Câu 1: Cl(Z = 17). Vị trí của Br trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VA
C. Chu kì 3, nhóm VIIB D. Chu kì 4, nhóm VIIA
Câu 2: Lượng brom có trong 2 tấn nước biển chứa 2% NaBr là
A. 0,040 tấn B.0,082 tấn C. 0,400 tấn D.0,031 tấn
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
A. NaCl(r) + H2SO4(đ) → B. NaCl + H2O
C. Br2 + NaCl → D. KMnO4 + HCl(đ) →
Câu 4: Cho một lượng khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch axit sunfuro thu được 200 ml dung dịch X chỉ gồm 2 axit. Sau đó cho dung dịch BaCl2 đén dư vào dung dịch X nói trên thu được 2,33g kết tủa. Nồng độ mol/l của axit (có phân tử khối lớn hơn) và axit (có phân tử khối nhỏ hơn) lần lượt là
A. 0,05M và 0,10M B. 0,10M và 0,05M
C. 0,02M và 0,10M D. 0,20M và 0,16M
Câu 5: Tiến hành thí nghiệm: sục khí SO2 vào dd H2S thấy
A. có kết tủa màu đen B. dd bị vẩn đục màu vàng
C. không có hiện tượng D. dd chuyển sang màu nâu đỏ.
Câu 6: S (Z = 16), nhận định nào sau đây sai?
A. nguyên tử S có cấu hình eletron là: 1s22s22p63s23p4
B. ion S2- có cấu hình eletron là: 1s22s22p63s23p6
C. ion S2- có cấu hình eletron là: 1s22s22p63s23p2
D. S là nguyên tố vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào mà SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O B. 2HNO3 + SO2 → H2SO4 + NO2
C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O D. Cả B và C
Câu 8: Trong công nghiệp để sản xuất axit sunfuric người ta đi từ nguyên liệu chính là quặng pirit sắt. Vậy từ 300 tấn quặng pirit sắt (chứa 20% tạp chất và hao hụt 10%) sản xuất được m tấn dung dịch H2SO4 98% . m là
A. 400 tấn B. 360 tấn C. 300 tấn D. Kết quả khác
SỞ GDĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT DTNT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 10 NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: HÓA HỌC Chương trình chuẩn THỜI GIAN: 45 phút PHẦN 1: MA TRẬN * Hình thức kiểm tra: Tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan: - Trắc nghiệm: 40%( 10 câu – 4đ) - Tự luận: 60%(3 câu – 6đ) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Nhóm halogen Nêu được: Vị trí, cấu hình e, t/c vật lí, t/c hóa học của các halogen (quan trọng là tính oxi hóa của các halogen nhất là clo) phản ứng điều chế Cl2 (trong PTN và CN) Hiểu và giải thích: - T/c hóa học: Tính oxi hóa của clo và tính axit mạnh của dd HCl. Viết ptpứ chứng minh . - So sánh được tính oxi hóa của các halogen - Nêu hiện tượng và dự đoán được t/c của các chất dựa vào phản ứng hóa học. hoặc thí nghiệm hóa học của clo và dd HCl. - Tính được lượng các chất phản ứng hoặc hh các chất phản ứng với dd HCl - Giải được bài toán về clo và h/c dựa vào ptpú với các số liệu liên quan Số câu Số điểm 1 0,4đ 1/2 0,75đ 2 0,8đ 1 0,4đ 1/ 2 1đ 5 3,35đ 2. Oxi – Lưu huỳnh và hợp chât của lưu huỳnh Nêu được: Vị trí, cấu hình e, t/c vật lí, t/c hóa học, đ/c của oxi,lưu huỳnh. - T/c vật lí, t/c hóa học của các h/c lưu huỳnh Hiểu và giải thích: - Tính oxi hóa của oxi, lưu huỳnh, SO2, H2SO4đ, nóng. Tính khử của S, H2S, SO2. Tính axit của dd H2S, H2SO4 loãng. T/ c oxit axit của SO2, SO3. Viết được các ptpứ để chứng minh. - Nêu hiện tượng và dự đoán được t/c của các chất dựa vào phản ứng hóa học. hoặc thí nghiệm hóa học của h/c lưu huỳnh. - Tính lượng các chất p/ứ hoặc hh các chất p/ứ với dd HCl, H2SO4 loãng, H2SO4đặc,nóng Số câu Số điểm 2 0,8đ 1/2 0,75đ 1 0,4đ 1 0,4đ 1/2 2đ 5 4,35đ 3. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Nêu được: Đ/n tốc độ p/ứ,các yếu tố ả/h đến tốc độ p/ư. - K/n p/ứ thuận nghịch, CBHH, chuyển dịch CBHH, nguyên lí Le Chatelier. Hiểu và dự đoán được chiều chuyển dịc cân bằng hóa học trong điều kiện cụ thể để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong thực tế sản xuất. Số câu Số điểm 1 0,4đ 1 0,4đ 2 0,8đ 4. Kiến thức tổng hợp Số câu Số điểm 1 1,5đ 1 1,5đ Tổng cộng: - Số câu -Số điểm (Tỉ lệ) - Tổng tỉ lệ TN TL 4 1 1,6đ 1,5đ (16%) (15%) 31% TN TL 4 1 1,6đ 1,5đ (16%) (15%) 31% TN TL 2 1/2 0,8đ 2đ (8%) (20%) 28% TN TL 1/2 1đ (10%) 13 10đ 100% PHẦN 2: ĐỀ A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10 câu: 4 điểm): Câu 1: Cl(Z = 17). Vị trí của Br trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VA C. Chu kì 3, nhóm VIIB D. Chu kì 4, nhóm VIIA Câu 2: Lượng brom có trong 2 tấn nước biển chứa 2% NaBr là A. 0,040 tấn B.0,082 tấn C. 0,400 tấn D.0,031 tấn Câu 3: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng phản ứng nào sau đây? A. NaCl(r) + H2SO4(đ) → B. NaCl + H2O C. Br2 + NaCl → D. KMnO4 + HCl(đ) → Câu 4: Cho một lượng khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch axit sunfuro thu được 200 ml dung dịch X chỉ gồm 2 axit. Sau đó cho dung dịch BaCl2 đén dư vào dung dịch X nói trên thu được 2,33g kết tủa. Nồng độ mol/l của axit (có phân tử khối lớn hơn) và axit (có phân tử khối nhỏ hơn) lần lượt là A. 0,05M và 0,10M B. 0,10M và 0,05M C. 0,02M và 0,10M D. 0,20M và 0,16M Câu 5: Tiến hành thí nghiệm: sục khí SO2 vào dd H2S thấy A. có kết tủa màu đen B. dd bị vẩn đục màu vàng C. không có hiện tượng D. dd chuyển sang màu nâu đỏ. Câu 6: S (Z = 16), nhận định nào sau đây sai? A. nguyên tử S có cấu hình eletron là: 1s22s22p63s23p4 B. ion S2- có cấu hình eletron là: 1s22s22p63s23p6 C. ion S2- có cấu hình eletron là: 1s22s22p63s23p2 D. S là nguyên tố vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào mà SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa? A. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O B. 2HNO3 + SO2 → H2SO4 + NO2 C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O D. Cả B và C Câu 8: Trong công nghiệp để sản xuất axit sunfuric người ta đi từ nguyên liệu chính là quặng pirit sắt. Vậy từ 300 tấn quặng pirit sắt (chứa 20% tạp chất và hao hụt 10%) sản xuất được m tấn dung dịch H2SO4 98% . m là A. 400 tấn B. 360 tấn C. 300 tấn D. Kết quả khác Câu 9: Người ta sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi theo phản ứng sau: CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)↑ ; ∆H = 178kj Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi? A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp C. Tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi. Câu 10: Trong công nghiệp amoniac được tổng hợp theo phản ứng sau: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) , ∆H = - 92 kj Để thu được nhiều NH3 cần phải A. Hóa lỏng và tách hết NH3 B. Tăng áp suất lên khoảng 200 đến 300 atm C. Nén thêm nhiều lượng khí N2 và H2 vào D. Cả A, B, C đều đúng. B/ PHẦN TỰ LUẬN: (3 câu: 0,6 điểm): Câu 1: Viết các phương trình phản ứng hoàn thành chuỗi sau: HCl Cl2 NaCl Cl2 H2SO4 SO2 S Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: NaCl, Na2S, Na2SO3, Pb(NO3)2. Bằng phương pháp hóa học chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch đó. Câu 3: m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,92 lít khí (đktc), dung dịch X và một chất rắn không tan Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). a) Tính m ? b) Dẫn 3,36 lít khí SO2 (ở đktc) nói trên vào bình chứa 100 ml dung dịch Br2 1M. Hãy nêu hiện tượng xảy ra sau khi phản ứng kết thúc và giải thích? ( Biết: Fe = 56; Cu = 64) ------ **** ----- SỞ GDĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT DTNT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 10 NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: HÓA HỌC Chương trình chuẩn THỜI GIAN: 45 phút ĐÁP ÁN , HƯỚNG DẪN CHẤM, TRẮC NGHIỆM, TỰ LUẬN A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: 10 câu(4đ) Câu Đáp án Điểm 1 A 0,4đ 2 D 0,4đ 3 D 0,4đ 4 A 0,4đ 5 B 0,4đ 6 C 0,4đ 7 C 0,4đ 8 B 0,4đ 9 C 0,4đ 10 D 0,4đ B/ PHẦN TỰ LUẬN: 3 câu(6đ) Câu Lời giải tóm tắt Biểu điểm Câu 1 Viết đúng mỗi phương trình phản ứng (có đk và cân bằng nếu có) được 0,25đ 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O Cl2 + 2Na 2NaCl 2NaCl 2Na + Cl2 Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4 H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O 1,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu2 Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào 4 mẫu thử, mẫu thử nào sau phản ứng sủi bọt khí (có mùi trứng thối) là Na2S: Phương trình phản ứng: Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑ Mãu thử nào sau phản ứng sủi bọt khí (có mùi hắc) là Na2SO3: Phương trình phả ứng: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O Hai mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaCl và Pb(NO3)2. Lấy dung dịch Na2S vừa nhận biết được lần lượt nhỏ vào mẫu thử 2 dung dịch còn lại, mẫu thử nào sau phản ứng xuất hiện kết tủa màu đen là Pb(NO3)2: Phương trình phản ứng: Pb(NO3)2 + Na2S → 2NaNO3 + PbS↓. Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là NaCl. 1,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 a) nH2 = = 0,175 (mol) nSO2 = = 0,15 (mol) Ptpứ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (mol) 0,175 0,175 A là Cu: Cu + 2H2SO4đ,nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O (mol) 0,15 0,15 mhh = 0,175.56 + 0,15.64 = 19,4g b) nBr2 = 0,1 (mol); nSO2 = 0,15 (mol) Ptpứ: Br2 + H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4 (mol) 0,1 0,1 => Br2 phản ứng hết nên dung dịch sau phản ứng mất màu nâu đỏ (không màu). 3đ (2đ) 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ (1đ) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Lưu ý: Học sinh có thể làm cách khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: