Đề tài Cần có một chiến lược dạy và học chữ Hán trong nhà trường phổ thông bậc trung học

Đề tài Cần có một chiến lược dạy và học chữ Hán trong nhà trường phổ thông bậc trung học

Chữ Hán và sinh hoạt văn hoá của người Việt:

1-Một thực tế hiển nhiên trong cuộc sống tinh thần của người Việt là ngôn ngữ dân

tộc ta ñã dùng nhiều từ ngữ gốc Hán. Những từ ngữ này qua mấy ngàn năm ñã gắn bó với

tâm tư tình cảm và thể hiện nhiều sắc thái văn hoá truyền thống của dân tộc. Khi nói, mọi

người - kể cả những người lao ñộng bình thường nhất - cũng sử dụng những từ gốc Hán

như từ thuần Việt. Thậm chí, nhiều khi ranh giới giữa từ thuần Việt và từ gốc Hán cũng

trở nên khó phân ñịnh: người ta có thể không thống nhất ñược với nhau từ, ngữ này, từ,

ngữ kia là thuần Việt hay gốc Hán.

pdf 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1521Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Cần có một chiến lược dạy và học chữ Hán trong nhà trường phổ thông bậc trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CẦN CÓ MỘT CHIẾN LƯỢC DẠY VÀ HỌC CHỮ HÁN 
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC. 
**************** 
Người viết bài: Nguyễn Văn Duận 
Chữ Hán và sinh hoạt văn hoá của người Việt: 
1-Một thực tế hiển nhiên trong cuộc sống tinh thần của người Việt là ngôn ngữ dân 
tộc ta ñã dùng nhiều từ ngữ gốc Hán. Những từ ngữ này qua mấy ngàn năm ñã gắn bó với 
tâm tư tình cảm và thể hiện nhiều sắc thái văn hoá truyền thống của dân tộc. Khi nói, mọi 
người - kể cả những người lao ñộng bình thường nhất - cũng sử dụng những từ gốc Hán 
như từ thuần Việt. Thậm chí, nhiều khi ranh giới giữa từ thuần Việt và từ gốc Hán cũng 
trở nên khó phân ñịnh: người ta có thể không thống nhất ñược với nhau từ, ngữ này, từ, 
ngữ kia là thuần Việt hay gốc Hán. 
2- Chữ Hán và Chữ Nôm ñược viết dùng ñể minh họa, trang trí ... trở thành một nét 
ñẹp trong sinh hoạt văn hoá dân tộc : 
Không thể phủ nhận ñược sự gắn bó thân thiết với chữ Hán trong các sinh hoạt văn 
hoá dân tộc: Nhiều tác phẩm nghệ thuật Việt ñã dùng chữ Hán, chữ Nôm (ñược cấu tạo 
từ chữ Hán) ñể biểu ñạt ý và tình. Hai thứ chữ này từ bao ñời ñược người Việt thưởng 
thức như một nét ñẹp thẩm mỹ. Một bức tranh dân gian trên giấy ñiệp sẽ không còn nét 
ñẹp truyền thống nữa nếu ở góc bức tranh không có vài chữ Nôm...; tương tự như thế, giả 
sử người ta ñem ñục bỏ các câu ñối chữ Hán, chữ Nôm ở các ñình chùa ñể thay vào ñó 
các chữ ñắp nổi bằng quốc ngữ thì có còn gì vẻ ñẹp xưa cũ của các di tích này ? ðó là 
những cảm nhận thẩm mỹ truyền thống bởi vì từ nghìn xưa ñến nay dân ta ñã ñọc các chữ 
Hán, chữ Nôm trong tranh ðông Hồ, trên câu ñối ở ñình chùa ấy và cảm nhận ñược nét 
ñẹp của nó... 
Có người cho ñó là sự thâm nhập của văn hoá Trung quốc; nhưng trên thế giới hôm 
nay chắc chẳng có nền văn hoá của dân tộc nào là thuần nhất ? Và ñề cao sự thuần nhất 
về văn hoá thì cũng không ñồng nghĩa với việc ñề cao tình cảm yêu nước, yêu dân tộc. 
II- Học chữ Hán cần thiết cho học sinh học giỏi nhiều môn học và rèn tập nhân 
cách: 
1- Muốn giỏi môn Ngữ văn, học sinh cần học chữ Hán: 
