Đề kiểm tra 1 tiết lần 4 - Môn: Hóa học 10

Đề kiểm tra 1 tiết lần 4 - Môn: Hóa học 10

Câu 1: Công thức của oleum là

A. H2SO3.SO3 B. H2SO4.SO4 C. H2SO4.nSO3 D. H2SO3.nSO3

Câu 2: Các số oxi hóa của lưu huỳnh là

A. -4, -2, 0, +4, +6 B. -2, 0, +4, +6 C. -4, 0, +2, +4 D. -3, 0, +3, +5

Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Biết sau phản ứng chỉ tạo ra muối trung hòa với khối lượng là

A. 25,2g B. 20,8g C. 41,6g D. 50,4g

Câu 4: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ khí thải nhà máy có khí

A. SO2 B. CO2 C. H2S D. NH3

Câu 5: Để pha loãng dung dịch H2SO4(đ), ta nên

A. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4(đ)

B. Rót từ từ dung dịch H2SO4(đ) vào nước

C. Rót nước thật nhanh vào dung dịch H2SO4(đ)

D. Rót nhanh dung dịch H2SO4(đ) vào nước

Câu 6: Có 3 lọ mất nhãn đựng: HCl, BaCl2, H2SO4. Thuốc thử dùng để phân biệt 3 lọ trên là

A. Quỳ tím B. Dung dịch NaCl

C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch Ba(NO3)2

Câu 7: Cho 9,6g Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4(đ,nóng) dư, sau phản ứng thu được V(l) khí SO2(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị V là

A. 1,12(l) B. 2,24(l) C. 3,36(l) D. 4,48(l)

 

