Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2008 – 2009 môn thi: Ngữ văn lớp 10

Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2008 – 2009 môn thi: Ngữ văn lớp 10

Câu1: 3 điểm

So sánh hình ảnh người tráng sĩ trong những câu thơ sau:

“ Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu

 Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

(Trích Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Dịch nghĩa: Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu

 Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.

Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu

 Tam quân khí mạnh nuốt trôi trâu

“ Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

 Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”

 (Trích Cảm hoài – Đặng Dung)

Dịch nghĩa: Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm

 Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng

Dịch thơ: Quốc thù chưa trả già sao vội

 Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1948Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2008 – 2009 môn thi: Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2008 – 2009
 MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10
 (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu1: 3 điểm
So sánh hình ảnh người tráng sĩ trong những câu thơ sau:
“ Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
 Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
(Trích Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)
Dịch nghĩa: Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu
 Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.
Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu
 Tam quân khí mạnh nuốt trôi trâu
“ Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
 Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”
 (Trích Cảm hoài – Đặng Dung)
Dịch nghĩa: Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm
 Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng
Dịch thơ: Quốc thù chưa trả già sao vội
 Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy
Câu 2: 7 điểm
Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình văn học Viên Mai ( Trung Quốc) cho rằng:
“ Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ văn thì quý cong”.
 Hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua những bài thơ tiêu biểu trung đại Việt Nam và thơ Đường mà em đã được học trong chương trình lớp 10.
=============================
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Câu 1
1.Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 điểm
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học, sử dụng thao tác so sánh là chủ yếu
- Bố cục bài viết đủ 3 phần, rõ ràng và logic về ý
- Không mắc lỗi về diễn đat, chính tả 
2. Yêu cầu về nội dung: 2	,5 điểm
Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau:
2.1 Giới thiệu tác giả, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đoạn trích, nêu định hướng của đề (0,25 điểm)
2.2 So sánh hình tượng người tráng sĩ qua văn bản hai đoạn trích (2,0điểm)
* Điểm giống nhau: (0,5 điểm)
- Cả hai đoạn thơ đều dựng lên hình ảnh của người trai thời loạn với vẻ đẹp của khát vọng, ý chí và tinh thần cứu nước mang tầm vóc vũ trụ 
* Điểm khác nhau: (1,5 điểm)
 - Hình ảnh tráng sĩ trong hai câu đầu của bài thơ Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão) là người tráng sĩ trẻ tuổi đang đắc thời, lợi thế còn người tráng sĩ trong hai câu cuối của bài thơ Cảm hoài ( Đặng Dung) là một tráng sĩ đầu thì đã bạc mà vận hội đã hết (giải thích hoàn cảnh của thời đại và hoàn cảnh riêng của chủ thể trữ tình trong hai bài thơ).
- Hình ảnh người tráng sĩ trong Thuật hoài mang vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt hào hùng
 (thể hiện qua mối quan hệ giữa hình ảnh cầm ngang ngọn giáo của người tráng sĩ với không gian và thời gian mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ, với hình ảnh ba quân khí thế hùng mạnh ngất trời thể hiện qua biện pháp so sánh vật hóa).
Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong bài thơ Cảm hoài mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiên trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “ Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “ mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).
- Giọng điệu trong hai câu đầu của bài thơ Thuật hoài mang âm hưởng hào sảng, giọng điệu trong hai câu cuối bài Cảm hoài mang âm điệu ngậm ngùi, bi phẫn 
2.3 Đánh giá, nêu cảm xúc cá nhân (0,25 điểm)
- Dù hoàn cảnh thời đại khác nhau, tâm sự khác nhau nhưng hình ảnh người tráng sĩ trong những câu thơ trên đã góp phần tạo dựng chân dung người anh hùng cứu nước trong văn học trung đại VN, tô đậm truyền thống yêu nước của dân tộc
- Tinh thần và ý chí cứu nước đáng cảm phục của người tráng sĩ trong những câu thơ trên có tác dụng khích lệ ý chí tinh thần yêu nước, sẵn sàng xả thân vì nước của mọi thế hệ , mọi thời đại 
Câu 2: 7,0 điểm
1. Yêu cầu về kỹ năng: 1,0 điểm
- Viết đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
- Bố cục bài viết đủ 3 phần, rõ ràng và logic về ý
- Không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả 
2. Yêu cầu về nội dung: 6,0 điểm
Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau:
2.1 Từ đặc trưng của văn học dẫn dắt đến luận đề và phạm vi của luận đề: 0,5 điểm
2.2 Giải thích ý kiến của nhà phê bình lí luận Viên Mai: (1,0 điểm)
- Hễ làm người thì quý thẳng : làm người quý ở sự ngay thẳng, trung thực
- Làm thơ văn thì quý cong: “Cong” theo Viên Mai là lối nói gián tiếp, ý tại ngôn ngoại của thơ văn.
- Nói thơ văn quý ở cong là vì: Đặc trưng của văn thơ là phản ánh hiện thực qua thế giới hình tượng nghệ thuật, đặc trưng của ngôn ngữ văn chương, đặc biệt ngôn ngữ thơ là hàm ẩn, hàm súc, đa nghĩa. Sức hấp dẫn của thơ văn là nói những ý ở ngoài lời, tạo ra dư vị, sự liên tưởng, suy ngẫm sâu xa cho người thưởng thức
2.3 Làm sáng tỏ ý kiến của Viên Mai qua một số bài thơ tiêu biểu của thơ trung đại Việt nam và thơ Đường Trung Quốc đã được học trong chương trình lớp 10: 4,0 điểm
( Học sinh có thể chọn từ 2 bài trở lên để phân tích minh họa cho lối nói gián tiếp, ý tại ngôn ngoại của thơ. Giám khảo dựa vào thực tế làm bài của thí sinh và linh hoạt trong việc cho điểm cụ thể của phần này).
2.4 Đánh giá chung và rút ra kinh nhiệm đối với quá trình đọc hiểu các văn bản thơ: 0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra(1).doc