Các tác phẩm văn học nguyên tác viết bằng chữ Hán ñược giảng dạy trong nhà trường 
THCS và THPT hiện nay chiếm tỉ lệ tương ñối cao. Những tác phẩm này không chỉ có 
nhiều trong Văn học Trung ñại mà còn có cả trong nền Văn học Hiện ñại ( Thơ Hồ Chí 
Minh); trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh vẫn phải ñối chiếu với bản phiên 
âm, bản dịch nghĩa và dịch thơ... Nếu thầy và trò biết chữ Hán thì việc học, tìm hiểu, 
cảm nhận cái hay cái ñẹp sẽ toàn mỹ biết bao... 
Trong quá trình dạy, nếu giáo viên Ngữ văn biết viết chữ Hán thì việc truyền ñạt cho 
học sinh các vấn ñề trong tất cả các phân môn của bộ môn này cũng có nhiều ñiều thuận 
lợi. 
Lấy một ví dụ: giảng về thể loại KỊCH là thể loại xây dựng nhiều mâu thuẫn và giải 
quyết các mâu thuẫn.... Nhằm giúp học sinh lĩnh hội nhanh ý này, giáo viên có thể vận 
dụng việc chiết tự chữ KỊCH ñể minh họa như sau : 
 2 
 " KỊCH ( 劇 ) ñược kết lại từ 3 bộ chữ 虍 + 豕 + 刀 ( Hô + Thỉ + ðao : 3 bộ 
chữ có hàm ý ñối kháng nhau mạnh mẽ) . Người xưa khi viết chữ KỊCH 劇 là ñã mặc 
nhiên công nhận loại thể này hàm chứa nhiều mâu thuẫn, ñối kháng..." 
ðại khái giảng dạy như trên là một cách gắn liền chữ với nghĩa nhằm giúp học sinh 
hiểu mau hơn một vấn ñề văn học có liên quan ñến chữ Hán. 
2- Chữ Hán không chỉ có trong văn chương, nghệ thuật; Khoa học tự nhiên cũng 
có khá nhiều thuật ngữ Hán Việt. Nếu biết chữ Hán, học sinh sẽ hiểu tường tận các 
bài học của khoa học tự nhiên hơn: 
Thuật ngữ khoa học tự nhiên phần lớn là từ Hán-Việt. Học sinh sẽ hiểu kiến thức 
khoa học này nhanh hơn, kỹ hơn nếu biết ñược ngọn ngành những thuật ngữ Hán-Việt ấy. 
Chúng ta có một thời - khi học Toán - ñã băn khoăn vì không hiểu ñược nghĩa gốc của 
những từ như tích phân, ma trận... ; khi học Vật lý quang học ñã băn khoăn với từ thị 
trường, quang phổ, tử ngoại ...; khi học Sinh học ñã băn khoăn với những từ như Giao tử, 
Khuẩn ty, (Bộ)Linh chưởng... (nhiều tác giả viết sách Sinh học do không hiểu nghĩa từ, ñã 
thường viết nhầm thành "Bộ Linh trường" ) ... ; học sinh ñem những từ này hỏi nghĩa gốc 
với các thầy thì các thầy cũng ... bí nốt ! 
Liệu có nên chấp nhận cách học chỉ cần biết khái niệm của từ còn nghĩa gốc của nó 
thì cứ hiểu lờ mờ hay không cần biết cũng ñược ?! 
Sách Ngữ văn mới hiện nay của bậc THCS cũng bố trí một số tiết học từ Hán Việt, 
nội dung cũng có nhiều cải tiến nhưng có lẽ một phần do quan ñiểm bố trí thời lượng học 
hạn chế nên các tiết học này cũng chỉ là giúp học sinh vá víu những khiếm khuyết trong 
việc hiểu nghĩa một số từ Hán-Việt mà thôi. 
3- Viết chữ Hán cũng như vẽ tranh là một cách rèn luyện nhân cách: 
Chữ Hán xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại. Có thể loại chữ tượng hình này ñã có 
từ thời Hoàng ðế của Trung Quốc (2700-2600 trước công nguyên); nhưng ñó chỉ là 
truyền thuyết. Dựa vào di chỉ ñào ñược : những ñồ gốm ñời Thương có khắc chữ viết thì 
có thể ñoan chắc chữ Hán ñã có từ ñời Thương (1776-1122 trước công nguyên). Vậy chữ 
Hán ñã ra ñời cách ñây gần 4.000 năm; một thứ chữ ñại diện cho nền văn minh lâu ñời 
