Đề thi học kỳ I môn: Ngữ văn – khối 10 (cơ bản)

Đề thi học kỳ I môn: Ngữ văn – khối 10 (cơ bản)

Đề :

Câu1: (2đ)

 a. - Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Nêu các đặc trưng tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,5đ)

 - Em hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung câu sau:

 “ Vàng thì thử lửa, thử than,

 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”(0,5đ)

 b. - Điền vào chổ trống để hoàn thành câu ca dao sau :

 - Thân em .(0,25đ)

 - Chiều chiều . . (0,25đ)

 -Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong

 bài thơ Nhàn ? (0,5đ)

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1381Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn: Ngữ văn – khối 10 (cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SGD – ĐT TRÀ VINH ĐỀ THI HỌC KỲ I ( 2009 – 2010 ) 
TRƯỜNG THPT DUYÊN HẢI Môn : Ngữ văn – Khối 10 (Cơ bản) 
 Thời gian : 90 phút 
Đề : 
Câu1: (2đ) 
 a. - Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Nêu các đặc trưng tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,5đ) 
 - Em hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung câu sau:
 “ Vàng thì thử lửa, thử than,
 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”(0,5đ)
 b. - Điền vào chổ trống để hoàn thành câu ca dao sau : 
 - Thân em .(0,25đ)
 - Chiều chiều ... . (0,25đ) 
 -Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
 bài thơ Nhàn ? (0,5đ) 
Câu 2: (3đ) 
 Tục ngữ có câu : 
 Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
 Hãy giải thích và lấy dẫn chứng trong đời sống hàng ngày để minh họa . 
Câu 3: (5đ)
 Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu . Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó ? 
 Gv: Đồng Thị Chăm
 ĐÁP ÁN
Câu 1 :
 a. - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý 
nghĩ ,tình cảm  đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống 
 - Các đặc trưng: 
 + Tính cụ thể 
 + Tính cá thể 
 + Tính cảm xúc. (0,5đ)
 - Quan niệm của ông ta xưa : lời nói thể hiện tư cách đạo đức của con người (0,5đ) 
 b. Điền vào chỗ trống: 
 - Thân em như tấm lụa đào 
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? (0,25đ) 
 - Chiều chiều ra đứng ngỏ sau 
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều . (0,25đ) 
- Câu thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
 “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, 
 Xuân tấm hồ sen, hạ tấm ao ” - (Nhàn). (0,5đ) 
Câu 2: 
a / Mở bài: (0,5đ)
 - Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ . 
 - Dẫn dắt nội dung câu tục ngữ vào bài . 
b/ Thân bài: (2đ)
 - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (0,5đ) . 
 + Nghĩa đen .
 + Nghĩa bóng . 
 - Dẫn chứng để chứng minh ý nghĩa trên (1đ) . 
 + Trong gia đình . 
 + Trong nhà trường . 
 + Ngoài xã hội .
 - Rút ra bài học (0,5đ) .
 + Phải biết cách đoàn kết . 
 + Phải biết giúp đỡ lẫn nhau . 
c/ Kết bài : (0,5đ) 
 - Khẳng định lại nội dung câu tục ngữ . 
 - Nâng cao, mở rộng, liên hệ, rút ra bài học cho bản thân . 
 Câu 3 
 a/ Mở bài : giới thiệu câu chuyện (0,75đ)
 b/ Thân bài : diễn biến nội dung câu chuyện (3,5đ) :
 - Câu chuyện Trọng Thủy tìm gặp Mị Châu ở thủy cung (2,5đ). 
 - Miêu tả khung cảnh, con người (0,5đ) 
 - Cảm xúc của nhân vật ( hoặc bản thân người viết ) (0,5đ). 
 c/ Kết bài: (0,75đ). 
 Kết thúc câu chuyện hoặc nêu nét đặc sắc, độc đáo của câu chuyện . 
* Ghi chú : 
 - Ngôi kể phải là ngôi thứ ba.
 - Câu chuyện tưởng tượng phải sinh động, hấp dẫn . 
 - Bài viết không sai chính tả, dùng từ, đặt câu . . .
 - Diễn đạt phải trôi chảy, lưu loát .
 - Bài viết phải liên kết chặt chẽ giữa các phần . 
 - Đảm bảo được đặc trưng của văn tự sự ( miêu tả kết hợp với biểu cảm trong quá trình tự sự ) . 
 - Tùy mức độ sai sót của bài viết GV cân nhắc để cho điểm . 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HKIMon lop 10NH0910.doc