Đề kiểm tra 45 phút lần 3 kì II - Môn Hóa lớp 12

Đề kiểm tra 45 phút lần 3 kì II - Môn Hóa lớp 12

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa-khử:

A. 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

B. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

C. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2

Câu 2: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là

A. Mg(OH)2.B. NaOH. C. Fe(OH)3. D. Al(OH)3.

Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6 3s23p1.

C. 1s22s2 2p6. D. 1s22s2 2p6 3s1.

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X → Na2CO3 + H2O. X có thể là chất nào sau đây

A. KOH B. NaOH C. K2CO3 D. HCl

Câu 5: Hòa tan 8,5 g hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 3,36 lit khí H2 (đkc). Hai kim loại đó là:

A. Li và Na B. Rb và Cs C. K và Rb D. Na và K

 

docx 2 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút lần 3 kì II - Môn Hóa lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LỘC NINH
TỔ HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 3 HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2018 -2019
MÔN HÓA HỌC 12 – Nhóm lớp 12A6,8,9.
Thời gian làm bài: 45 phút
I. PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Tô kín vào ô tròn tương ứng với đáp án đúng
II. ĐỀ KIÊM TRA ( Đề có 2 trang gồm 30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa-khử:
A. 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2	
B. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
C. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2	
D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
Câu 2: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là
A. Mg(OH)2.B. NaOH.	C. Fe(OH)3.	D. Al(OH)3.
Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2.	B. 1s22s2 2p6 3s23p1.	
C. 1s22s2 2p6.	D. 1s22s2 2p6 3s1.
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X → Na2CO3 + H2O. X có thể là chất nào sau đây
A. KOH	B. NaOH	C. K2CO3	D. HCl
Câu 5: Hòa tan 8,5 g hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 3,36 lit khí H2 (đkc). Hai kim loại đó là:
A. Li và Na B. Rb và Cs	C. K và Rb	D. Na và K
Câu 6: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây:
A. KCl, NaNO3.	B. NaCl, H2SO4.	
C. Na2SO4, KOH.	D. NaOH, HCl.
Câu 7: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch X và 1,344 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một nửa dung dịch X là
A. 200 ml.	B. 400 ml.	C. 600 ml.	D. 1200 ml.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
B. Có thể dùng Na2CO3( hoặc Na3PO4 ) để làm mềm nước cứng.
C. Dùng phương pháp trao đổi ion để làm giảm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
D. Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu.
Câu 9: Cho các phát biểu sau
(a) Điện phân nóng chảy NaCl thì ở anot thu được kim loại Na 
(b) Để bảo quản kim loại Natri người ta ngâm nó trong dầu hỏa
(c) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 thì không có hiện tượng gì.
(d) Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O
(e) Nước cứng tạm thời có chứa anion HCO3- , SO42- , Cl-
Số phát biểu đúng là
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 10: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Giá trị của m là
A. 21,6 gam.	B. 16,2 gam.	C. 13,5 gam.	D. 48,6 gam.
Câu 11: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 5,6 lit	B. 8,96 lit	C. 11,2 lit	D. 6,72 lit
Câu 12: Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Be,Ca, Ba	B. Mg, K , Na	C. Al, Na , K	D. Na, Ba , K
Câu 13: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng	B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng	D. Al tác dụng với CuO nung nóng.
Câu 14: Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy m có giá trị là:
A. 63,8 g	B. 22,6 g	C. 26,6g	D. 15,0 g
Câu 15: Cho lần lượt các kim loại K, Na, Mg, Al vào dung dịch NaOH loãng,dư. Có bao nhiêu trường hợp có phản ứng xảy ra:
A. 3	B. 4	C. 1	D. 2
Câu 16: Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 2, nhóm VA.	B. chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. chu kì 3, nhóm IIIA.	D. chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 17: Cho các hợp chất hay quặng sau: criolit, đất sét, mica, boxit, phèn chua. Có bao nhiêu trường hợp chứa hợp chất của nhôm.
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 18: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 19: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. FeCl3.	B. KNO3.	C. BaCl2.	D. K2SO4.
Câu 20: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được 10g kết tủa.V có giá trị là
A. 2,24 lít hoặc 6,72 lít	B. 2,24 lít hoặc 4,48 lít
C. 2,24 lít	D. 4,48 lít
Câu 21: Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt
A. NaOH.	B. amoniac.	C. H2SO4 đặc nguội.	D. HCl đặc.
Câu 22: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.	B. 0,672 lít.	C. 0,448 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 23: Rót từ từ V ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 150 ml dung dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa phụ thuộc vào số ml dung dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây
nOH-
Giá trị của V tương ứng với a và b là:
A. 450 ml và 600 ml.	B. 450 ml và 900 ml.	C. 900 ml và 120 ml.	D. 600 ml và 900 ml.
Câu 24: Chất nào sau đây không thể vừa phản ứng với dung dịch NaOH và vừa phản ứng với dung dịch HCl:
A. Al2O3	B. NaHCO3	C. Al2(SO4)3	D. Al(OH)3
Câu 25: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. thủy luyện	B. nhiệt luyện
C. điện phân dung dịch	D. điện phân nóng chảy.
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_lan_3_ki_ii_mon_hoa_lop_12.docx