của loài người. Việc cho học sinh học và viết chữ Hán cũng là một cách di dưỡng tinh 
thần, rèn luyện nhân cách cho các em. 
Phép tạo chữ Hán ngay từ giáp cốt văn ñã theo 6 quy tắc là tượng hình, chỉ sự, hình 
thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá nhưng quy tắc tượng hình vẫn là căn bản nhất, do ñó ta 
có thể xem chữ Hán là một lối lấy việc vẽ hình sự vật, giản lược hoá ñi ñể tạo thành chữ... 
Viết chữ Hán cũng như vẽ tranh là phương pháp giúp trẻ tiếp cận thẩm mỹ, hình thành 
nét ñẹp tâm hồn. 
Trong hoàn cảnh mới của nền kinh tế thị trường hôm nay ñã xuất hiện khá nhiều 
trường hợp học sinh vô kỷ luật, phạm pháp, thậm chí có em mới chỉ 15, 17 tuổi ñã là 
phạm nhân can tội giết người, cướp của... Trong quá trình tìm giải pháp nâng cao ý thức 
ñạo ñức, nhân cách cho học sinh chúng ta có thể hoàn toàn nhất trí với quan ñiểm của 
Ông Bùi Bình Thi trong tạp chí Thế giới mới, số 458 : 
"...Truyền thống tôn tụng chữ, kính chữ là truyền thống ngàn ñời vừa sâu xa bền 
chắc, vừa phổ cập rộng dài trong lịch sử của dân tộc ta. Viết chữ ñẹp còn luôn là niềm 
 3 
khát khao và ngưỡng vọng của bất cứ thế hệ nào ở bất cứ miền nào trên ñất nước 
ta...Chữ còn là một phương tiện tốt nhất, có năng lực sư phạm vô song trong sự cảm 
hoá, cải huấn và rèn tập con trẻ. Các bậc phụ huynh thời ấy chỉ bằng vào việc dạy viết 
chữ cho ngay ngắn, rõ ràng, rành mạch rồi vươn tới việc viết chữ cho thật ñẹp mà 
khiến cho con em mình nên người... 
Chữ tuyệt nhiên không chỉ là ký tự . Chữ là sự biểu hiện cô ñọng tư chất, nhân 
cách và năng lực thẩm mỹ của con người ". 
Thật vậy, ñọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân chúng ta cũng cảm nhận ñược : 
cái ñẹp của chữ Hán ñã ñược các nhà Nho Việt Nam ngày xưa trân trọng như thế nào! 
Chữ Hán không chỉ ñơn thuần là ký tự như nhiều loại chữ khác. Phải chăng các ñồ 
sinh ngày xưa của ta khi viết chữ ñã tập nhiễm nhân cách cao quý của 
kẻ sĩ Nho giáo ( Nho 儒 = Nhân + Nhu 需 ) thông qua cái ñẹp uyển chuyển mềm 
mại của chữ Hán. Vậy trong môn Ngữ văn, một môn học tập trung vào mục tiêu cao nhất 
là rèn luyện nhân cách cho học sinh trở thành một con người toàn diện, việc cho học sinh 
học viết chữ Hán chắc chắn không phải là vô ích. 
Cũng không phải hoàn toàn vô căn cứ khi học sinh Miền Nam trước 1975 ñã một thời 
ñược học chữ Hán ở bậc Trung học cơ sở. Ở miền Bắc, học sinh trung học ñược học 
Trung văn có kèm việc tập viết chữ Hán. 
III- Học sinh từ trước ñến nay chưa ñược học từ Hán-Việt một cách có hệ thống: 
Do từ trước ñến nay, ta chưa có chủ trương dạy và học từ Hán Việt một cách bài bản, 
có hệ thống nên chương trình môn Văn trước năm 1995 và chương trình Văn-Tiếng Việt 
cải cách ñã bố trí một số tiết học từ Hán Việt có tính ñối phó, nhằm vỡ vạc một số từ Hán 
Việt mà học sinh thường gặp. Do thiếu thời gian, nội dung giải thích thường chưa ñược 
trọn vẹn, khi vận dụng vào thực tế dễ xảy ra những nhầm lẫn. Lấy ví dụ trong một bài 
dạy từ Hán Việt của sách Tiếng Việt cải cách lớp 7: giải thích chữ minh, bài học chỉ ghi 
ñơn giản: minh : sáng; ví dụ: minh mẫn. 
Trong các bài học Lịch sử, ðịa lý... hàng ngày, các em vẫn gặp những từ như " quân 
ñội ðồng Minh ", " Rừng U Minh" ... mà lại chỉ biết mỗi một nghĩa "minh là sáng" thì 
không ñược bởi vì ngoài chữ minh là sáng, còn có các chữ minh khác nữa học sinh rất 
cần phải biết: Trong từ ðồng minh; thì minh ( 盟 ) là thề, trong từ U minh thuộc nghĩa 
“chốn sâu thẳm tối tăm “ thì minh ( 冥 ) là tối ; chẳng chút liên quan gì với nghĩa minh 
(明 ) là sáng cả ! 
Trên ñây chỉ là một trong nhiều trường hợp tương tự trong các bài dạy từ Hán Việt 
của sách Văn của chương trình cải cách. 
Có lẽ trong khuôn khổ hạn hẹp của một tiết học môn Tiếng Việt, học rải rác một số từ 
Hán Việt, ta ñành phải chấp nhận việc giải thích bất cập như thế ? 
IV- ðề xuất kế hoạch cho học sinh trung học học chữ Hán: 
1- Nên cho học sinh trung học ñược học chữ Hán. Học chữ Hán, sự hiểu biết về từ 
ngữ của các em sẽ ñược mở rộng và trở nên có hệ thống; việc học tác phẩm văn học có 
nguyên tác là chữ Hán sẽ có chất lượng cao hơn. 
Có thể bố trí trong chương trình từ lớp 6 ñến lớp 12: cho học sinh học hết 214 bộ chữ. 
Kèm theo mỗi bộ chữ, lại cho học một số từ Hán-Việt thường dùng trong tiếng Việt. 
 4 
Cách học các bộ chữ kèm theo từ thông dụng như vậy giúp học sinh am hiểu tường tận 
cấu trúc từng chữ Hán của từ Hán Việt. 
2- Phân bổ thời gian: Thời gian học nên trải ñều suốt 7 năm bậc Trung học; mỗi học 
kỳ chỉ bố trí khoảng 04 tiết, cả năm 08 tiết. Mỗi tiết học sinh học chưa ñến 5 bộ chữ. Lớp 
dưới cho học sinh học các bộ chữ ít nét, dần lên lớp trên học sinh ñược học các bộ chữ 
có nét chữ phức tạp hơn; như vậy học sinh dần hình thành tri thức căn bản, tốc ñộ học 
tăng dần. Cách học này, ñem lại sự hiểu biết về từ Hán-Việt một cách vững chắc. 
Tưởng chừng như cách học này mất nhiều thời gian hơn cách học tản mạn về từ Hán-
Việt như trước nhưng ngược lại, nó sẽ nhanh hơn bởi vì nó khoa học hơn, chắc chắn hơn; 
khi học sinh ñã biết các bộ chữ cơ bản thì càng về sau càng tiếp thu vốn chữ Hán nhanh 
nhạy hơn và cũng nhờ ñó, vốn từ ngữ của các em sẽ trở nên phong phú, vững chắc. 
3- Nếu tiến hành cho học sinh học chữ Hán thì ai là người dạy ? 
Trong thời gian qua, ở trường Cao ñẳng, ðại học, sinh viên Ngữ văn tuy có học một 
số tiết chữ Hán nhưng do môn này bị xem nhẹ nên thực chất vốn hiểu biết về chữ Hán 
của giáo viên Ngữ văn bậc Trung học hiện còn nhiều hạn chế. Dạy từ Hán Việt, giáo viên 
thường bị ñộng theo sách giáo khoa, sách giáo viên; thiếu hẳn khả năng tìm tòi, khám 
phá... 
Giáo viên Ngữ văn hiện nay dạy từ Hán Việt, gặp tình huống ñột xuất họ không thể tự 
xoay trở ñược chứ nói chi ñến việc tự rèn luyện, học hỏi ñể dạy ñựơc chữ Hán cho học 
sinh ! 
ðây quả là vướng mắc lớn ! Tuy nhiên - nếu quyết tâm thì chỉ cần sau một số năm, 
Ngành cố gắng chuẩn bị và tiến hành ñào tạo thì ñội ngũ mới có thể dần ñảm ñương 
công việc. 
Vậy vấn ñề cốt lõi nhất vẫn là Ngành có thể có ñược một chiến lược dạy chữ 
Hán cho học sinh hay không ? 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChien luoc day chu Han.pdf