ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2006 - 2007
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 BAN KHOA HỌC XÃ HỘI
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. GIÁO KHOA: (2 đểm)
1. Vì sao nói Nguyễn Trãi là người khai sáng thơ ca Tiếng Việt (1điểm)
2. Trình bày các đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều (1điểm)
II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN: (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) về quan niệm người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (SGK Ngữ văn 10 – tập 2 – Chương trình nâng cao)
SỞ GD & ĐT TP. HCM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ NGỮ VĂN ******** ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2006 - 2007 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 BAN KHOA HỌC XÃ HỘI Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. GIÁO KHOA: (2 đểm) Vì sao nói Nguyễn Trãi là người khai sáng thơ ca Tiếng Việt (1điểm) Trình bày các đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều (1điểm) II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN: (2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) về quan niệm người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (SGK Ngữ văn 10 – tập 2 – Chương trình nâng cao) III. LÀM VĂN: (6 điểm) Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều) Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) Truyện Kiều (Nguyễn Du) ----------Hết---------- ĐÁP ÁN GIÁO KHOA: (2điểm) Nguyễn Trãi là người khai sáng thơ ca Tiếng Việt: (1 điểm) HS nêu được 3 ý: - Tập thơ “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của thơ Nôm, sánh vai cùng dòng thơ ca chữ Hán trong nền văn học dân tộc (0,25 điểm) - Nguyễn Trãi đã sớm đưa tục ngữ, thành ngữ, ca dao vào tác phẩm, dùng nhiều từ thuần Việt, từ láy(0,25 điểm) - Nguyễn Trãi đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một cách Việt hóa thể thơ nước ngoài cho thơ ca dân tộc (0,25 điểm) - Diễn đạt trong sáng,rõ ràng, mạch lạc (0,25 điểm) 2. Đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều: (1 điểm) - HS nêu được nhận định: “Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật tuyệt vời, là kết tinh của tài năng bậc thầy và truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm” (SGK tập 2) (0,25 điểm) - Triển khai cụ thể các giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều: (0,5 diiểm) Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát Tiếng Việt trong Truyện Kiều là ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm - Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, có minh họa cụ thể (0,5 điểm) II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN: (2điểm) 1. Về nội dung: HS hiểu và trình bày nay đủ những quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến: có chí khí hào hùng, mục đích sống lớn lao, cao cả, khao khát sự nghiệp anh hùng, sẵn sàng “thanh gươm yên ngựa” để dẹp yên mọi “bất bằng” bất công trong xã hội; là con người có lòng tự tin cao độ, yêu tự do, không chịu kiếp sống yếu hèn theo thói “nhi nữ thường tình”; biết liên hệ bản thân, có lối sống tích cực (0,5 điểm) 2. Về hình thức: - Đủ 3 phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn (0,25 điểm) - Có liên kết đoạn tốt, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mach lạc (0,25 điểm) (Nếu viết trên 12 dòng trừ 0,25 điểm) III. LÀM VĂN: (6 điểm) 1. Về nội dung: a. Chứng minh được cả 4 tác phẩm đều viết về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mỗi người có một nỗi khổ khác nhau: (2 điểm) - Tiểu Thanh tài sắc nổi tiếng, lại bị vợ cả ghen ghét đày dọa, sống buồn khổ, cô đơn đến chết - Thúy Kiều tài sắc vẹn tòan phải “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” do thế lực kim tiền và bọn quan lại lộng hành - Người chinh phụ phải sống trong lo âu, phấp phỏng chờ đợi chồng, uổng phí tuổi xuân - Nàng cung nữ thì sống đau khổ, héo mòn vì bị vua chúa ruồng bỏ b. Khái quát lại: “Đó là bi kịch chung của người phụ nữ trong xã hội cũ” và lí giải nguyên nhân (trọng nam khing nữ, chiến tranh phi nghĩa, chế độ đa thê, chế độ cung tần vô nhân đạo). Nhìn chung là phê phán chế độ phong kiến thối nát, bất công, vô lí (1 điểm) c. Liên hệ cuộc sống hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội ngày nay khi thực hiện quyền “nam nữ bình đẳng” (1 điểm) 2. Về hình thức: - Dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể (thơ minh họa phải chính xác, đầy đủ); đúng phương pháp; kết hợp tốt các thao tác nghị luận (1 điểm) - Diễn đạt trong sáng, rõ ràng; bố cục mạch lạc, cân đối; ít sai chính tả, từ, câu (1 điểm) (Mỗi sai sót trừ từ 0,5 đến 1 điểm) . /.
Tài liệu đính kèm: