Đề thi học kỳ II môn: Ngữ văn lớp 10 ban cơ bản

Đề thi học kỳ II môn: Ngữ văn lớp 10 ban cơ bản

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HOC 2006 - 2007

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 BAN CƠ BẢN

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

 1. Văn học: ( 2 điểm)

Câu 1:

Thể cáo và thể chiếu giống nhau ở điểm nào?

A. Đều là văn bản do nhà vua ban bố về những công việc trọng đại của đất nước

B. Đều là văn bản của nhà vua dùng để kêu gọi nhân dân chống giặc ngoại xâm

C. Đều là văn bản do nhà vua ban bố nhằm kêu gọi nhân dân xây dựing lại đất nước

D. Đều là văn bản của nhà vua dùng để tuyên chiến với giặc ngoại xâm trong các cuộc kháng chiến giữ nước

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn: Ngữ văn lớp 10 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TP. HCM 	Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tổ NGỮ VĂN	********
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HOC 2006 - 2007
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 BAN CƠ BẢN
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 1. Văn học: ( 2 điểm)
Câu 1:
Thể cáo và thể chiếu giống nhau ở điểm nào?
Đều là văn bản do nhà vua ban bố về những công việc trọng đại của đất nước
Đều là văn bản của nhà vua dùng để kêu gọi nhân dân chống giặc ngoại xâm
Đều là văn bản do nhà vua ban bố nhằm kêu gọi nhân dân xây dựing lại đất nước
Đều là văn bản của nhà vua dùng để tuyên chiến với giặc ngoại xâm trong các cuộc kháng chiến giữ nước
Câu 2:
Dòng nào dưới đây nêu không đúng đặc điểm chung của các bài tựa?
Viết bằng văn xuôi, do tác giả hay người được tác giả mời viết
Nêu quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách (lí do, phương pháp, đặc điểm), nhất là quan niệm văn chương
Có tính chất thuyết minh, thường kết hợp nghị luận và tự sự, đôi khi giàu sắc thái trữ tình
Có thể đặt ở đầu hay cuối sách
Câu 3:
	Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) được xem là quan trọng nhất trong số 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội) chủ yếu là vì:
Đây là bài văn bia hay nhất trong 82 bài văn bia
Đây là bài văn bia viết công phu nhất trong 82 bài văn bia
Đây là bài có ý nghĩa như một lời tựa chung cho cả 82 bài văn bia
 Đây là bài được nhiều người biết đến nhất trong 82 bài văn bia
Câu 4:
	Khi nghe lời “giối giăng” của cha, “Quốc Tuấn ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho đó là phải”. Chi tiết này cho thấy, xét cả trong tình cảm và lí trí, Quốc Tuấn không phải là một người con:
Rất thương cha nhưng không thể vâng lời cha
Rất thương cha nhưng coi trọng cả chữ hiếu và chữ trung
Rất thương cha nhưng đặt chữõ trung lên trên chữ hiếu
Rất thương cha nhưng vẫn biết giữ chủ kiến, tôn trọng lẽ phải
Câu 5:
	Trong đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ có các sự việc:
Việc Linh Từ Quốc Mẫu bị bọn quân hiệu khinh nhờn
Việc có người hặc về tình trạng vua quá trẻ, còn Thủ Độ quyền hơn cả vua
Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương
Việc Thái Tông muốn phong cho anh của Thủ Độ làm tướng
Hãy sắp xếp 4 sự việc trên theo đúng trình tự được kể:
(2) – (1) – (3) – (4)
(1) – (2) – (4) – (3)
(1) – (3) – (4) – (2)
(2) – (1) – (4) – (3)
 Câu 6:
	Vì sao Tử Văn quyết định đốt đền?
Vì muốn tỏ bày thái độ ngang ngược, khinh bạc của mình
Vì muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho viên Thổ công
Vì muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong dân gian
Vì xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan
Câu 7:
	Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi thứ mấy của Tam quốc diễn nghĩa?
Hồi thứ 38
Hồi thứ 18
Hồi thứ 28
Hồi thứ 32
Câu 8:
	Dòng nào dưới đây khái quát chính xác nhất về tình cảm, tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ?
Tình cảnh, tâm trạng lẻ loi, buồn nhớ, khát khao
Tình cảnh, tâm trạng xa cách, nhớ thương
Tình cảnh, tâm trạng mòn mỏi, mong chờ
Tình cảnh, tâm trạng côi cút, bi thương, ai oán
 2. Tiếng Việt: (1 điểm)
	Câu 1:
	Dòng nào nêu đúng những nhóm ngôn ngữ cùng họ Nam Á với Tiếng Việt?
Việt Mường, Môn – Khmer, Tày – Thái
Việt Mường, Môn – Khmer
Việt Mường, Mã lai – Đa đảo
Việt Mường, Tày – Thái
Câu 2:
	Trường hợp nào sau đây không mắc lỗi về ngữ âm và chữ viết?
Tôi không có tiền lẽ để trã lại cho anh.
Chị định làm lẽ mọn cho nhà nó đến bao giờ?
Bố mất sớm, nó cũng phải sớm đi làm lẻ mọn.
Làm lẽ phải làm việc vất vã suốt cả ngày.
Câu 3:
	Cụm từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
	Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các // trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Đặc trưng và chuẩn mực
Hoàn cảnh và tình huống
Ngôi thứ và địa vị
Đối tượng và mục đích
Câu 4:
	Câu nào diễn đạt đúng bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật?
Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ đời thường
Ngôn ngữ nghệ thuật tách biệt hẳn với ngôn ngữ đời thường
Ngôn ngữ nghệ thuật được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường
Ngôn ngữ nghệ thuật là nguồn gốc của ngôn ngữ đời thường
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
	Hãy viết bài thuyết minh giới thiệu về Truyện Kiều của Nguyễn Du
----------Hết----------
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
Văn học: (2 điểm)
Câu 1: A	Câu 5: A
Câu 2: D	Câu 6: C
Câu 3: C	Câu 7: C
Câu 4: C	Câu 8: A
Tiếng Việt: (1 điểm)
Câu 1: B	Câu 3: D
Câu 2: B	Câu 4: C
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm)
Yêu cầu về kiến thức: 
Trình bày được một số nét chính sau:
Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc cốt truyện, thể loại của Truyện Kiều
Tóm tắt sơ lược Truyện Kiều
 Kiều là một cô gái tài sắc, sống trong gia đình lễ giáo. Kiều gặp Kim Trọng, một chàng trai hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau tha thiết và hẹn ước kết duyên.
 Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt giam. Kiều phải đau đớn nhờ cậy em mình là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng để Kiều bán mình chuộc cha. Từ đây, Kiều bị đọa đày, khi làm gái lầu xanh, lúc làm đầy tớ. Nàng luôn đau xót cho thân phận mình, không nguôi nỗi nhớ người thân
 Kiều gặp Từ Hải và người anh hùng này đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng rồi, Từ Hải bị chết vì sự phản trắc của tên quan triều đình là Hồ Tôn Hiến. Kiều đau đớn nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu sống. Sau 15 năm đau khổ, Kiều được đoàn tụ với gia đình trong niềm vui và sự buồn tủi.
Đánh giá Truyện Kiều:
Truyện Kiều thể hiện một nội dung tiến bộ:
- Tố cáo xã hội phong kiến vùi dập con người
- Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của của con người
- Đồng cảm và trân trọng những ước mơ, khát vọng của con người
Truyện Kiều có nghệ thuật bậc thầy, đặc biệt là việc sử dụng thể truyện thơ và sử dụng ngôn ngữ
Truyện Kiều có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc
Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết làm bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận. /.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HKII LOP 10-2007.doc