKII7.doc