doc 7 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần 4 - Môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4
Môn: HÓA HỌC 10 – Chuẩn
Năm học: 2016-2017 
Thời gian làm bài: 45 phút
Nội dung
Mức độ nhận thức
Tổng số
Nhận biết
Thông hiếu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Oxi - Ozon
- Tính chất vật lý , tính chất hóa học của oxi, ozon.
- Ứng dụng của oxi, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Tính chất hóa học của oxi, ozon
- Bài toán xác định kim loại
Số câu
4 câu
1 câu
1 câu
6 câu
Số điểm
1,2đ
0,3đ
0,3đ
1,8đ (18%)
Lưu huỳnh
- Các dạng thù hình của lưu huỳnh.
- Số oxi hóa của lưu huỳnh.
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh
- Dựa vào tính chất hóa học giải bài toán lượng dư
Số câu
2 câu
1 câu
1 câu
1 câu
5 câu
Số điểm
0,6đ
0,5đ
0,3đ
2,0đ
3,4đ (34%)
Hidro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của Hidro sufua, điều chế hidro sunfua.
- Tính chất hóa học, điều chế lưu huỳnh đioxit trong công nghiệp.
- Công thức phân tử oleum.
- Tính chất hóa học của Hidro sunfua, lưu huỳnh đioxit.
- Tính khối lượng muối tạo thành.
Số câu
2 câu
3 câu
4 câu
1 câu
10 câu
Số điểm
0,6đ
1,5đ
1,2đ
0,3đ
3,6đ (36%)
Axit sunfuric – muối sunfat
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit sunfuric
- bài toán tính theo phương trình hóa học
- Nhận biết ion sunfat
Số câu
2 câu
2 câu
4 câu
Số điểm
0,6đ
0,6đ
1,2đ (12%)
Tổng số câu
10 câu
4 câu
6 câu
4 câu
1 câu
25 câu
Tổng số điểm
3,0đ (30%)
2,0đ (20%)
1,8đ (18%)
1,2đ (12%)
2,0đ (20%)
10,0đ (100%)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4
Môn: HÓA HỌC 10 – Chuẩn
Năm học: 2016-2017
Thời gian làm bài: 45 phút 
Mã đề thi 132
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên học sinh:..................................................................... lớp: .............................
(Cho: Zn=65, Fe=56, Ca=40, Cu=64, O=16, S=32, Na=23, H=1, Cl=35,5)
A/ TRẮC NGHIỆM: (6,0 đ)
Câu 1: Công thức của oleum là
A. H2SO3.SO3	B. H2SO4.SO4	C. H2SO4.nSO3	D. H2SO3.nSO3
Câu 2: Các số oxi hóa của lưu huỳnh là
A. -4, -2, 0, +4, +6	B. -2, 0, +4, +6	C. -4, 0, +2, +4	D. -3, 0, +3, +5
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Biết sau phản ứng chỉ tạo ra muối trung hòa với khối lượng là
A. 25,2g	B. 20,8g	C. 41,6g	D. 50,4g
Câu 4: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ khí thải nhà máy có khí
A. SO2	B. CO2	C. H2S	D. NH3
Câu 5: Để pha loãng dung dịch H2SO4(đ), ta nên
A. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4(đ)
B. Rót từ từ dung dịch H2SO4(đ) vào nước
C. Rót nước thật nhanh vào dung dịch H2SO4(đ)
D. Rót nhanh dung dịch H2SO4(đ) vào nước
Câu 6: Có 3 lọ mất nhãn đựng: HCl, BaCl2, H2SO4. Thuốc thử dùng để phân biệt 3 lọ trên là
A. Quỳ tím	B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch AgNO3	D. Dung dịch Ba(NO3)2
Câu 7: Cho 9,6g Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4(đ,nóng) dư, sau phản ứng thu được V(l) khí SO2(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị V là
A. 1,12(l)	B. 2,24(l)	C. 3,36(l)	D. 4,48(l)
Câu 8: Tính chất không đúng về oxi là
A. Oxi tan nhiều trong nước	B. Khí oxi duy trì sự cháy
C. Khí oxi nặng hơn không khí	D. Oxi là chất khí không màu, không mùi
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về ozon?
A. Ozon không oxi hóa được Ag	B. Ozon có tính oxi hóa yếu hơn oxi
C. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại	D. Ozon là dạng thù hình của oxi
Câu 10: Khí có mùi trứng thối là
A. SO2	B. O2	C. H2S	D. CO2
Câu 11: SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là vì
A. Phân tử SO2 không bền
B. Trong phân tử SO2, nguyên tử S còn có 1 đôi electron tự do
C. Trong phân tử SO2, nguyên tử S có mức oxi hóa trung gian
D. Phân tử SO2 dễ bị oxi hóa
Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách:
A. Điện phân nước	B. Nhiệt phân K2MnO4
C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng	D. Nhiệt phân KClO3, xúc tác MnO2
Câu 13: Trong công nghiệp, oxi ứng dụng nhiều nhất trong ngành:
A. Y khoa	B. Thuốc nổ nhiên liệu tên lửa
C. Hàn cắt kim loại	D. Luyện thép
Câu 14: Đốt 13g bột một kim loại R (II) trong oxi dư đến khối lượng không đổi, sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng 16,2g. R là
A. Fe	B. Zn	C. Ca	D. Cu
Câu 15: Dãy chất chỉ thể hiện tính oxi hóa là
A. F2, O2, O3	B. Br2, Cl2, F2	C. H2S, SO2, O2	D. O3, O2, Cl2
Câu 16: H2SO4(đ) khi tiếp xúc với đường có thể làm chúng hóa đen là do H2SO4(đ) có tính
A. Oxi hóa mạnh	B. Axit mạnh	C. Khử mạnh	D. Háo nước
Câu 17: Cho phương trình: H2S(k) + O2 H2O + X (trong môi trường thiếu oxi), X là
A. SO3	B. S	C. H2SO4	D. SO2
Câu 18: Lưu huỳnh có mấy dạng thù hình chính?
A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 19: Khí làm mất màu dung dịch brom là
A. O2	B. SO2	C. CO2	D. Cl2
Câu 20: Trong các phản ứng sau, phản ứng thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh đơn chất là
A. S + H2 H2S	B. S + O2 SO2
C. S + 2H2SO4(đ) → 3SO2 + 2H2O	D. S + 3F2 SF6
B/ TỰ LUẬN: (4,0đ)
Mã đề: 132, 357
Câu 1: (2,0đ) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau: FeS2 SO2 S H2S NaHS
Câu 2: (2,0đ) Đun nóng một hỗn hợp gồm 2,8g bột Fe và 0,8g bột S trong môi trường không có không khí. Lấy sản phẩm thu được cho vào 0,02 lít dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X.
a. X gồm các chất khí nào?
b. Tính nồng độ mol dung dịch HCl cần dùng?
Mã đề: 209, 485
Câu 1: (2,0đ) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau: FeS H2S S SO2 K2SO3
Câu 2: (2,0đ) Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,5g bột Zn và 1,6g bột S trong môi trường không có không khí. Lấy sản phẩm thu được cho vào 0,05 lít dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X.
a. X gồm các chất khí nào?
b. Tính nồng độ mol dung dịch HCl cần dùng?
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4
Năm học: 2016 – 2017
Môn : Hóa học 10 – chuẩn
Mã đề: 132
A/ TRẮC NGHIỆM: (6,0đ) mỗi câu đúng được 0,3đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
A
B
C
D
19
20
A
B
C
D
B/ TỰ LUẬN: (4,0đ)
Mã đề: 132, 357
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
(2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
(3) S + H2 H2S
(4) H2S + NaOH → NaHS + H2O
2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
a/ Ta có: nFe = 2,8/56 = 0,05 mol
 nS = 0,8/32 = 0,025 mol
Pt: Fe + S FeS
 0,025 0,025 0,025 (mol)
=> Fe dư, nFe dư = 0,05 – 0,025 = 0,025mol
Pt: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Vậy khí X gồm khí H2S và khí H2
b/ pt: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
 1 2 (mol)
 0,025 0,05 (mol)
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
 1 2 (mol)
 0,025 0,05 (mol)
=> CM(HCl) = n/V = (0,05+0,05)/0,02 = 5M
2.0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Mã đề 209, 485
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(2) 2H2S + O2 2S + 2H2O
(3) S + O2 SO2
(4) SO2 + K2O → K2SO3
2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
a/ Ta có: nZn = 6,5/65 = 0,1 mol
 nS = 1,6/32 = 0,05 mol
pt: Zn + S ZnS
 0,05 0,05 0,05 (mol)
=> Zn dư, nZn = 0,1 – 0,05 = 0,05mol
Pt: ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Vậy X gồm khí H2S và khí H2
b/ pt: ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑
 1 2 (mol)
 0,05 0,1 (mol)
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
 1 2 (mol)
 0,05 0,1 (mol)
=> CM(HCl) = n/V = (0,1+0,1)/0,05 = 4M
2,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_lan_4_mon_hoa_hoc_10.doc