Đề kiểm tra giữa học kì II - Môn: Hóa học 10

Đề kiểm tra giữa học kì II - Môn: Hóa học 10

Câu 1(1đ): Axit HCl tham gia các phản ứng hóa học có thể đóng vai trò

a. chất oxi hóa

b. chất khử

Viết phương trình minh họa các tính chất trên.

Câu 2(1đ): Dẫn khí clo vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3(1đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaCl, HNO3, KNO3. Viết các phương trình đã xảy ra.

Câu 4(2đ): Cho 69,6 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500 ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).

a.Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b.Xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Câu 5(1,5đ): Cho 20 gam hỗn hợp kim loại Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1 g khí H2. Tính khối lượng muối clorua thu được trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 6(1đ): Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5. Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử trên, cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn.

 

doc 1 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II - Môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTTT HỒNG ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2008- 2009 Môn: Hóa học 10
A. PHẦN CHUNG
Câu 1(1đ): Axit HCl tham gia các phản ứng hóa học có thể đóng vai trò
chất oxi hóa
chất khử
Viết phương trình minh họa các tính chất trên.
Câu 2(1đ): Dẫn khí clo vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 3(1đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaCl, HNO3, KNO3. Viết các phương trình đã xảy ra.
Câu 4(2đ): Cho 69,6 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500 ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a.Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b.Xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 5(1,5đ): Cho 20 gam hỗn hợp kim loại Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1 g khí H2. Tính khối lượng muối clorua thu được trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 6(1đ): Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5. Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử trên, cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn.
B. PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN
Câu 7(1đ): Viết phương trình chứng tỏ tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi.
Câu 8(1,5đ): Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên muối A.
C. PHẦN DÀNH CHO BAN NÂNG CAO
Câu9(1đ): Ơ điều kiện chuẩn, 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhiđric thu được.
Câu 10(1.5đ): Trộn 197 g hỗn hợp KCl và KClO3 với 3 g bột MnO2 , đun nóng để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được phần rắn nặng 152 g.Tính khối lượng KCl, KClO3 ban đầu.
Cho: Mn= 55, O= 16, Ag = 108, Na = 23, Fe = 56, Mg = 24, Br =80, Cl = 35,5, H= 1, K =39.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_10.doc